Ngày 16/4/2000, với hai bộ phim The Mission và Running Out of Time tại Liên hoan phim Kim Tượng lần thứ 19 của Hong Kong đã đưa Đỗ Kỳ Phong vào danh sách những vị đạo diễn xuất sắc của HongKong và nhận được giải đạo diễn xuất sắc nhất.
Năm 1972, Đỗ Kỳ Phong gia nhập vào đại gia đình TVB. Nhắc lại vào thời gian ấy, TVB được xem như “đại danh đỉnh đỉnh” với cái tên mỹ miều “Thiếu lâm tự của điện ảnh HongKong” với những kẻ dẫn đầu của một lớp mới như Từ Khắc, Nghiêm Hạo, Hứa An hoa…Tuy Đỗ Kỳ Phong so với những người khác được xem là gia nhập khá sớm nhưng khi ấy ông chỉ là một nhân viên đưa thư, làm một số công việc lặt vặt. Niềm đam mê dành cho nghệ thuật đã thúc đẩy ông chuyển hướng tham gia vào lớp đào tạo diễn viên của đài. Sau khi tốt nghiệp đi từ nghề biên đạo đến làm giám chế, các tác phẩm của ông lúc còn ở TVB gồm: Anh Hùng Xạ Điêu, Lộc Đỉnh Ký, Tuyết Sơn Phi Hồ…Cho đến năm 1983 ông quay bộ phim điện ảnh đầu tiên cho bản thân – Bích Thủy Hàn Sơn Đoạt Mệnh Kim.
Những năm tháng ở TVB đã huấn luyện cho Đỗ Kỳ Phong nắm vững được những kỹ xảo đối với các thể loại và đề tài phim khác nhau. Trong suốt thập niên 80, ông gần như quay đủ hết mọi thể loại phim điện ảnh, không những vậy doanh thu lại đạt được đến những con số lý tưởng. Năm 1988, bộ phim mừng Tết “Bát Tinh Báo Hỷ” do Châu Nhuận Phát thủ vai chính, đã trở thành quán quân doanh thu trong năm đó tại HongKong. Năm 1989 với bộ phim “Câu chuyện của A Lang” khiến Đỗ Kỳ Phong lần đầu tiên nếm được hương vị đề cử đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Kim Tượng HongKong, bộ phim là một bước đột phá lớn trong sự nghiệp của Đỗ Kỳ Phong lẫn Châu Nhuận Phát, giúp Châu Nhuận Phát đạt một cú hatrick với 3 lần đoạt giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Kim Tượng và tiến thêm một bước trong các tác phẩm của Đỗ Kỳ Phong. Việc khắc hoạ tính cách nhân vật được coi trọng hôn, nhấn mạnh sự quan trọng của kịch bản và sự linh hoạt của thủ pháp. “Câu chuyện của A Lang” đồng thời cũng trở thành một tác phẩm kinh điển về thể loại phim anh hùng bi tình của thập niên 80. Sự thành công của bộ phim này cũng khiến vai trò của các nhân vật nữ trong phim của Đỗ Kỳ Phong bước đầu hình thành nên một địa vị quan trọng, luôn luôn là nhân tố chủ yếu cho hành vi của các nhân vật nam. Đến sau này trong loạt phim “Thiên nhược hữu tình”, thông qua nhân vật giang hồ của Lưu Đức Hoa với tình yêu của cô gái nhà giàu do Ngô Thanh Liên thủ vai để nói lên chủ đề về sự tôn nghiêm cá nhân và tinh thần tự chủ, và cũng được xem như tác phẩm khai sáng cho loạt phim về giới giang hồ trong thập niên 90.
Bước vào thập niên 90, Từ Khắc với “Tiếu ngạo giang hồ” và “Truyền thuyết liêu trai” tạo nên một phong trào cho thể loại phim cổ trang nhưng Đỗ Kỳ Phong không hề bị ảnh hưởng. Ngược lại ông lại cho ra đời những tác phẩm hoàn toàn khác biệt điển hình là bộ phim hậu võ hiệp hiện đại “Đông phương tam hiệp” và phim hài “Thẩm tử quan”. Riêng “Đông phương tam hiệp” nhấn mạnh vai trò của phái nữ, sự độc lập tự chủ của giới nữ hiện đại, kiên cường hiệp nghĩa, lấn át các vai trò của nam tính trong các bộ phim về anh hùng trước đây của Đỗ Kỳ Phong, tuy vậy họ không hề mất đi cái đẹp và nét quyến rũ. Tạo hình của Mai Diễm Phương, Dương Tử Quỳnh và Trương Mạn Ngọc chẳng thua kém gì so với Lâm Thanh Hà trong “Đông phương bất bại” của Từ Khắc. Bất luận nhìn từ góc độ nào, “Đông phương tam hiệp” đều được xem như một sáng tác mới trong thể loại phim đang khan hiếm lúc bấy giờ của ảnh đàn HongKong.
Hiện nay Đỗ Kỳ Phong vừa đảm nhiệm vai trò sản xuất lẫn đạo diễn. Các bộ phim của ông vẫn được sản xuất đều đặn với đủ thể loại từ hành động đến tình cảm hài. Năm 2003, với bộ phim PTU đã mang lại cho Đỗ Kỳ Phong 3 giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Kim Tượng HongKong lần thứ 23, Liên hoan phim Kim Tử Kinh HongKong lần thứ 10 và 9th Annual Golden Bauhinia Awards. Trong năm 2004, bộ phim Breaking News do ông đạo diễn được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes và Throwdown được mời tham dự tại liên hoan phim Ý và Canada. Bộ phim mới nhất Yestersay once more được xem như sự tái hợp của bộ ba Đỗ Kỳ Phong, Lưu Đức Hoa, Trịnh Tú Văn sau hai bộ phim Needing You và Love On a Diet.
*Awards
Cognac Festival du Film Policier
2004 Won Special Jury Prize
for: PTU (2003)
Tied with Cooler, The (2003).
Fant-Asia Film Festival
2000 Won Best Asian Film
for: Aau chin (1999)
3rd place Best Asian Film
for: Cheong feng (1999)
Far East Film Festival
1999 Won Audience Award
for: Chan sam ying hung (1998)
Golden Bauhinia Awards
2004 Won Golden Bauhinia Best Director
for: PTU (2003)
Shared with:
Ka-Fai Wai
2000 Won Golden Bauhinia Best Director
for: Cheong feng (1999)
Nominated Golden Bauhinia Best Director
for: Aau chin (1999)
Best Director
for: Joi gin a long (1999)
Golden Horse Film Festival
2003 Nominated Golden Horse Award Best Director
for: PTU (2003)
2000 Won Golden Horse Award Best Director
for: Cheong feng (1999)
Hong Kong Film Awards
2004 Won Hong Kong Film Award Best Director
for: PTU (2003)
Nominated Hong Kong Film Award Best Director
for: Daai chek liu (2003)
Shared with:
Ka-Fai Wai
2002 Nominated Hong Kong Film Award Best Director
for: Shoushen nannu (2001)
Shared with:
Ka-Fai Wai
Best Picture
for: Shoushen nannu (2001)
Shared with:
Ka-Fai Wai (executive producer)
2001 Nominated Hong Kong Film Award Best Director
for: Goo laam gwa lui (2000)
Shared with:
Ka-Fai Wai
2000 Won Hong Kong Film Award Best Director
for: Cheong feng (1999)
Nominated Hong Kong Film Award Best Director
for: Aau chin (1999)
Best Picture
for: Aau chin (1999)
Best Picture
for: Cheong feng (1999)
1998 Nominated Hong Kong Film Award Best Director
for: Shi wan huo ji (1997)
1996 Nominated Hong Kong Film Award Best Director
for: Wu wei shen tan (1995)
1990 Nominated Hong Kong Film Award Best Director
for: You jian A Lang (1989)
Hong Kong Film Critics Society Awards
2004 Won HKFCS Award Best Director
for: PTU (2003)
2000 Won HKFCS Award Best Director
for: Cheong feng (1999)
1999 Won HKFCS Award Best Director
for: Chan sam ying hung (1998)
Seattle International Film Festival
2003 Won Asian Trade Winds Award
for: PTU (2003)
2003-2023