(st) Lịch sử chiến tranh của nhân loại cho biết kiếm được rèn ở thành bagdad là loại kiếm danh tiếng nhất .Kiếm trong truyện võ hiệp của KD cũng không đi khỏi quan niệm đó. Kiếm quan trọng đến nỗi những tác phẩm võ hiệp của ông được gọi là truyện kiếm hiệp-truyện về những người hành hiệp cứu đời bằng lưỡi kiếm.
Có những tác phẩm của ông đã khắc hoạ vai trò cao cả của lưỡi kiếm. Đó là trường hợp bộ truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Trong 5 chữ thì đã có 2chữ ỷ thiên là tên gọi của một thanh kiếm báu mà theo tác giả được đúc bằng thép nguyên chất pha lẫn patin màtrong thân kiếm có cất dấu cả một kho bảo lục :bộ Cửu âm chân kinh. Tiếu ngạo giang hồ cũng là một tác phẩm đồ sộ nói về cây kiếm với những phái sử dụng kiếm là Ngũ nhạc kiếm phái :Thái sơn, hành sơn, tung sơn, hoa sơn, hằng sơn. Bộ Liên hành quyết là một bộ tiểu thuyết viết về một pho kiếm pháp mà bài kiếm quyết là một bài thơ; thầy đã cố dạy sai cho học trò để che dấu lời hướng dẫn đi đến một kho báu lớn có giá trị liên thành. Ngoài ra trong 11 bộ tiểu thuyết, luôn luôn xuất hiện người sử kiếm (kiếm sĩ) và kiếm sĩ luôn luôn nhiều hơn bọn hào sĩ qiang hồ sử dụng những loại vũ khí khác.
Về mặt chất liệu làm kiếm, KD nói đến các kiếm sắt, kiếm gỗ, kiếm vàng và kiếm pha hợp kim. Kiếm thông thường là kiếm sắt nhưng KD thường đề cập đến một loại sắt thép đặc biệt rất bén, chém sắt như chém bùn. Trương Tam Phong, tức Trương Quân Bảo, dùng một cây kiếm gỗ hành hiệp gọi là chân võ, thành danh và trở thành tổ sư phái võ đang. Bọn thầy thốc như Hồ Thanh Ngưu, Bình Nhất Chỉ có cây đoản kiếm bằng vàng, chắc là dùng trong khi mổ xẻ. Đặc biệt, kiếm ỷ thiên như đã nói là kiếm làm bằng hợp kim chỉ có thể dùng Đồ long đao thì mới có thể chém và chém xong thì cả hai cùng gẫy. Bọn đệ tử minh giáo kiếm được thanh ỷ thiên gãy, đã dùng kỹ thuật luyện kim đặc biệt của ba tư để rèn lại kiếm và trong động tác ráp nối quyết định đã cho cả máu người vào. Chi tiết nàt thật hoang đường nhưng cực kỳ thú vị, không khỏi khiến ta nghĩ đến huyền thoại hai thanh kiếm thời chiến quốc là Can tương và Mạc Gia.
Về tính chất truyện KD đề cập tới hai loại kiếm
là cương kiếm và nhu kiếm. Trong TNGH, Tiêu Tương Dạ Vũ Mạc Đại tiên sinh, chưởng môn Hành Sơn có cây kiếm mỏng như lá lúa, rút ra cầm tay thì mềm oặt nhưng khi vận công vào lưỡi kiếm thì kiếm giương thẳng ra và khi chiến đấu thì kiếm khí phát ra ở đầu mũi kiếm. Về hình dạng KD phân ra trường kiếm và đoản kiếm. Những nhân vật sử dụng đoản kiếm trong truyện của ông thường là những người có gia số võ công đặc biệt, chuyên đánh cận chiến, Kiếm bình thường thì thân thẳng. Cá biệt trong TNGH, KD môtả nhân vật Tái Bắc Minh đà mộc cao phong, một người gù như lạc đà vì có bứu trên lưng, sử dụng một cây đà kiếm cong cong hình lưỡi liềm. Đúng là nhân đà kiếm !. Thanh kiếm đặc biệt của y nhắc chúng ta nhớ lại hình ảnh những thanh kiếm cong lưỡi của đội quân ả rập trên sa mạc ở châu phi….
Kiếm là một loại vũ khí cá nhân nên thường bọn hào sĩ đơn kiếm. Tuy nhiên cũng có những người chuyên đánh song kiếm. Lại có những cặp anh em, vợ chồng, bạn bè đồng môn sử dụng đơn kiếm nhưng đánh đôi thành “song kiếm hợp bích “. Có lối đánh tập thể kết thành kiếm trận . Triết học Đông Phương đã đi vào bài bản kiếm pháp với Lưỡng nghi kiếm pháp, trong đó một người theo chính lưỡng nghi một người theo phản lưỡng nghi. Có chính có phản mới thành hợp bích chẳng khác nào có thèse, antithèse mới ra được synthèse trong triết học hi lạp…….
2003-2023