Đối với mỗi bộ phim hay bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật nào cái tên cũng là một phần vô cùng quan trọng. Nó phản ánh tư tưởng chính của tác phẩm, là cái lõi của tất cả các sự kiện. Nhìn vào một cái tên, ta có thể phần nào thấy được hướng phát triển của nội dung và những khía cạnh sâu sa khác. Ví dụ như Gái nhảy, dù chưa xem nhưng khán giả cũng có thể đoán được bộ phim mang mảng màu, sắc thái nào. Gái nhảy và vũ nữ là một, nhưng gái nhảy mang nhiều hơn cái ý nghĩa chua chát, miệt thị nếu nói về khía cạnh ngôn ngữ. Tương tự như vậy đối với các phim Mỹ, TQ, Hàn… Nhưng buồn cười ở chỗ người ta thường hay “quên” đi cái ý nghĩa, vai trò của tên phim mà dịch đi một cách rất bừa bãi, sai lệch. Điển hình như So Close có đến 3-4 cái tên Việt mà chẳng cái nào phản ánh được gần như tên gốc. Đó là Gác kiếm, Tịch Dương Thiên Sứ và phiên bản HL được xem là Cận Chiến. Ở phiên bản tiếng Nga người ta dịch tên phim này là Fighting Angels cũng khá phù hợp với nội dung nhưng không có gì đặc sắc. Cũng như trên Thr movies có một bộ phim được dịch tên là Bản báo cáo dân số khiến các boomers khác ngớ người ra không hiểu là phim gì mặc dù đã xem qua Rồi người ta dịch When I fall in love with both thành Bí mật của tình yêu (bó tay), sao không dịch là Khi tôi yêu hai người một lúc, vừa đúng vừa hấp dẫn hơn chứ?
Nhưng HL nghĩ cũng có thể đó là do sự tràn lan hoành hành của băng đĩa lậu, bởi thường những cái tựa ngớ ngẩn như vậy là từ băng đĩa lậu mà ra. Họ không quan tâm tới tựa tiếng Anh (có thể do vốn ngoại ngữ mà có khi chỉ xem qua một lần rồi tự đặt tên cho phim. Bởi có nhiều phim tựa dịch vẫn rất sát mà vẫn không mất đi cái thuần Việt (The Hours- Khoảnh khắc, Tears of the Sun- Nước mắt mặt trời…)
Các boomers khác nghĩ gì về chuyện này?
P/S: Àh, mà hôm nọ còn thấy trên băng người ta dịch Trường Bình công chúa ra tiếng Anh là The ship in the name of love, chậc, cái này chắc phải hỏi chị docco quá
2003-2023