Rất xin lỗi các bợm MB vì ko có thời gian review riêng rẽ từng phim anh reply từng thread, nhưng đây là một minh oan cho 1 thể loại và 2 phim hay bị hiểu lầm trên MB, mà athospk thấy uổng và hạn chế tầm nhìn người xem phim quá nên có vài lời
1- Chữ kí của phim Nhật đương đại: Battle Royaltheo athospk được biết thì phim phóng tác dựa trên đoạn truyện mang tên Battle Royal trích từ tác phẩm văn học The Invisible Man của Ralph Ellison, nói về tệ nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ
Battle Royal đúng là nơi các học sinh TH da đen đánh nhau để mua vui cho bọn da trắng, phần miêu tả của truyện tương tự phim, nếu không muốn nói là chỉ thay da đen bằng HS Nhật…
phim lấy bối cảnh ở Nhật chỉ là một dụng ý vẽ ra 1 chân dung biến dạng như vậy nhằm lên án hiện tượng hung hãn cục súc của học sinh TH Nhật với nhau, chứ hoàn toàn ko có mục đích tả thật
các phim của Nhật đa phần “siêu thực” như vậy nên hay bị kết tội oan là bạo lực hay khiêu dâm…
nhưng đó là một trường phái làm phim kiểu Nhật, hiện tại đc nhiều người ghi nhận và trân trọng, và có vị thế riêng
giống như nói đến phim Pháp là cứ cởi tuốt tuồn tuột, thật ra khoả thân và detailed sex scenes trong phim Pháp lại nhằm dụng ý tả chân, lấy chuyện tình dục để nói chuyện tâm lý.
còn Hollywood, trừ một số đạo diễn có “chữ kí riêng, còn lại thì hơi hỗn tạp về mặt nhận thức lý luận, chưa kể luật duyệt phim của Mỹ rất chặt, còn hợp đồng khoả thân với các diễn viên thì cũng rối rắm như luật liên bang, và nhiều khi nực cười, có cả nguyên một sơ đồ chi tiết các khu cần khoe, và diễn viên sẽ thoả thuận xem sẽ khoe một combination hay combo gồm phần nào phần nào cộng lại với nhau, dựa trên ý đồ đạo diễn và sự tự tin của bản thân ở một số phần cơ thể nhất định, còn không thì có đóng thế
Nhiều khi các combo đọc lên nghe rất impossible, ví dụ trong cùng 1 shot của 1 scene mà combo lại muốn khoe ½ nipples (chiếu nghiêng, thấy viền) và 1/3 crack trong tư thế làm tình kiểu woman on top che mặt nữ chiếu mặt nam, thì để thực hiện combo này tôi nghĩ một là bà diễn viên mặc bra cỡ super duper D++ (trong trường hợp này bả sẽ khăn gói qua kí hợp đồng với Playboy Magazine luôn chứ không thèm chịu đựng cái ngột ngạt tù túng của phim có kiểm duyệt), còn hai là chắc hai người lo vặn mình vặn mẩy sao cho đúng hợp đồng=>chả còn thấy pleasure gì nữa, mất tiêu ý đồ đạo diễn…
2- Intolerable Crueltyphim này coi bảo nhảm nhảm là trúng kế đạo diễn rồi. Mượn chuyện luật sư (George Clooney) yêu tay đào mỏ lão luyện (Katherine Zeta-Zone), cưới xin mà cứ cởi ra rồi lại buộc vào như chơi như Kiều, để châm chích, và công kích cái thực tế hôn nhân ở Mỹ. Muốn nhấn mạnh hiệu quả, bức tranh biếm hoạ mình vẽ phải phóng đại, biến dạng, và siêu thực tế (chứ không phi thực tế). Cái style đóng phim cà tửng như vậy của George là một tài năng thiệt sự, Katherine vẫn còn một độ cứng nào đó, vẫn còn hình sự quá…
Muốn hỉu cái mâu thuẫn chính của phim, cần hiểu cái prop, ở phim này đó là cái hợp đồng tiền hôn nhân hay pre-nup Tưởng tượng có 2 cái nguồn nước chảy vào 1 cái hồ, 2 nguồn nước là tài sản riêng của 2 người, cái hồ là hôn nhân, thông thường cưới nhau thì nước chảy tuốt luốt hết vào hồ, li dị thì phán quan cứ đo mực nước của hồ và trách nhiệm nặng nhẹ của 2 bên mà chia nước, không cần biết nguồn nào chảy mạnh hơn nguồn nào. Cái pre-nup giống như 2 cái đập, ngăn nước ở 2 nguồn chảy vào hồ, nhỡ có li dị thì đèn nhà ai nấy sáng, nước nhà ai nấy xài , dành trong trường hợp có chênh lệch quá lớn giữa tài sản của 2 người và 2 người ko tin tưởng nhau mấy…
Nguyên cái vụ cưới nhau với tên lông bông chạy rông đường phố giả làm tỉ phú rồi xé pre-nup là Katherine lừa George, để ra vẻ có tồn tại tình yêu đích thực (xé pre-nup) và có tiền (tiền chảy từ tay tỉ phú giả, vì lúc này nàng phá sản rồi do George cãi thắng vụ li dị với lão chồng cũ) Sau đó, Katherine cưới George, George chắc mẫm mình có tình, và có tiền, từ người đẹp, chưa kể bét nhất nước ở 2 hồ lúc này cũng ngang nhau, li dị cũng ko mất gì, nên xé pre-nup. Ai dè Katherine đâu có đồng xu nào, nàng đệ đơn li dị coi như anh George mất nửa gia sản, mà luật sư giỏi như anh này thì giàu vật! Sau đó tình cờ chồng cũ nàng lăn quay ra chết, nàng hưởng hết gia sản thừa kế, tin này Katherine chưa hay kịp thì anh George chơi lại, đòi cưới lại, rồi dụ nàng xé pre-nup, lúc nàng xé rồi thì hai người hoàn toàn mãn nguyện, và tin tưởng vào tìn iu đích thực. Hết phim. Phim này độc ở chỗ nó dùng ngay chính các dự luật riêng rẽ, sắp xếp một tình huống để nối các luật đó với nhau lại để cho thấy kẽ hở của luật, vừa châm biếm luật hôn nhân của Mỹ, lại vừa châm biếm mấy tên luật sư, đào mỏ, thói đời… một cục gạch chọi trúng bao nhiêu tên chim sẻ. Hay vậy thôi hic.
3- Lost In Translationmột cách châm biếm nữa rất Coppola. Xin thưa phim đc Oscar ko phải vì bóng cha (Francis Ford Coppola) quá lớn, mà vì Sophia Coppola viết script, dựng phim quá độc đáo và original. Người Nhật thật ra ko có phản đối dữ vậy, vì ai hiểu ý Sophia sẽ thấy bộ phim nhìn văn hoá Nhật hoàn toàn từ góc độ của 2 bợm Mẽo ngu ngơ, chả hiểu gì về các nền văn hoá khác, mà cái stereotype này rất Mỹ, vì tuy mang tiếng là hợp chủng quốc nhưng người Mỹ hay bị lên án là rất culture-naive, rất nai về các nền văn hoá khác=> phim vẽ tranh Nhật nực cười như vậy là một cách châm biếm rất khéo tính cách ngây thơ của người dân Mỹ chứ hoàn toàn ko có dụng ý bôi nhọ Nhật. Cái dễ thương, và nếu nhìn kĩ chính là cái tinh tế của phim đc tượng vàng, nằm ở chỗ dương Đông kích Tây này, mà 2 cái khác biệt lớn nhất của văn hoá phương Đông và phương tây nằm ở chỗ Tây thì cứ toạc móng heo còn Đông thì lời ít ý nhiều, ý ở ngoài lời, mượn mây tả trăng mượn khách tả chủ, Sophia làm phim về phương Đông và thất lạc ở phương Đông mà toàn phim từ hình thức tới nội dung đều tải được triết lý này thì xứng đáng cái tượng vàng quá rồi còn gì nữa??? Cái khúc lip my stock (liếm vớ em đi) là chơi xỏ cái não trạng của Mỹ lúc nào cũng nghĩ chuyện biến tướng, bà này ý là rip my stock (xé vớ) vì muốn phục vụ cho cái sở thích violent sex của Mỹ (một lần nữa, hoàn toàn hiểu lầm văn hoá Mỹ) Cái khúc anh đạo diễn Nhật bảo Bill giống trong the Lat Pack, ý anh này khoe mình cũng biết văn hoá Mỹ, the Rat Pack là một hiện tượng của nhạc jazz và swing thời thập niên 50, gồm 5 anh hát cực hay, trong đó có Frank Sinatra là VN mình biết đến nhiều hơn cả. 2 ví dụ về nói ngọng trên của người Nhật (người Nhật viết là r nhưng không hề phát âm là rờ mà đọc như lai giữa dờ và lờ) thể hiện sự quan tâm và ý muốn vươn ra bên ngoài, tiếp cận nền văn minh khác, cả hai lần đều bị hiểu lầm bởi anh Mỹ trắng ngô nghê và phiến diện. Khúc Bill phải ngồi chờ ngoài cửa phòng cấp cứu theo tôi là mắc cười nhất. Bill ngồi kế một ông Nhật vừa già vừa lùn, lão này được cái hoạt bát, cứ huyên thuyên tiếng Nhật với Bill trong khi anh này đéo hiểu câu nào, cứ à à ừ ừ, còn Sophia thì chả thèm cho subtitle tiếng Anh, nhưng người xem đoán được tầm mức mắc cười một cách trầm trọng của cảnh này bằng cách để ý 2 cô Nhật ngồi hàng ghế đằng sau cười từ khúc khích đến nghiêng ngảnhưng vẫn cố không phát thành tiếng, mà người Nhật cỡ tuổi hai cô này chắc chắn còn thụ hưởng nền giáo dục còn rất truyền thống, chuyện cười nghiêng ngả nơi công cộng như vậy là một taboo=> đủ thấy anh Bill lost đến cỡ nào. Phim trên cả tuyệt vời!
2003-2023