Tổng hội chúng ta là hội về kiếm hiệp và công phu, vậy tại sao chúng ta lại không cùng nhau luận bàn 1 tí về công phu. Để có thể đi tới đi lui trong giang hồ, để được gọi là có đôi chút bản lãnh công phu thì một người bình thường cần có những điều kiện gì?
Xin thưa là:
1. Phải biết né khi bị người ta đánh, đá, đâm, chém, chặt. Phải biết đánh, đá, đâm, chém, chặt người ta. Đó cũng là VÕ CÔNG mà chúng ta hay nói đến.
2. Phải biết nhảy, bay để vượt qua mọi trở ngại như núi cao, thung lũng sau, hầm hố. Đồng thời phải biết chạy thật nhanh nếu đánh và né đều không lại người ta, hoặc khi truy đuổi đối phương. Đây thường được gọi bằng danh từ mỹ miều là KHINH CÔNG.
3. Phải biết cách tự mình trị vết thương, dù là ngoại thương hay nội thương; Nhất là nội thương. Đồng thời cũng có thể giúp người khác điều trị nội thương. Điều này là không thể thiếu đối với các cao thủ: NỘI LỰC.
4. Gặp những kẻ lắm lời, phiền phức, nhưng không muốn giết hắn chết thì phải biết cách làm hắn đứng im, im lặng, …. Công phu ĐIỂM HUYỆT sẽ có ích cho mục đích này.
5. Nếu đối đầu với đối thủ trong 1 khaỏng cách rất xa mà cho dù cầm cây Dương gia thương đâm tới cũng không trúng, phải biết cách phóng tiêu, châm, kim, … để đánh đối phương. Đó được gọi là THUẬT ÁM KHÍ.
5 điều trên chỉ là những điều kiện rất rất căn bản, rất tổng quan dành cho 1 cao thủ võ lâm. Tuy nhiên với mỗi điều, mỗi bản lãnh, người ta cũng có cách sử dụng khác nhau. Võ công cũng có nhiều loại; Khinh công cũng có nhiều cách; Nội lực cũng được luyện tập riêng biệt; Điểm huyệt cũng chọn có thể điểm bằng những cách khác nhau; Ám khí cũng có vô số các loại ám khí khác nhau. Điều đó dẫn tới việc thành lập môn, phái, bang, hội, …
Tổng hội chúng ta là hội KH-KF, vậy chúng ta hãy phát huy tinh thần của bậc đại tôn sư Hoắc Nguyên Giáp (Triệu Văn Trác) Văn vô đệ nhất, Võ vô đệ nhị. Mọi người hãy cùng nói về những tâm đắc của mình về những loại công phu đặc sắc trong kiếm hiệp (Kĩ xảo điện ảnh cũng cứ chơi luôn hehe )
Trước tiên tôi xin nói là trong các bản lãnh đề cập trong kiếm hiệp tôi khoái nhất là khinh công.
Ta chỉ cần nhún một cái đã có thể vút mình tới trước mấy trượng, trong tích tắc đã có thể nhảy lên mái nhà, hay là bức tường thành cao ngút. Với lại tôi không thích chém giết nên đặc biệt yêu thích loại công phu hoà bình này. Trong TĐHL, Dương Qua dùng võ dánh bại Cừu Thiên Nhận cũng chỉ khiến ông khẩu phục, đến khi Tiểu Long Nữ dùng khinh công chạy nhanh hơn ông thì họ Cừu mới thật sự tâm phục và khẩu phục. Đâu cần phải đổ máu mới biết ai tài giỏi hơn ai. Ngay cả kẻ ghát võ như thù là Đoàn Dự cũng công nhận rằng học cái môn chạy nhanh này rất có lợi. Và tên ranh ma không thích học hành như Vi Tiểu Bảo cũng chọn môn này để phòng thân. Cho thấy được kinh công là cần thiết vô cùng (ước gì bây giờ tôi cũng biết thì khỏi sợ kẹt xe, hay đi học muộn, trốn học khỏi sợ giám thị ..hehehe)
Trong kiếm hiệp xuất hiện không ít những cái tên quen thuộc như : Lăng Ba di bộ, Bát Quái mê tông bộ, … mà người sử dụng được đặt những ngoại hiệu rất kêu như : Thuỷ thượng phiêu, Thần hành vô ảnh, Thần hành bách biến, … Tác giả cũng dùng những từ ngữ, hình ảnh đẹp nhất, nghệ thuật nhất, những ngôn từ mỹ miều để mô tả như là : như bay như chim, đi trên mặt nước, chạy nhanh như ngựa, thân pháp của người khinh linh, nhẹ như chiếc lá rụng & nhanh như bóng vong linh & còn rất nhiều từ ngữ khác nữa. Khinh công là môn công phu đẹp mắt nhất, cần thiết nhất, lợi ích nhất đối với các cao thủ.
Khinh công cũng có thể được chia ra thành những loại như sau:
+ Khinh thân công (Thuật đi nhẹ nhàng)
+ Phi hành công (Thuật chạy nhanh)
+ Bà tường công hay còn gọi là Bích hổ du tường (Thuật leo tường)
+ Phi thiềm tẩu bích (Thuật chạy trên cao)
+ Siêu cự công (Thuật nhảy cao)
+ Phiên đằng thuật (Thuật leo trèo, leo dây)
+ Xuyên liêm công (Thuật phi thân vượt chướng ngại vật)
+ Thủy thượng phiêu hay còn gọi là Thảo thượng phiêu, Đạt ma độ giang (Thuật đi trên mặt nước)
+ Không thủ thập bách nhẫn (Thuật chạy trong rừng -trong chiến trận)
Trong tất cả các thứ võ học, khinh công, tiểu tà đây khoái nhứt là Lăng ba di bộ. Lăng ba di bộ được xem là một môn võ học không hại người nhưng cũng không phải là môn “bảy chọ”. Nhìn Đoàn Dư sử dụng là thấy biết bao nhiêu sự kỳ ảo của Lăng ba di bộ, uyển chuyển, nhanh nhẹn mà có thể kết hợp với kiếm pháp. Ước gì luyện được môn võ này. Không phải đi xe máy hen, bớt ô nhiễm nữa. Khinh công thời nay toàn là Mio, Classico… không à. Chán quá.
hic… tui chỉ mê cái Lăng ba di bộ của Đoàn Dự thui!!! hic…
em thích hóa công đại pháp nhất , cái này ko có gì là đẹp mắt hay là anh hùng gì cho lắm , nhưng đc cái đứng đầu về mặt hiệu wẻ , ko lo sợ gì , chỉ cần chụp đc đối thủ cái là xong chiện ke ke ke
Hoá Công Đại Pháp chỉ có thể đem ra thi thố với La Hán Quyền hoặc những võ công như Tụ Lý Càn Khôn hoặc Dịch Cân Kinh thần công…Chứ gặp những võ công như Lục Mạch Thần Kiếm,Nhất Dương Chỉ hoặc Niêm Hoa Thần Công (hay là Niêm Hoa Chỉ gì đó) là pó tay con gà wuay…Vì những môn thần công trên đều xử dụng Kiếm Khí do luân chuyển nội lực vòng quanh các Huyệt Đạo mà tạo nên Kiếm Khí tấn công đối phương nên ko dễ gì để những kẻ luyện võ công của TInh Tú Lão Quái Đinh Xuân Thu gây khó dễ đâu…
Còn một môn thần công nữa cũng tương tự như Hoá Công Đại Pháp nhưng thiên về Chính Phái là Bắc Minh Thần Công của phái Tiêu Dao…Hoá Công Đại Pháp nếu đối phương hoá giải được thì sẽ vẫn bị chất kịch độc truyền vào ngươi theo kinh mạch,thực sự là võ công của kẻ tiểu nhân…Còn Bắc Minh Thần Công thì vận dụng cả Âm Dương Khí trong nội công mà tích tụ nội lực để xuất chiêu…Thật sự là Chánh Tà phân rõ!!!
Cũng giống như DIQUAN,tui cũng khoái thuật Khinh Công.Trong các tác phẩm của Kim Dung có những võ lâm cao thủ nổi tiếng với thuật Khinh Công lừng danh:
+ Đại Lý Hoàng Thái Tử Đoàn Dự
+ Cùng Hung Cực Ác Vân Trung Hạc
+ Tư Đồ Ba THiên Thạch nước Đại Lý
+ Lão Ngoan Đồng Châu Bá Thông
+ Một vị thũ lĩnh trong Minh Giáo(wuên tên rùi)
+ ….vv…vv
Thanh Dực Vương VI NHẤT TIẾU (giờ mới nhớ ra)….khà khà
còn cái 1 tên lừng lẫy cũng không kém vì có khinh công siêu phàm là :ĐIỀN BÁ QUANG
Inprison. Vân Trung Hạc và Ba Thiên Thạch khinh công xêm xêm nhau. Ba Thiên Thạch thì nhỉnh hơn VTH 1, 2 bậc. Tuy cả hai nhân vật này được KD nói đến hơi nhiều tí ở đầu truyện nhưng ko vì thế mà trình độ khinh công của họ có thể được so ngang hàng với LBVB của Đoàn Dự hay Kiều Phong, Hư Trúc, Tiêu Viễn Sơn, Mộ Dung Bác, Lý Thu Thuỷ, Thiên Sơn Đồng Mỗ
Hôm nay mới có thể thoải mái vào đây 8. Tranh thủ, tranh thủ.
Xin giành hai chữ “khâm phục” cho những hiểu biết của TT về những khái niệm khinh công.
Thuật khinh công thật ra đã xuất hiện trong dân gian từ ngàn đời xưa của người phương Đông chúng ta. Nó có mặt trong hầu hết những bí kíp tối cổ của các môn phái võ lâm, trong Phật giáo cũng có nói đến thuật khinh công như là một thứ “phương tiện” sơ đẳng nhất của những vị chân sư đã thành đạt chính quả
Khinh công ngày nay hầu như chỉ còn là huyền thoại. Ngoài nguồn truyện chưởng, phim KH ra, chúng ta chỉ có thể còn nghe man máng đâu đó như ở các vị thiền sư Tây Tạng, hay ở các nhà Yoga bí hiểm Tuy đã mai một đi nhiều nhưng ko phải là ko có những “vết tích” chứng minh sự hiện hữu của nó. Có ai thấy những võ sư Thiên Đạo Môn ngoài Bắc nước ta biểu diễn màn chạy băng băng qua một con sông chỉ trên những chiếc chiếu mảnh lót trên mặt sông ko???? Ai ko tin thì thử lót chiếu lên mặt ao hồ rồi tự chạy qua thử thì biết “mùi đời” liền à!!
Kim Dung miêu tả thuật khinh công trong tác phẩm của ông là hoàn toàn dựa trên những kiến thức cực kỳ uyên bác của ông về Phật giáo và võ học TQ cả đấy. Ko phải tự dưng mà phịa ra ko đâu.
Thanh Thanh còn chưa đúng khi cho rằng môn Thảo Thượng Phiêu cùng loại với Thuỷ Thượng Phiêu và Đạt Ma độ giang. “Thảo” có nghĩa là những loại cây cỏ thấp nói chung. Thảo TP là thuật chạy “lớt phớt” trên mặt cỏ chân ko chấm đất. Địa bàn để thi triển công phu này chủ yếu là ở trên bộ, những nơi có nhiều loài cây cỏ thấp.
Trong khi Thuỷ TP và ĐMĐG thuật là hoàn toàn chạy trên mặt nước. Các hảo thủ về thuật này có thể “dung dăng dung dẻ” chạy marathon trên mặt sông hồ ! Cái tên Đạt Ma Độ giang bảo đảm rằng những ai theo đạo Phật, từng đi chùa vài lần đều trông thấy hình ảnh minh hoạ cho công phu này. Đó chính là bức tranh Đạt Ma Sư Tổ đứng trên một thân lau nhỏ, trên đôi chân trần, trên vai là một cành cây khô có móc đôi dày của ông (vì có lẽ sư tổ sợ nước suối làm ướt hư dày). Cả con người của ông chỉ đứng trên thân lau nhỏ đó và để mặc nó trôi theo xuôi theo dòng suối. Nói tóm lại, người bình thường phải ngồi trên thuyền/thúng thì Đạt Ma Tổ Sư của chúng ta chỉ nhờ một ngọn lau mà thôi. Mà ông cũng chẳng phải chèo hay bơi gì cả. Cứ thả mình nương theo gió nước mà trôi đi giữa thiên nhiên. Hình ảnh lãng mạn cực kỳ!!
Ai ko tin thì cứ vào mấy ngôi chùa lớn lớn một chút. Hỏi mấy thầy cho xem bức tranh Đạt Ma Sư Tổ “độ giang” thì biết.
“Không thủ thập bách nhẫn” là ngón nghề đặc biệt được yêu thích của các kiếm khách xứ Phù Tang (Nhật Bản cổ). Ta xem phim ảnh, anime hay manga của Nhật dễ thấy việc phát hoạ hình ảnh các kiếm khách hoặc các nhẫn giả (ninja) khom lưng chạy như vù vù trong những khu rừng lớn. (Nếu nói về rừng thì rừng tre, rừng trúc cũng đặc biệt được người Nhật ưa thích khi đưa hình ảnh kiếm khách trình diễn môn khinh công này). Thoạt xem, nghe thì cứ tưởng đơn giản nhưng thực chất môn khinh công này còn hàm chứa cả “thuật dời hình” bí ẩn của người Nhật cổ. Chứ nếu ko biết dời thân dời hình thì chỉ còn đường tự sát với cả hệ thống cây cối rậm rạp trong rừng. Các nhẫn giả khi chạy chỉ “nhích nhê” người chút xíu để né cây mà thôi. Vậy mà vẫn né được mới hay chứ!! Như vậy mới bí truyền, mới là huyền thoại. (để bữa nào HLT thử 8 về những thủ thuật bí truyền của Ninja Nhật;
Mà dân Nhật thì chỉ nhảy phóng như ếch chứ, hoặc đu dây chứ ko có kiểu chạy lớt phớt hay bay “là là” như dân Trung Quốc.
À quên nữa, hình như Thanh Thanh có chỗ nhầm lẫn ở LBVB của Đoàn Dự. Là chữ “vi” chứ ko phải chữ “di”. Vi bộ có nghĩa là bước nhỏ đó! Đây là ngón võ lãng mạn nhất nhì của KD. Mô phỏng bước đi nhẹ nhàng nhu mì của nàng tiên Lăng Ba. Chỉ cần bước những bước nhỏ nhưng cao thâm huyền ảo ko để đâu cho hết.
Trong số những nhà làm phim Kiếm Hiệp chuyên nghiệp của Hong Kong, Đài Loan, Đại Lục, Singapore thì theo tôi. Phim KH của Đài Loan là mô tả thuật khinh công đẹp mắt nhất (nhưng tiếc là phần lớn nội dung phim của ĐL đều ko hay).
Đến bây giờ, theo tôi phim KH có nhiều màn khinh công ngoạn mục nhất, chẳng phim nào qua được Bao Thanh Thiên của Đài Loan (bộ của dv Kim Siêu Quần và Hà Gia Kính). Ở BTT, ta có thể thấy tất cả những thuật khinh công mà Thanh Thanh đã kể ra ở trên. Rõ ràng và ấn tượng nhất là tập “Ngũ Thử Đại Náo Đông Kinh” mà cho đến giờ tôi vẫn còn nhớ rõ mồn một tên của nó. Năm anh chàng “thử” kia, mỗi anh chuyên về một môn khinh công. Người thì leo thoăn thoắt trên các bức tường thành dựng đứng cao ngút. Người thì chạy lạch xạch trên mặt sông, người thì lớt phớt trên mặt cỏ Dữ dằn nhất trong bọn này là Cầm Mao Thử được người đời gọi là Bắc Hiệp Bạch Ngọc Đường. Là đối trọng với vị trí Nam Hiệp của Triển Chiêu Xem đã gần chết!!
có lẽ để HLT mở một thr nữa về phim Bao Thanh Thiên cũ để 8 cho đã
! Há há
)
Hoàng Lão Tiền Bối nhầm rồi…Bạch Ngọc Đường được người đời gọi là Cẩm Mao Thử mới đúng……Thằng cha này đặc biệt thích ganh đua với Triển Chiêu…Ổng nói tại vì Triển Chiêu là Ngự Miêu nên ko phục,nhưng mà hình như phải 5 anh em dùng mưu hợp lực mới nhốt được cha Nam Hiệp hay sao áh!!Xét về võ công thì có lẽ Bạch Ngọc Đuờng giỏi nhất trong NGũ Thử và sêm sêm Triển CHiêu…
Còn về khinh công thì Ba Thiên Thạch hơn Vân Trung Hạc nhưng mà cũng ko thua kém Đoàn Dự bao nhiêu đâu!!Vì hình như chưa có thử sức bao giờ…Còn Đoàn DỰ với Tiêu Phong thì cũng một 9 một 10 áh!!…Có gì sai đừng chửi
Ờ ờ, Cầm Mao Thử
Bậy, BTT ko bao giờ có cửa với Đoàn Dự ((khi đã có LBVB)
khà khà HLT không vô thì thôi, đã vô đã chứng tỏ bản lĩnh bang chủ rùi he .
khâm phục HLT, cũng cảm ơn HLT đã chỉ giúp những điểm sơ sót của TT
hẹn lần sau luận típ, lần này chuyển qua kiếm nhé các vị huynh đệ tỷ muội
Sẵn bên cái thr Bình luận có nhắc tới Cửu Dương – Cửu Âm, TT xin luận 1 tí về cái Cửu Âm chân kinh này.
Lai lịch ra đời Cửu Âm chân kinh:
Người viết ra bộ sách này tên là Hoàng Thường, vốn là một quan văn triều Tống. Người nay thông minh vô cùng lại có kiến thức uyên bác. Trong lúc vâng lệnh vua làm công việc sưu tập tất cả các sách về Đạo gia làm thành 1 bộ gồm 5481 quyển, Hoàng Thường đã ngộ ra các đạo lý cao thâm võ học từ Đạo học. Cũng từ đó tự học, tự luyện mà luyện thành 1 thân nội ngoại công, trở thành 1 cao thủ võ công.
Hoàng Thường vâng lệnh vua tiêu trừ Minh giáo (khi ấy vừa từ Ba Tư du nhập vào và không chịu tuân theo Đạo giáo, chỉ tu thờ thần của giáo mình, từ đó bị gọi là tà giáo). Cuộc chiến này, Hoàng Thường đã giết rất nhiều giáo chúng Minh giáo. Giáo đồ Minh giáo gồm một nhóm rất nhiều thành phần, có rất nhiều người thân thuộc trong các đại môn phái trong võ lâm. Vì vậy đã dậy lên một cuộc tổng báo thù, tất cả các cao thủ hội tụ lại quyết giết Hoàng Thường. Hoàng Thường không thể đối chọi, đã bỏ chạy vào nơi cùng hang tuyệt địa ẩn náu. Ở nơi ấy, Hoàng Thượng tập trung nhớ lại các chiêu thức mà kẻ thù đã sử dụng đối phó mình, rồi sau đó lại nghĩ ra cách phá giải. Đến khi tự coi như đã luyện thành bước ra ngoài thì mới hay mình đã trải qua bốn mươi năm ở trong sơn cùng. Kẻ thù kẻ già yếu, người chết đi. Khi ấy cừu hận trong lòng đột nhiên tiêu mất.
Hoàng Thường mang những tuyệt kỹ do mình ngộ ra và các võ công để đối phó với cao thủ võ lâm viết thành 1 bộ Cửu Âm chân kinh.
Bộ này chia làm 2 quyển, với quyển đầu là phần luyện nội công, chính là những nội công rút ra từ Đạo giáo, đó vốn là chính thống nội công. Đây cũng là phần mà Hoàng Thường tự học trong khi làm công việc sưu tập sách. Quyển 2 lại gồm rất nhiều công phu quyền cước. Những công phu này do Hoàng Thường nghĩ ra khi ẩn náu, vì trong lòng chỉ nghĩ tới việc làm sao giết được kẻ thù, ra chiêu gì để hạ địch nhân, do đó võ công không kém phần cổ quái (tự sáng tạo ra thường bị cho là quái đản đó mà ) và tàn độc.
tung tích của chân kinh
Vương Trùng Dương tuy đã giao cho Châu Bá Thông 2 quyển này để tìm nơi cất dấu, nhưng không ai ngờ được trước đó ông đã mang nội dung của cả bộ chân kinh chép lại trong hầm bí mật của Cổ Mộ. Do vậy, người có thể đọc được toàn bộ chân kinh chỉ có Vương Trùng Dương, vợ chồng Dương Qua và con cháu đời sau của họ. Ngay cả Quách Tĩnh có phước được Châu Bá Thông dạy thuộc lòng chân kinh cũng chỉ có mỗi quyển 2 mà thôi. May là QT không phải kẻ tham lam, nếu không ắt dễ bị chân kinh lôi cuốn. Vì vậy, khi Dương Qua giao đấu với Kim Luân pháp vương có sử dụng chiêu Nhiếp hồn đại pháp trong chân kinh đã không qua được con mắt tinh tường của Hoàng Dung. Đồng thời Hoàng Dung còn phải kinh ngạc thừa nhận rằng Cửu Âm chân kinh của DQ có phần nổi bật hơn của QT nữa.
Tuy nhiên, nếu ko luyện cuốn 1 mà đi luyện cuốn 2 của chân kinh dễ dàng bị tẩu hoả nhập ma. Hắc Phong song sát là một điển hình, cố gằng luyện trong khi nội lực lại không hợp đã làm cho Mai Siêu Phong bị tàn phế. Nhờ có QT hướng dẫn cách tu dưỡng chân khí từ Đạo gia của Toàn Chân giáo mới có thể tự chữa được bệnh tàn phế. Còn Chu Chỉ Nhược thì khác, phái Nga Mi xuất thân từ Quách Tương, con gái Quách Tĩnh, cho nên hàm thụ căn bản nội công vốn rất thích hợp luyện Cửu Âm chân kinh. Rất tiếc, vì quá nôn nóng, lại mang trong lòng mối cừu hận với Trương Vô Kỵ mà Chu cô nương chọn cách luyện tập nhanh nhất. Dục tốc bất đạt trong khi nàng vẫn chưa có một thân nội công cao cường như Trương Vô Kỵ, dễ dàng bị tẩu hoả nhập ma. Khi Huỳnh y thiếu nữ ra tay chế phục nàng bằng chiêu Cửu âm bạch cốt trảo mới có thể khiến Chu cô nương tâm phục khẩu phục, biết được mình chưa phải là đệ nhất thiên hạ (thiện tai thiện tai )
Khà khà, trong Cửu Âm chân kinh này có bao nhiêu chiêu thì không biết, nhưng đã nghe KD nhắc qua 3 cái tên đó là:
– Cửu Âm bạch cốt trảo (chuyên bấu vào hộp sọ người ta mà đục 5 cái lỗ), dùng sức của ngón tay mà đục sọ người ta thì tay đó hoạ chăng chỉ làm bằng sắt . Chiêu này nếu để cho Cừu Thiên Nhận luyện phải thì đúng là đại hoạ võ lâm …hihihi . Trong phim Anh hùng xạ điêu, mỗi khi tới đoạn Mai Siêu Phong thi triển môn này lại nghe có tiếng rắc rắc…hiệu quả âm thanh vô cùng thật làm liên tưởng tới ngay cái sọ của ai sắp sửa bị bả bấu, đã thế đạo diễn còn cho gắn vô cái móng tay giả nhọn hoắc sơn đen thui vô nhìn thấy là sợ khủng khiếp, cả móng tay dơi của ma cà rồng còn không đáng sợ bằng.
– Nhiếp hồn đại pháp, cái này là một dạng của thuật thôi miên, có thể sai khiến người khác làm theo ý mình (dĩ nhiên là tuỳ vào nội công thâm hậu bao nhiêu thì sai khiến đó có thành công hay không). Dương Qua đã dùng chiêu này hạ gục Đạt Nhỉ Ba làm tên ấy mê man, cứ tưởng đâu DQ chính là đại sư huynh hắn đầu thai mà hết lòng tôn kính Đúng là cái này người hiền mà xài thì hữu dụng, có thể phòng thân, nhưng kẻ ác mà biết thì cũng hiểm hoạ không lường. Chính cả Hoàng Dung mà cũng bị thua Bành trưởng lão 1 lần vì thuật thôi miên này (dĩ nhiên ổng chỉ xài kiểu bàng môn tà đạo thôi nên không có hiệu quả lâu dài ). Môn này thì trong phim thấy chưa có nói nhiều, ngoài trừ trong TĐHL của Andy Lau là có nhắc tới 1 chút thôi.
– Đại phục ma chưởng pháp, chiêu này thì trong phim không thấy đề cập đến cái tên, chỉ dựa vào ý tưởng ấy mà làm thành 1 đoạn giao đấu rất đẹp mắt giữa Châu Bá Thông với Dương Qua ở Bách Hoa cốc. Chính vì thấy CBT ăn gian xài Cửu Âm chân kinh mà DQ mới mang Ám nhiên tiêu hồn chưởng ra sử dụng để bắt lão ngoan đồng phải bái phục.
hixhix wậy đã wá
Hạ Thanh Thanh (THKH-KF)
hihi… đang wậy hứng wá, wậy típ nha pà kon.
Nhắc tới Ám nhiên tiêu hồn chưởng, không ai không nhớ đến cảnh mà Cổ Thiên Lạc, nhảy lên, xoay 1 vòng, tay để lên trán, mặt hơi cúi xuống ra chiều suy tư; Khi địch thủ dùng chưởng tấn công, chàng ta nhìn không thèm nhìn 1 cái (lợi hại) chỉ khẽ khàng đưa tay ra đỡ. Mặc cho đối phương có dùng chiêu nào đánh tới cũng không qua được 1 cánh tay của DQ… hix hix trong phim các nhà biên đạo võ thuật thì thích dùng hình ảnh dĩ tịnh chế động để tả về môn võ này, coi thôi cũng thấy hấp dẫn. Vậy Ám nhiên tiêu hồn chưởng thực ra là sao?
Ám nhiên tiêu được trích từ câu Ám nhiên tiêu hồn giả duy biệt chi kỷ hỉ! trong bài Giang An Biệt phú (điều này chứng tỏ được học vấn của DQ cũng không kém cỏi)
Môn võ công này tổng cộng gồm 17 chiêu (chắc DQ tránh con số 16 đó mà ). Các chiêu đều có hình dáng rất tầm thường, mà trong phim ta cũng thấy hầu như là không có múa may hay động tác gì cả, nhưng lại rất quái dị và lợi hại vì nó toàn là dùng nội lực mà thôi.
DQ vốn học được rất nhiều võ công các môn phái, ngoài trừ Nhất Dương chỉ là không có học còn lại thì võ công của tứ bá còn lại đều đã tinh thông. Cộng vào đó là Cửu Âm chân kinh và Ngọc Nữ tâm kinh nên đã có trong mình một kiến thức rộng về võ công. Tập hợp những gì có trong đầu DQ sáng tạo ra 17 chiêu chưởng này.
Các chiêu trong Ám nhiên tiêu hồn chưởng
– Tâm kinh nhục đảo (thịt run vì sợ) chiêu này là tay để sau lưng, đôi mắt lơ đẵng, chân như nổi trên đất, phần bụng bỏ trống. Nếu ai dại dột đánh vào bụng sẽ biết mùi ngay, không những như đánh vào chỗ trống, mà còn bị hút mạnh sau đó bị hất ngược văng ra ngoài.
– Chi nhân ưu thiên (nhìn trời lo lắng) người xuất chiêu này cũng không thèm nhìn thẳng đối thủ, chỉ ngước mắt nhìn trời, tay vỗ vào trán phát ra một chưởng tạo thành vòng lớn vung bay ra tán loạn. Chiêu này tất cả các phim TĐHL đều có làm qua, có lẽ là rất dễ biên đạo và cũng dễ làm hiệu ứng vòng xung quanh đó mà
– Vô trung sanh hữu (bên trong không có) chiêu này thì tay buông thõng, không có thủ thế nào đặc biệt, nhưng khi xuất chưởng là toàn thân cùng di động. Tay trái, tay áo phải, chân, gối, vai, bụng, lưng đều di chuyển, một chiêu cùng biến thành mười mấy thức, muốn đối phó chỉ có cách mọc thêm mười cánh tay nữa mới được.
– Trì nê đái thuỷ (bốc bùn vốc nước) chiêu này theo nguyên lý Ngũ hành mà sáng tạo ra, cánh tay áo dao động bay vùn vụt, tay trái vung ra chưởng ác liệt theo phương vị Ngũ hành biến hoá tạo thành thế vốc bùn, vô cùng lợi hại. Cái này TĐHL 95 có dàn dựng, khi xem thấy gió thổi mịt mù, CBT bay vù vù, sau đó mới nhìn thấy DQ đã bốc 1 tảng đá ném vào CBT…. làm ông lão tròn mắt thán phục luôn.
– Diện vô nhan sắc (mặt không còn sắc) ra chiêu này trạng thái không hiện ra mặt, khi mặt vui thì địch cũng phải vui, khi mặt buồn thì địch cũng buồn theo. Dùng vô thanh, vô ảnh mà thắng địch, lúc ấy chỉ cần hú lên thôi cũng có thể trấn áp kẻ khác (có lẽ đây là thủy tổ của môn Sư tử rống chăng??? ) Chiêu này là dựa vào Nhiếp hồn đại pháp trong Cửu Âm chân kinh mà chế hoá.
– Đảo hành nghịch thi (đảo lộn ngược lại) dựa vào ý tưởng Hàm Mô công mà chế ra. Tư thế của chiêu là ngồi xổm, cúi đầu xuống đất, giơ hai chân lên trời, dùng nghịch trung hữu chánh, lấy chánh hiệp với nghịch (khi chàng chữa thương cho Tiểu Long Nữ trên giường Hàn Ngọc đã áp dụng phương pháp vận khí này). Một lần phát chường có đến 37 thế biến hoá.
– Nặc danh kì diệu (chẳng có tên lạ)
– Nhược hữu sơ thất (nếu có sơ suất)
– Cách hoá tạo dưỡng (dưỡng nuôi không cách)
– Lực bất tòng tâm (sức không vừa ý)
– Hành thể tẩu nhục (xác thịt di động)
– Dung nhân tự ưu (tha người tự lo)
– Văn bất đối đề (văn chương lạc đề)
– Lục thần bất an (sáu thần không an)
– Cùng đồ mạt lộ (đường cùng lối chết)
– Họa binh doãn cơ (vẽ bánh khi đói)
– Tưởng nhập phi phi (thiệt nghĩ chẳng ra)
Chỉ thấy cái tên thôi cũng biết con người DQ cổ quái ra sao. Tất cả tên gọi đều mang một nỗi buồn day dứt, chính vì trong lòng DQ lúc nào cũng nhớ tới TLN mới sáng tạo được 1 pho võ công kì lạ như vậy.
Mai sau nếu có ai mà lượm được 17 chiêu này chắc là phải tự chặt đứt tay phải, tưởng tượng ra mình đã chia ly với người yêu đau khổ ra sao thì mới có cơ hội mà hiểu được và luyện thành Coi như đây là 1 sản phẩm unique, có 1 không 2….. hix hix thất truyền luôn
Kha kha kha… đọc đã quá đi!! Bravo Thanh Thanh, bravo Thanh Thanh!!!!!
trước tiên xin bày tỏ lòng khâm phục với các bậc tiền bối ca niên đi trước
tiểu muội đây thích nhất là kiếm pháp của phái cổ mộ dùng nhu chế cương., cao sang quý phái mà vẫn oai phong lẫm liệt doạ toàn chân thất tử chạy toé khói…ngọc nữ kiếm pháp và song kiếm hợp bích thì vừa đẹp lại uy lực dũng mãnh,
ngoài ra còn khâm phục 36 chiêu đả cẩu bổng pháp..vì tiểu muọi đây sợ chó nhất trên đời..ước sao có thể cam trong tay cây gậy trúc xinh xắn mà oai lực vô biên ( cây gậy này xem chừng rất nhỏ vừa với vòng tay con gái a!!!!
khinh công thì khỏi nói…người học võ thứ nhất phải dụng đến khinh công ( hihí như anh Đoàn Dự) thứ nhì nói đến nội lực
2003-2023