Sau những cuộc tranh luận khủng khiếp, từ nói chuyện phim bay sang đạo diễn rồi văng vô cả người reply thread, MB ta thử trả lời xem:
Liệu bạn có đi coi phim VN không nếu đó không phải là một phim giải trí?
ở đây không nói đến yếu tố nghệ thuật. Ở đây, tui mún hỏi là
nếu đó là phim được làm đàng hoàng. trau chuốt kỹ lưỡng. không phải đề tài chiến tranh. Cũng không phải chuyện chống tham những. CHuyện tình yêu chẳng hạn. Có thể không lãng mạn lắm. bạn có đi xem không?
Còn nữa. tôi thấy mọi người hết ca Saving private ryan. rồi giờ ca Cold Mountain. hai phim này, một phim là phim chiến tranh, một phim nói về tình yêu trong chiến tranh, người hậu phương, người tiền tuyến. Mà vì nó là phim Mỹ nên được khen? Còn VN làm thì bị bảo là “suốt ngày làm phim chiến tranh?”
Để tui biết, thiệt ra bà con mình chê bai LLHP, chứ thử hỏi ai cũng coi hết, còn những phim khác thì không? Khó hiểu hen!
Không phải là mọi người không muốn xem phim Việt Nam ,mà là có những phim Vn nghe nói rất nhiều dự liên hoan này liên hoan nọ ,đoạt giải này giải kia nhưng khi công chiếu ko công bố rông rãi ,tỉ lệ dành cho quảng cáo thấp dù đã tạo được dư luận .
Với lại thời gian phim tồn tại ở rạp ko lâu ,thời điểm chiếu ko thích hợp ko phải ngày lễ hay vào dịp tết .Còn vào dịp cuối tuần khi đi chơi với người yêu hoặc bạn bè thì su hướng chọn phim giải trí hay tình cảm hài của Hàn Quốc vẫn là lựa chọn tốt hơn coi 1 bộ phim nặng về suy nghĩ hay nội tâm .
Bản thân tôi chính là ngươi ca ngợi COLD MOUNTAIN mà anh Neo vừa nhắc tới…Xin thưa,COLD MOUNTAIN chỉ lấy cuộc chiến tranh là bối cảnh xảy ra câu chuyện mà thôi…Ko hề đưa vào lập trường tư tưởng hay phán xét gì cả…tất cả chỉ có mối tình của nhửng nhân vật trong phim thôi…Vả lại thủ pháp dàn dựng của phim hay,tạo được ấn tượng và cái cách diễn tiến câu chuyện ko quá kịch như cái môtip thường thấy trong phim chiến tranh VN nên tôi thấy nó hay..
Tuy nghiên phim chiến tranh của VN ko phải là ko hay,tôi thích nhửng phim như HÀ NỘI MÙA ĐÔNG 46 hay SỐNG MÃi VỚi THỦ ĐÔ,LƯỠI DAO…Theo ý kiến của tôi đó là những phim hay,thực sự để lại ấn tượng trong tôi!!!
Sorry anh Neo vì bàn luận trong diễn đàn nên xưng TÔI!!!
Coi chứ, nhưng thử nghĩ coi, VN coi việc đoạt những giải thưởng lớn là chính, hình như công chiếu chỉ coi là phụ. Thậm chí tôi cũng chẳng thấy TV hay báo đài gì nói tới phim được công chiếu.
Còn về đề tài chiến tranh, đúng; người ta cứ nói vn làm về chiến tranh hoài ah. Xét cho cùng, những phim xưa nói về chiến tranh tôi thấy rất thích, cho tới gần đây đài Hà nội làm phim về chiến tranh, là phim truyền hình, nội dung thì cứ na ná nhau, không bộ đội xuất ngũ về quê, vợ lấy người khác; rồi thì cũng đồng đội tìm về chiến trường xưa để tìm hài cốt bạn mình. Tôi không nói mấy đề tài đó dở, nhưng những thứ hay chỉ nên nói 1 lần. Tôi không tài nào chịu đựng được cứ bật tv lên là lại thấy những thứ tương tự nhau, ngày ngày đêm đêm cứ lảng vảng chiếm lấy một thời lượng truyền hình, để rồi vừa xem vừa đoán trước nội dung mah không khác phim trước là mấy. Thử nghĩ xem, lâu dần rồi cũng thành ác cảm, nhắc tới phim VN là ai cũng nghĩ đến chuyện bị tra tấn trước những câu chuyện cũ, nhàm chán và dài lê thê.
Nhưng sau những đột phá của GN hay lưới trời, thì chắc ác cảm này cũng dần biến mất, dần rồi thì dù thương mại hay không thương mại, chỉ cần kg có lòng tin người ta sẽ tự nguyện vào rạp, khỏi phải dùng chiu thức câu khách nọ kia.
Lưới trời: người ta hổng coi vì lúc đó đang có dịch SARS, tôi cũng vậy, đến chỗ đông người là sợ chết khiếp. Còn NAQ ở hong kong, xếp giờ chiếu ít quá. Tranh thủ đi coi đến 2 lần nhưng lại nhầm giờ hí hí, mắc cỡ quá.
Chắc chắn là coi. Nhưng như skywalker nói đó, film VN thường ko công bố rộng rãi thời gian chiếu film, dẫn đến ít người xem và hiển nhiên là các rạp sẽ xếp xó những film này sớm để chiếu những film có khách hơn, film HQ chẳng hạn.
Thí dụ, Mê Thảo- Thời Vang Bóng và NAQ ở HK là 2 film tui rất muốn coi. Nhưng khi biết NAQ được chiếu ngoài rạp thì film đã hết chiếu, còn Mê Thảo thì tui cũng ko biết có chiếu ngoài rạp chưa??? Có thể tui cập nhật thông tin chậm, nhưng khâu quảng cáo, tiếp thị film của VN mình rõ ràng là wá kém (chỉ trừ Gái Nhảy và Lọ Lem Hè Phố).
Về film chiến tranh: Đa số film Mỹ về đề tài này là ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cá nhân, nhưng cách thể hiện lại rất đa dạng. Thêm vào đó là kĩ xảo, cháy nổ tưng bừng. Khán giả ko xem được nội dung, nhưng bù vào đó là kĩ xảo. Còn film chiến tranh VN, nội dung đã nhàm, mà cách thể hiện cũng chẳng có gì mới. Kĩ xảo thì miễn bàn…
Mà anh neo cũng nói đúng. Thật ra bà con có thành kiến về film VN (ko riêng gì film, mà hễ cái gì của VN là đều bị chê, người VN vốn sính ngoại mà) nên film nào cũng bị moi móc ra hết.
Như Lọ Lem Hè Phố vừa rồi, mọi người lôi ra chửi tan nát nào là tả pí lù, nào là vô lý, nào là lừa gạt, đủ chuyện hết (mà tui fải công nhận chửi dzậy cũng đáng, nếu ko muốn nói là hơi nhẹ ) nhưng nhiều film Mỹ, HK, HQ cũng đâu kém gì, chẳng wa mọi người ko sống bên đó, ko biết nên ko chửi thôi…
Tóm lại 1 câu, film chiến tranh và những film “nghệ thuật” làm ra với mục đích dự giải này nọ (nghệ thuật ở đây là mình tự fong, còn người ta có cho là dzậy hay ko thì ko biết) thì tui ko bao giờ coi. Còn những film khác thì tui sẽ coi, coi để biết đường về chửi, heheh
Tui mún coi phim Việt Nam về đề tài học trò!!!
Tui mún coi phim VN về đề tài lịch sử, dã sử nhưng phải dàn dựng cho hấp dẫn, đừng có sơ sài như Trùng Quang tâm sử. Lịch sử VN có bao nhiêu danh tướng, danh nhân có quá nhiều điều hấp dẫn ở làm phim như Hai Bà Trưng, Quang Trung, Nguyễn Trãi…
Tui muốn coi phim về đề tài thiếu nhi.
Tui cũng muốn coi phim về đề tài chiến tranh nhưng có cái nhìn mới và đề tài thoát khỏi lối mòn…
Tui mún coi… nhiều lắm!!!
Điều này đâu khó lắm đâu. Sao không thấy mấy bác đạo diễn VN đụng tới? Hix…
Hôm nọ cũng có phim về tình yêu trong chiến tranh chíu trên VTV4, phim truyền hình thôi nhưng hay lắm. Nó kể về cuộc sống của hai người phụ nữ trẻ vắng chồng. Tuyệt không có tiếng súng đạn, chỉ có những đêm mất ngủ vì không có hơi ấm người chồng, có những giọt nước mắt mòn mỏi. Nhẹ nhàng, nhưng mà lôi cuốn lắm. Hay hôm trước nữa phim kể về cuộc sống của hai đứa trẻ có bố bị tử hình vì vận chuyển ma tuý, mẹ thì bỏ chúng đi từ nhỏ. Con bé chị nhất quyết không tha thứ cho mẹ nó. Phim xem mà nhiều người rớt nước mắt, làm sao mà không coi?
Trước tiên xin trả lời câu hỏi của Neo: Không, tôi không đi xem bởi tôi vốn chưa bao giờ đi xem phim rạp.
Tôi thường thích coi DVD hơn vì tôi có thể coi vào giờ rảnh và có thể ngưng để xem tiếp vào lúc khác.
Còn phim VN chiếu Tv tôi vẫn xem đấy chứ nếu nó chiếu vào giờ tối khi tôi có nhà.
Còn về chuyện thích xem phin chiến tranh của nước ngoài và 0 thích phin của VN tôi nghĩ cũng có lý do:
Phim VN hơi bị nặng quá về mặt tuyên truyền trong khi các yếu tố hấp dẫn người xem lại không có. Những đoạn mô tả chiến tranh thì sử dụng phim tư liệu .. –> Không thể thu hút được người xem.
Ngoài ra không biết vì lý do gì mà phim VN nói chung thường tồn tại khá nhiều điều phi lý gây phản cảm cho người xem.
Thế nhưng nói chung cứ phim VN nào có thể coi được, tôi vẫn coi, và có thể sẽ vẫn tiếp tục phàn nàn về chất lượng nhưng vẫn coi (Chí Phèo mà)
Film VN đầu tiên tui đi coi cách đây 1 năm, film Gái nhảy và film thứ nhì tui coi là Lưới trời , cho đến bây giờ, tui chưa vào bước chân vào rạp để xem film VN , 3 lần liên tiếp “ngu” tại 1 chỗ, người ta nói mình … lì ( bạn tui bảo vậy !?! )
Film thương mại VN thì wá … %#$^% ( xin lỗi, tui hư thiệt ! ) còn những film được gọi là “ko thương mại” thì thiệt tình, triết lý wá, tui … ko hiểu
Nói chung, film VN ko lôi cuốn được tui
Film truyền hình VN thì coi còn tạm được ( “dâng” tận mắt cho mình coi thì coi thôi! )
Film VN nói chung chỉ dành cho những kẻ rỗi công rỗi việc- chẳng có gì làm thì coi để giết thời gian thôi
Xin lỗi những ai có tâm huyết và muốn khôi fục điện ảnh VN
Hi vọng sau… 50 năm nữa, VN sẽ có những bộ film “để đời” cho chút , chít … ( đời cháu chắt thì … thua rồi, chắc ko kịp đâu! )
Đúng là những bộ fim tạo được dư luận qua việc đoạt giải hay được đánh giá cao tại các liên hoan quốc tế thường ko có được doanh thu cao, vì không có đầu tư cho quảng cáo. Cơ bản nhất là một poster bắt mắt còn không có thì làm sao mà kéo mọi người đến rạp được? Lúc Mùa Ổi được khen, tui với đám bạn canh me, rình rập, chờ đợi cho đã rồi một hôm đọc báo thấy nói là Mùa ổi chiếu mấy ngày không ăn khách…này nọ. Có cảm giác như những nhà làm fim (những người có trách nhiệm nói chung chứ không riêng gì đạo diễn) làm xong coi như hết trách nhiệm, không thèm quan tâm đến sự đón nhận của khán giả. Phi tiền phí sức phí chất xám gì đâu. Tức quá, càng nói càng tức…
Theo tui thấy thì, mọi người ai cũng ủng hộ phim Việt Nam hết. Nếu như có phim Việt Nam làm đàng hoàng, có lương tâm, nghĩ đến một chút xíu, chỉ chút xíu cho khán giả thôi là mọi người đều ủng hộ hết như là:
Đối với phim chiến tranh thì đừng mang tính tuyên truyền, áp đặt.
Đối với phim thị trường làm kỹ càng, có lương tâm
Chả có ai định nghĩa fim nghệ thuật và fim thương mại là gì ? Mọi người kể cả những người tự xưng là nhà lý luận fê bình đều hiểu mang máng. Nhưng cứ tạm chấp nhận sự mông lung đó.
Fim nghệ thuật cũng có nhiều loại : nghệ thuật thứ thiệt, nghệ thuật nửa vời, nghệ thuật giả dạng … Ban đầu cứ tưởng hễ nghệ thuật là đứng đắn, là tinh túy nhưng coi rồi mới thấy fim chán. Cũng nhiều điều vô lý, không thực tế. Cũng đao to búa lớn, răn đe, dạy dỗ người xem. Cũng ba xạo, mị dân. Rất nhiều fim tự xưng là nghệ thuật nhưng dở òm, thô sơ, chả rung động được ai. Hãy xem fim Laputa. Đối với tui, đó là một fim nghệ thuật thứ thiệt dù dường như nó dành cho con nít coi.
Fim thương mại cũng có nhiều loại : mì thứ cấp và cao cấp. Mì thứ cấp làm nhanh hơn, ít chăm chút, ít tốn tiền hơn, coi qua rồi … quên. Mì cao cấp làm lâu hơn chút, tốn tiền nhiều hơn, diêm dúa hơn. Coi xong có thể nhớ lâu hơn. Nhưng điều giống nhau giữa hai loại mì là sự nông cạn.
Sự nông cạn trong fim mì không có gì xấu xa và xấu hổ. Đây là fim giải trí, chả cần fải suy nghĩ. Khán giả lướt theo nó, vui vẻ, hồi hộp hay sợ hãi. Coi xong quên liền hay nhớ chút gì đó cũng được. Điều quan trọng là được thư giãn. Nếu một fim giải trí mà có được câu chuyện hay, dễ thương, hấp dẫn cùng các yếu tố kỹ thuật vững chải … thì đây chính là một fim thương mại xuất sắc. Kill Bill diễn tả một câu chuyện ít văn học, chuyên dùng kiếm chặt, chặt, chặt, máu đổ đầu rơi, tay cụt, chân què khắp nơi. Nhưng rất sôi động, hấp dẫn và chặt chẽ.
Vậy thì fim thương mại, tại sao không ? Nhưng không fải là fim thương mại nông cạn và vô lý quá mức.
tui đọc bài phỏng vấn đạo diễn Vương Đức đăng trên báo Thể Thao & Văn Hóa, nguyên văn tui không nhớ, chỉ nhớ ý là VĐ nói các đạo diễn Việt Nam ếch ngồi đáy giếng vì không nắm bắt kịp ý thích của người xem… bên Tây (ba giấu chấm là của tui). thấy hông, đạo diễn Việt Nam làm phim cho Tây xem chứ có phải cho các anh xem đâu mà các anh than phiền là không thấy chiếu. Cho dân Tây nhưng không phải là Tây bình thường (dân Tây bình thường nào mà coi) mà là Tây liên hoan phim quốc tế.
Nếu động cơ làm phim của các ông ấy là được đi nước ngoài, được báo chí nước ngoài phỏng vấn xin hình… thì phim mấy ông đó có chiếu các anh cũng khỏi đi xem làm gì vì tui bảo đảm là phim họ dở.
Người ta làm phim nghệ thuật vì người ta có một câu chuyện mà người ta ôm ấp, ước ao được kể cho người chung quanh mình nghe, và điện ảnh là một phương tiện tuyệt vời để kể câu chuyện đó. Đàng này mấy ổng chả có câu chuyện nào để kể với người xem, chả có ước ao nào khác hơn ước ao được đi nước ngoài được đi ăn nhà hàng Tây, thì mấy ổng mò mẫm tìm hiểu thị hiếu Tây, để mị được dân Tây là phải thôi.
Có những đạo diễn tử tế hơn, cuối cùng rồi cũng mắc phải lỗi làm phim dâng lên cho Tây, mà Tây nó có coi ra gì đâu, thảm hại wá. tui nghĩ làm phim, cũng như viết sách, hát… là nói chuyện với người xem, đem tâm tư mình gửi đến họ. Người xem càng cụ thể, càng gần gũi với mình thì câu chuyện được kể càng dễ hay, vì người nghe, xem chuyện của mình cũng ăn một thứ cơm, cũng gắp rau chấm một thứ nước mắm như mình, họ hiểu mình hơn Tây hiểu mình chứ.
Ngày xưa tôi thích phim Đặng Nhật Minh. Sau này phim anh ấy mị Tây, tôi không thích nữa.
Ai cũng công nhận rằng Forrest Gump là một trong những bộ phim hay nhất những thập niên cuối thế kỷ trước, ở trỏng có chiến tranh không? Có . Ở trỏng có anh hùng dân tộc không? Có. Ở trỏng có giáo huấn người ta lòng tự hào dân tộc không? Có! Mỹ làm ra bộ phim này quả thật lời to! Chẳng những dân Mỹ tự hào về mình, mà còn truyền được cái tự hào đó cho dân mấy nước khác. Là tại sao?
Tại phim quá hay, người ta dán chặt mắt vào màn hình suốt hai tiếng mấy đồng hồ để theo dõi câu chuyện về một anh…”Ngốc”, chứ không phải là những anh hùng này anh hùng nọ giống như ở phim ta, đẹp từ trong ra ngòai, một vẻ đẹp hòan hảo từ bác nông dân đến anh bộ đội đều đẹp lung linh, một màu hổng lạ lẫm!
Nhiều bạn đòi phim VN phải làm những đề tài này nọ như học trò nè, yêu ngọt ngào như phim Hàn Cuốc nè, người đẹp nhiều nè, không bị kiểm duyệt cắt hết nè, quảng cáo rầm rộ nè…Nhưng thử hỏi một năm làmra chưa tới chục phim nhựa, mà phải phân phối đều cho các đề tài như lịch sừ, kháng chiến…để chiếu vào dịp Lễ thì lấy đấu mà có ? Và cũng thật buồn là khi mới có một Gái Nhảy và Lọ Lem Hè Phố mới bắt đầu chập chững thử đáp ứng những đòi hỏi đó, dù có hơi ngô nghê một chút, thì mấy bạn không ngần ngại đánh cho tời bời, te tua, dập nát. Chửi cha Lê Hoàng lừa đảo làm phim chỉ toàn là gái, ăn mặc thì diêm dúa, chuyện tình thì ủy mị, quảng cáo tùm lum, Chỉ đuợc cái tuyên truyền bậy bạ… Nói chung là lừa đảo(!) để ôm mấy tỉ bạc.
Thời đại bây giờ EYES cũng khâm phục khán giả VN ghê nơi , ngây thơ đến phát sợ, mà ngây thơ nhất là mấy fan movies đó ! Chuyện LLHP dở, ầm ĩ tới nỗi hải ngoại còn biết ,xứ tây xứ tàu còn biết , vậy mà vẫn có mấy ảnh dzới mấy chỉ đi coi xong rồi dzề nhà…chửi(!) Họ nói là họ bị lừa, là nạn nhân vô tội …Nhưng có biết rằng biêt bị lừa mà còn đâm đầu cho người ta lừa là con của lừa không?
Những thứ như quảng cáo tiếp thị tốt, phim tình yêu nhẹ nhàng, lồng quảng cáo để có thêm tiền làm phim…ngày nào vốn là thế mạnh phim tây dưới mắt dân ta. Bây giờ lại là cái mà mấy ảnh chỉ chỉa mũi dùi dzô trước hết. CÁi tội không phải là ở bản thân những thứ trên mà chính là cách thức thực hiện chúng còn dở và khập khiểng!
Chê thì dễ quá, chê để kêu gọi dẹp loại phim này đi trở về với chủ đề khô khan ngày trước còn dễ hơn. Eyes hồi đó thấy mấy boomer lôi khuyế điểm LLHP và GN ra thì mừng quá, vì có lôi khuyết điểm ra thì mấy phim sau, dù là chỉ giải trí đó, thương mại đó nhưng biết khắc phục khuyết điểm của hai phim trên thì chắc sẽ tiến bộ hơn, nhưng rồi lại thất vọng vì có những bạn chê bai cay nghiệt mà không có tính xây dựng chút nào! Dù còn vụng về nhưng cũng là một thành tựu nhỏ của nước ta. Đừng để rồi ta chỉ có thể lựa chọn một trong hai : hoặc phim giải trí dở hoặc phim “nghệ thuật” tầm phào , mà tại sao không là cả hai đều hay?
Nói vòng vo như vậy chỉ để nói rằng ta còn thành kiến quá chời, lảm nhảm mấy câu mong không làm các bạn giận.
Saigonblackeyes- Nâng niu phin nội (hay)!
hì hì. vậy cuối cùng là nếu phim
a. xem giải trí
b. làm đàng hoàng
c. đừng có tuyên truyền
d. đừng có nghệ thuật
thì mọi người mới coi?
he he ! thực ra chỉ có b đúng thôi. lý do :
– a sai vì fim nào cũng để giải trí. fim giải trí hông fải là fim thấp, fim xấu. giải trí bao gồm fim. fim thuộc về giải trí.
– c sai vì chữ “tuyên truyền” hiểu theo kiểu tự điển là “chuyển tải thông điệp”. còn hiểu theo kiểu mị dân mới xấu. vậy fim nào mà chẳng “tuyên truyền” để nói lên điều gì đó.
– d sai vì fim nghệ thuật thứ thiệt là fim đáng xem. fim nghệ thuật giả mạo mới là thứ ko thèm coi.
b đúng tất và duy nhất vì b chứa đựng tất cả. bất chấp fim thể loại gì, cao hay thấp, nông hay sâu … nếu được làm đàng hoàng sẽ được tán thưởng. đàng hoàng là gì ? là làm kỹ càng, thành thật với những chuẩn kỹ thuật tối thiểu.
ok ?
đừng bao giờ làm phim giải trí kiểu…nửa nghệ thuật chen vào…và ngược lại.Điều mà hồi đó giờ không ai để ý chính là …lồng tiếng.Phim nào cũng lòng tiếng…phim hoạt hình lồng tiếng cũng không giống ai.Nói chung về phim truyền hình và điện ảnh …hạn chế lồng tiếng, đừng lồng tiếng nữa!!! Diễn viên khi quay xong rồi xem lại phim mình đóng thấy…lồng tiếng nghe không lọt lỗ tai.Trong phim lúc người ta đang hấp hối nói chuyện còn không nổi đằng này lồng tiếng y như Sáo!!!
Tui xin lỗi trước nghen…các phim ngoài Bắc cũng vậy nói về bối cảnh…hoàn toàn là những cảnh nông thôn…cảnh quay bao giờ trong 1 phim cũng có ít nhất 1 cái núi.Còn đề tài thì nói về tư tưởng HCM quá nhiều…sao không cởi mở hơn.Giống như phim truyền hình TRung Quốc chẳng hạn,họ đã cởi mở hơn trong nhiều năm gần đây..họ vẫn theo 1 khuôn mẫu về đề tài mới được xã hội hoàn toàn quan tam và chấp nhận nó nhưng được nhà nước cho phép à nha…họ tận dụng triệt để.Sao mình không học hỏi theo cách đó…mình cũng học hỏi mà sao không khéo.Hướng Nghiệp là 1 ví dụ về cách học hỏi trên : không khéo.Gái Nhảy 1 chấp nhận…Gái Nhảy 2 đừng bao giờ nương theo nữa…hoàn cảnh những người con gái đó là vậy..sự thật thì phải chấp nhận sự thật..đừng đồng cảm nữa,nếu có phần 3 thì riêng mình tôi không xem.Bạn nêu như trên thì phim giải trí hay không giải trí thì phải phù hợp vào số lượng khán giả,1 phim truyền hình hay vẫn đông đảo khán giả hơn 1 phim giải trí bèo…nếu chấp nhận bỏ tiền ra làm 1 phim đáng xem thì đầu tư về thị hiếu khán giả và tâm lý xem mỗi người có khác nhau hay không.Vẫn có những bạn vào mỗi tối đua xe,đi vòng vòng trên đường phố thay vào đó thì tại sao không chiu bỏ tiền đổ xăng vào mua 1 tấm vé vào xem phim để đầu tư vào kiến thức mà mình chưa biết…người làm phim phải quan tâm vào đề tài giới trẻ nhiều hơn.Đánh vào thực tế cuộc sống như Gái Nhảy 1 thì người xem vẫn đa số là giới trẻ…họ nhìn nhận và rút kinh nghiệm bản thân.Những bộ phim thật sự hay như Đời Cát quá hay nhưng không phù hợp thị hiếu và thời điểm công chiếu…công chiếu rồi để lỗ…sự thật phủ phàng.Tôi thật sự là fan hâm mộ của Film VN ,nhưng tình trạng nửa vời như đã kể thì phim giải trí hay truyền hình đều xếp thứ yếu và không đủ sức lôi cuốn với người xem.Khi người ta chon 1 vé xem phim VN và vé ca nhạc thì vẫn là vé ca nhạc thôi.Điện Ảnh VN cần các nhà làm phim thúc đẩy hơn nữa.
randog đã xem gái Nhảy và cả Lọ Lem Hè Phố, nhưng không vì thế mà tôi thờ ơ với các phim nghệ thuật. Tôi đã xem Lưới Trời và tôi rất thích. Tôi cũng xem cả Của Rơi nhưng phong cách của đạo diễn Vương Cương hơi khó hiểu.
Điện ảnh mà không có những phim như Của Rơi thì chết!!! Nhưng khong có các bộ phim để giải trí thì không phải là điện ảnh!!!
Phim nào cũng coi hết, miễn là nó hay. Tôi luôn thận trọng tham khảo ý kiến của mọi người trước khi quyết định coi một phim nào đó.
Nếu không thương mại,bạn có coi phim việt nam không? …. dzạ xin thưa là có coi … nhưng khổ nỗi là không bít phim đo là phim gì vì Việt Nam ít quảng cáo lắm… làm sao bít được….Không bít nó chíu ở rạp nào cả…. Mỗi khi đến rạp ..thì hầu hết thấy toàn phim nước ngoài…. hiện bây giờ thì thấy toàn phim HQ và Mỹ…. Lâu lâu thấy phim VN nhưng chiếu được năm ba ngày thì không thấy phim đó lại chạy đi đâu rồi…hixhix..chẳng lẽ đi kiếm phim đó… Hết đợt chiếu phim đó rùi thì thôi..khỏi xem…..
Điện ảnh được gọi là Nghệ thuật thứ 7, mỗi người sau khi xem 1 phim nào đó đều có cảm nhận và suy nghĩ của riêng mình. Tất nhiên là xem xong thì nope sẽ so sánh và có cái nhận xét theo khả năng của mình, nhưng nếu phim dạng như LLHP thì cho thêm tiền bồi dưỡng nope cũng ngồi nhà ôm comp đọc bài bình luận của MB còn hay hơn.
Câu trả lời của tui là KHÔNG nếu phải đi ra rạp để coi phim VN, và tui cũng chưa hề xem LLHP & GN dù cũng có tò mò. Những lý do mà tui không thích thì không mới với mọi người, chỉ muốn nêu lại ở đây để tiện đường…bàn lựng:
1. Nội Dung : đề tài trong phim VN không phải là nghèo nàn, cái nghèo là ý tưởng thể hiện, VD : phim nào nói về nông thôn cũng có nhiêu đó : đồng lúa, bờ đê & con trâu, rồi phim về tình iu thì thế nào cũng có cảnh nhân vật nữ chính …ói để báo cho pà kon bít là tình iu đã đơm hoa kết trái….
2. Diễn viên : cũng có nhìu người đẹp, nhưng diễn xuất thì wé tệ, còn người bít diễn thì … lại xí
3. Lồng tiếng : cái khỏan này là oải nhất, khi mà mở tivi ra lúc nào cũng nghe những giọng nói y hệt nhau, đều đều đến mức ngủ được. Theo tui thì tiếng nói chiếm 50% sự diễn xuất, vì nó phải phù hợp với tâm trạng nhân vật, hiện nay phim VN lồng tiếng nghe như Kịch, đúng hơn là như …Đọc.
4. Dàn Dựng : cẩu thả vô cùng, chẳng hạn khi xem Đồng Tiền Xương máu, NV Lan Anh do TNA đóng vừa đi vô xí nghiệp đang bỏ áo ngoài quần, đi ra thấy đóng thùng liền, còn gọi điện thoại công cộng không cần dùng thẻ hay đi xe ôm mà lúc nào thò tay vô túi áo cũng có đúng số tiền cần trả
Tuy nhiên, cũng có nhiều phim truyền hình coi được như : Người Hà Nội, Phía Trước là bầu trời…và đa số là phim ngòai Bắc. Còn diễn viên, theo tui có Lê Khanh & Trần Lực là tương đối chuẩn.
Đó là thiển ý của tui, có gì mong các vị chỉ giáo thêm ạ
Ý ..a no1fan cũng có nhiều chuyện muốn thăm hỏi các bác đd nè :tại sao vn toàn làm film xh ?Tại sao phim vn ko dùng bất cứ kĩ xảo nào hết ? có phải vì không có khả năng hay ko tự tin làm những loại phim như vậy ?
Tui mún coi lắm lắm những bộ phim chất lượng của vn không có nhàm chán như bây giờ . Tại sao không thử đóng phim dựa vào truyện tranh (tui ghiền truyện tranh lắm , hehe) Tui thấy rất nhiều nd hay , không phải như các bài báo phê bình là nhảm nhí đâu ? Sao không tìm kiếm 1 cái gì mới mẻ hơn ?
Phim VN nghệ thuật cái kiểu trên mấy của mấy bác điện ảnh CM VN nhà mình nên khó đi đền gần khán giả lắm. Sao ko thử vừa làm phim nhẹ nhàng để khán giả thưởng thức vừa giải trí, vừa mang các yếu tố lãng mạn được tạo bởi các góc quay đẹp. Nghệ thuật đôi khi chỉ đơn giản là thế thôi. Đừng đao to búa lớn như phim điện ảnh VN mãi nữa. Cuộc sống đã phức tạp lắm rồi, con người bị stress nhiều lắm rồi, điện ảnh nên làm 1 cái gì đó nhẹ nhàng hơn, nếu điện ảnh mà ko làm tròn chức năng Giải Trí (1 trong 3 chức năng chính của điện ảnh ngoài hai cái kia là: phản ánh cuộc sống và giáo dục) của nó nữa thì điện ảnh VN thật đáng trách.
Theo tôi, phản ánh cuộc sống cũng là 1 chức năng mà ĐA VN chưa phát huy hết. Cuộc sống hiện đại và hơi thở thời đại ngay xung quanh mà các bác biên kịch bói ko ra 1 kịch bản nào. Suốt ngày đi viết ba cái mà cho là nhân văn, là nghệ thuật mà công chúng thật khó nuốt nổi. Đơn giản họ ko chấp nhận vì họ ko thầy được bản thân mình và cuộc sống của mình được phản ánh qua điện ảnh.
Gái Nhảy và Lọ Lem Hè PHố ko chỉ kéo được khán giả trở lại rạp vì tò mò mà vì họ biết được những gì trên phim cũng là cuộc sống của họ ngoài đời. Đề tài thật mới, thật gần và thật SHOCK. Khi đến rạp, tôi nghe tiếng khán giả bình luận và cười từ đầu đến cuối phim. Điều này thật LẠ đối với phim VN. Họ có biết, họ có cảm nhận thì họ mới cười và bình luận. Tuy 2 phim này chưa thực sự là 1 phim DA hay và còn có quá nhiều hạt sạn nhưng hy vọng sẽ là một khởi đầu cho 1 nền DA tươi trẻ và gần gũi với công chúng.
Cho nên nếu ko kéo được khán giả đến rạp thì chức năng thứ 3 của điện ảnh coi như bỏ xó.
Điện ảnh VN ơi, thế các bác đang làm gì vậy???
Mà sao không thử làm phim của MB cho các member của MB coi ha?! thử làm để biết làm phim có khó không chứ ngồi đó chê hoài hổng thấy mệt hả? người ta nói “Muốn ăn thì phải lăn vào bếp ” chứ ! Mấy bác thấy có đúng không , À mà , làm phim mà cần đạo diễn thì không được quên no1fan đâu !
choy oi la choy, bác no 1 fan nói nghe hay nhỉ, bộ ko làm được là ko có quyền nhận xét hay sao mà bảo là “muốn ăn phải lăn vào bếp”. Mỗi người 1 công việc chứ đâu phải cứ muốn có phim hay xem là ai cũng phải đi làm phim đâu. Điện ảnh VN chưa làm tròn nhiệm vụ là có lỗi với nhân dân, nhân dân có quyền phản ứng chứ.
No 1 fan coi chuyện làm phim cứ dễ như chuyện MB tụ họp đi chơi vậy, suy nghĩ hay nhỉ????
Làm phim khó thật nhưng đó là chuyện của mấy ông làm phim, nghề nào mà chẳng khó, chẳng đòi hỏi kĩ năng và học hỏi….Phải nhìn vào người ta để improve và cultivate mình chứ….
1 bộ film bạn đi coi(rạp, hay ở nhà cũng thế),đó chính là bộ film thương mại.
Film VN nhìn ở góc cạch VN thì là nhất rồi, các bạn có bao giờ thấy film mỹ làm về VN đoạn giải gì chưa. Chỉ có người VN làm về chiến tranh việt nam mới đáng xem, bởi vì họ từ trong đó đi ra, họ hiểu họ phải làm gì.
2003-2023