(TPO) Những bộ phim về sự thật tàn khốc về cuộc chiến sẽ được trình chiếu tại Viện Goeth, Hà Nội từ ngày 18/11 đến 5/12 nhân kỷ niệm 60 năm kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai và chế độ độc tài phát xít.
Đó là 1 bộ phim được sản xuất hoặc từ khá lâu hoặc mới sản xuất.Một số buổi chiếu phim được đan xen với các tham luận và hội thảo mở về những năm cuối và sự sụp đổ của chế độ phát xít Đức. Các bộ phim đều được dịch sang tiếng Việt.
Chiếc cầu sản xuất năm 1959 của đạo diễn Bernhard Wicki sẽ được trình chiếu vào ngày 18/11. Bộ phim này được đề cử giải Oscar cho thể loại phim chống chiến tranh. Bối cảnh phim diễn ra vào năm 1945, những ngày cuối cùng của chiến tranh, những chàng tân binh Đức tham gia vào một cuộc chiến vô nghĩa để bảo vệ một chiếc cầu.
Ngày thứ chín được sản xuất năm 2004 của đạo diễn Volker Schloendorff. Bộ phim sẽ được trình chiếu vào ngày 27/11 kể về Linh mục Jean Bernard, bị nhốt trong trại tập trung ở Dachau, được nhận 9 ngày phép. Trong thời gian này, ông phải đến hợp tác với phát xít. Nếu ông không làm theo, gia đình ông và những bạn tù khác sẽ gặp nguy hiểm.
Hoa hồng trắng sản xuất năm 1982 trình chiếu vào ngày 19/11 và 3/12 của đạo diễn Michael Verhoeven. Munich năm 1942: Hoa hồng trắng là tên một nhóm sinh viên Đức đã rải truyền đơn kêu gọi phản đối Hitler và họ đã bị lên máy chém
Sophie Scholl sản xuất năm 2004 của đạo diễn Marc Rothemund trình chiếu vào ngày 19/11 và 28/11.Sophie Scholl bị Gestapo, cảnh sát mật phát xít Đức bắt và bị một sỹ quan phát xít tên là Mohr hỏi cung. Một cuộc chiến tay đôi về tinh thần mà sau đó, Sophie sẵn sàng chết cho tự do và sự công bằng.
Ngày tàn sản xuất năm 2004 của đạo diễn Oliver Hirschbiegl trình chiếu vào ngày 20/11, 24/11, 27/11.Buổi thảo luận sẽ được diễn ra sau buổi chiếu ngày 24/11.
Những giờ phút cuối cùng của Đức Quốc xã. Các phần tử chính của chế độ độc tài tập trung quanh Hitler, sống trong hầm chỉ huy với sự cuồng tín và tuyệt vọng và đi đến tự sát.
Những tên sát nhân trong chúng ta sản xuất năm 1946 của đạo diễn Wolfgang Staudte sẽ được trình chiếu vào ngày 20/11, 5/12. Trở về Berlin vào năm 1945, hai con người với đau khổ và tội lỗi trong chiến tranh, tìm đến với nhau. Tuy nhiên, khi nhân vật thứ ba xuất hiện, ký ức lại dội về…
Napola sản xuất năm 2004 sẽ được trình chiếu ngày 1/12 và 5/12. Bộ phim nói về Thanh niên thời đức quốc xã và nhóm Napolas, một thế hệ kế tục phát xít tinh nhuệ. Phim đã nói lên sự thật về việc tuần theo mệnh lệnh một cách mf quáng.
Khi tôi 19 tuổi sản xuất năm 1969 của đạo diễn Konrad Wolf trình chiếu vào ngày 23/11. Một thanh niên Đức lớn lên tại Liên Xô, trở về Đức với tư cách là một trung úy Liên Xô và chứng kiến quân đội Liên Xô giành chiến thắng trên quê hương mình.
Thanh niên quốc xã Salomon sản xuất năm 1990 của đạo diễn Agnieszka Holland được chiếu vào ngày 30/11 và 1/12. Để tránh khỏi bị bắt và bị giết, chàng thanh niên Do Thái Salomon Perel đã phải tự nhận mình là Người gốc Đức. Salomon đã làm “sự nghiệp phát xít” dưới hình thức ngụy trang khéo léo…
Chàng Jakob nói dối sản xuất năm 1974 của đạo diễn Frank Beyer trình chiếu ngày 30/11 và 3/12. Trong trại tập trung của phát xít Đức, người Do Thái bị đối xử như súc vật. Khi Jakob Heym được biết là quân đội Liên Xô đã tiến vào rất gần, anh hy vọng có thể cứu được bản thân. Nhưng anh phải nói dối và rơi vào hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm…
Lan Anh
2003-2023