Trương Nghệ Mưu sinh ra và lớn lên tại tỉnh Thiểm Tây Tây An, thuộc miền Bắc Trung Quốc. Cha của ông bị mọi người dè bỉu vì đã từng phục vụ cho Quốc Dân Đảng. Trương Nghệ Mưu nhớ lại, khi ông 6 hay 7 tuổi, ông vô tình tìm được trong ngăm kéo của mình một cái cúc áo bằng đồng thau. Ông liền đưa cho mẹ, thì ngay lập tức mẹ ông vứt nó đi vì trên ấy có in hình cờ Quốc Dân Đảng. Năm 1974, Trương Nghệ Mưu đã mua một chiếc máy camera và bắt đầu đưa những tấm hình của mình lên các tờ báo địa phương. Ông chăm chỉ tìm tòi và học hỏi những kỹ thuật từ sách vở. Trương Nghệ Mưu gia nhập vào Học viện Điện Ảnh Bắc Kinh khi 27 tuổi, lớn hơn 5 tuổi so với giới hạn cho phép. Tuy nhiên, Trương Nghệ Mưu đã gặp Bộ trưởng Văn Hóa mong ông xem xét qua hồ sơ của mình với những tác phẩm tuyệt vời nhất của bản thân, Trương Nghệ Mưu đã được xét duyệt gia nhập vào Học viện Điện ảnh Bắc Kinh.
Sau khi tốt nghiệp ra Học viện, công việc đầu tiên của Trương Nghệ Mưu là làm một nhà quay phim. Ông đã hợp tác cùng đạo diễn Trần Khải Ca quay bộ phim Yellow Earth vào năm 1984. 1987, Trương Nghệ Mưu đã đạo diễn bộ phim đầu tiên của mình, Red Sorghum (Cao lương đỏ). Trong bộ phim này, bản thân Trương Nghệ Mưu cũng tham gia diễn xuất. Ông đã mời Khương Văn, một đạo diễn và diễn viên tài năng của điện ảnh Trung Quốc cùng với nữ diễn viên Củng Lợi, người đã trở thành dấu ấn riêng của Trương Nghệ Mưu. Bộ phim tuy ngắn nhưng đã đạt được một thành công rực rỡ với doanh thu 75 triệu nhân dân tệ trong suốt năm ấy. Nhưng bộ phim cũng đã gặp phải những khó khăng khi bị chính phủ Trung Quốc lên tiếng cho rằng phim đã làm ô uế tinh thần với hình ảnh những kẻ thổ phỉ hung hãn, thô tuy. Tuy nhiên, Trương Nghệ Mưu cũng đã làm một thỏa hiệp khi lồng vào đấy một câu chuyện kháng Nhật của nhân dân Trung Quốc. Red Sorghum cũng đã thể hiện hình ảnh người phụ nữ truyền thống đứng lên chống lại sự đàn áp của kẻ thù và cả sự đam mê tình dục. Đây là những điều mới mẻ đối với điện ảnh Trung Quốc vì trước đó, những điều này chưa hề xuất hiện trong bộ phim nào. Red Sorghum đã mang đậm có một hình ảnh tràn đầy màu đỏ trong suốt cả bộ phim, một hình ảnh đặc trưng về kỹ thuật mô tả một đặc điểm riêng trong phong cách của Trương Nghệ Mưu. Ông nói: Trong khi mày đỏ là màu của cuộc sống, thì nó cũng là màu của cái chết. Bộ phim được Trương Nghệ Mưu cải biên từ tiểu thuyết Gia tộc cao lươnng đỏ của nhà văn Mạc Ngôn.
Năm 1989, Trương Nghệ Mưu cho ra đời bộ phim Ju Dou (Cúc Đậu), một câu chuyện về người vợ phản nghịch tại một vùng thôn quê Trung Quốc năm 1920. Lần này Trương Nghệ Mưu tiếp tục cam đoan bộ phim sẽ được dựa theo đúng nguyên tác của tiểu thuyết được xuất bản năm 1940. Nhưng phim vẫn bị chính phủ Trung Quốc cấm trình chiếu trong một thời gian dài. Cúc Đậu là một người vợ phản nghịch đã có một mối quan hệ bất chính với đứa cháu trai của người chồng hung bạo. Nhân vật người chồng ấy cũng là một đặc trưng cho những nhân vật nam lớn tuổi khác trong các tác phẩm sau này của Trương Nghệ Mưu.
Với Raise the Red Lantern (Đèn lồng đỏ treo cao), lại một lần nữa khán giả sẽ bắt gặp hình ảnh người phụ nữ kiên cường trước áp lực của người chồng. Trong bộ phim này, nhân vật người chồng khá đặc biệt vì khán giả sẽ không thể nào thấy được khuôn mặt của ông ấy. Ông treo những chiếc đèn lồng đỏ trên nhà của bà vợ nào thì đêm ấy ông sẽ đến đó ngủ. Dựa theo tiểu thuyết Phu thê thành đàn của nhà văn Tô Đồng, hình ảnh những chiếc đèn lồng đỏ là điều mà Trương Nghệ Mưu muốn gửi tới khán giả một vật tượng trưng cho sự áp bức đối với cácbà vợ. Raise the Red Lantern cũng đã bị cấm tại Trung Quốc trong một khỏang thời gian dài.
2003-2023