Không hiểu tại sao mà gần đây tôi luôn vớ phải những cuộn film về tu hành.Dù muốn dù không tôi cũng cảm thấy mình đang chịu ảnh hưởng từ những đạo lý nơi cửa phật, cổng nhà thờ.Ít nhiều gì tôi cũng suy nghĩ về cái vấn đề mà tưởng chừng rất đơn giản nhưng nỏ công suy nghĩ và tìm hiểu mới thấy nó thâm thúy đến mức nào.
Đi đến đâu cũng thấy nhà thờ hay chùa, hoặc bét nhè ra cũng có đình, có miếu.Dĩ nhiên là có nhà sư, cha, hay các vị sư cô ngày đêm niệm nam mô, đọc kinh cầu nguyện và luôn tâm nguyện giữ thân trong sạch.Tôi chợt tự hỏi khái niệm tu hành có từ bao giờ và vì sao lại phát triển như thế, trong khi đó là 1 cái vô hình vô dạng, ko nắm lấy được, ko sờ tận tay và dĩ nhiên có dùng cái mũi ngửi cũng chả ra cái mùi vị nào cả.
Xã hội loại người trải qua bao nhiêu sự biến đổi nhưng đi qua 5 chế độ xã hội chính.Ở cái thời công xã nguyên thủy với những con – người sống thành bầy đàn, ăn lông ở lỗ, chuyện sống chết, tin cậy vào mỗi ông già làng vì ông ta là người sống lâu nhất và có nhiều kinh nghiệm sống.Vậy thời đó, ai sống thọ nghiễm nhiên được tôn kính, dù cho họ sống sai hay sao đi chăng nữa.Ở chế độ xã hội này liệu đã có sự tu hành hay chưa ? Có lẽ là chưa
Ngày càng ngày, của cải vật chất dư thừa nảy sinh ra chuyện 1 số người tư hữu riêng và trở nên giàu có.Cái khái niệm tham-sân-si-hỉ-nộ-ái-ố bắt đầu hình thành.Có lẽ tu hành bắt nguồn từ đây.Dĩ nhiên là tu hành phải vất bỏ hàng loạt các khái niệm sung sướng kia nên phỏng đoán là vậy.Nhưng lịch sử không nói như vậy.Cái thời này, thầy tu còn sướng hơn cả dân thường – điển hình là nô lệ.Thầy tu có thịt ngon, gái đẹp, rượu thơm nồng nàn, đi có xe có kiệu, đôi khi lại còn giở trò đòi cõng.Vậy là chờ đợi tiếp sang 1 chế độ khác.
Chế độ phong kiến.Nhắc đến chế độ này hẳn ai cũng nhớ nhà sư Trần Huyền Trang lặn lội từ nước Đại Đường sang Thiên Trúc thỉnh kinh về.Đấy, có tu hành, có khổ hạnh, có hành xác rồi đấy.Và cũng có film rồi đầy.Cái khái niệm tu hành giờ đây mang 1 ý nghĩa cao lớn và thoát tục.Đại khái, cuộc sống hiện tại chỉ là cuộc sống tạm, chết đi rồi mới là sự sống vĩnh hằng, vì thế, đừng bon chen, ham hố để rồi khi ra đi ai cũng như ai, trở về nơi cát bụi.Nhà sư Trần Huyền Trang là nhân vật có thực, chuyến đi gian khổ của ông cũng có thật nhưng lên film thì nó khác sự thật.Người ta thêm thắt Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng và….cả Quốc Vương vương quốc nữ giới xinh đẹp say mê lòng người để hòng làm film thêm hấp dẫn.Cái tu trong film và ngoài đời của trường hợp này giống nhau và mang những ý nghĩa cao đẹp.Dẹp bỏ tạp niệm, ăn chay, niệm phật, tin tưởng mãnh liệt vào 1 sức mạnh siêu nhiên nào đó âu cũng là giá trị tinh thần trong cuộc sống con người.Người ta sợ film khô khan, nên thêm phép tiên, bay bỏng, bay vèo vèo và đánh nhau chí chóe hòng nổi bật lên những hành vi cao đẹp của đại sư kia.Bao nhiêu cám dỗ vẫn không khiến cho đại sư lùi bước, 1 mực bần tăng xin thí chủ thế này thế nọ…
Vậy đấy, ngày xưa, người tu hành hành xác khổ cực, sống với manh áo cà sa, với rau cỏ sân vườn ăn kèm gạo trắng, với chút muối mặn mặn đầu môi hòng trả nợ hồng trần và làm phúc.Film ngày xưa chuyển tải nguyên vẹn hình ảnh đó, thêm thắt chút ít gọi là cho trí tưởng tượng bay xa…..
2003-2023