Scent of a Woman

1992-12-23
R
157
Đạo diễn
Martin Brest
Diễn viên
Al Pacino, Chris O’Donnell, Gabrielle Anwar, James Rebhorn, Richard Bradford

Phim này chỉ vì cái tựa …mất dạy thế mà tôi bị cấm coi hồi nhỏ. Nhưng tôi biết Al Pacino của tôi không bao giờ đóng mấy phim chuồng trại đó bao giờ. Được nghỉ 1 tháng sau khi thi HK xong, tôi quyết tâm hâm nóng tìn iu kiểu Ý của mình bằng cách coi thêm cho đủ hết gia tài 46 kịt tác của ông, tất nhiên có cả Scent of a Woman, ôi chao, cái tựa tiếng Anh nghe trong sáng hồn hậu làm sao!!!

Mới dzô phin đã tưởng con mụ cho thuê video đưa nhầm: chòi, gì tòan học trò 17,18 giỡn hớt tung tóe không dzậy??? Chút nữa lại thấy anh Chris O’Donnell “Bat-boy” lượn qua lượn lại trong bộ đồng phục quần xanh áo trắng nữa chứ. Thôi gòi Lượm oi! Nhưng không lo, bầu trời không có …dơi đã từ từ quang đãng hơn, anh Chris nhà nghèo hiếu học đang loay hoay kiếm việc làm thêm lúc được nghỉ lễ Tạ Ơn: trông một ông già, dạng như giữ trẻ dzậy, có điều đỡ phải thay tã. Á, còn ai trồng khoai đất này, tôi hòi họp theo dõi xem lần này Al đẹp tươi của tôi (phin làm năm 92, Al vẫn còn long lanh chán!)sẽ nhăn nheo rúm ró thế nào để phải cần một tay trường dự bị đại học trông nom hộ. Lúc đứa con gái của lão thấy có người tới nhận việc thì mừng run cả tay là tôi bít có chiện gòi: lão này chắc phải dị nhân lắm đây. Đúng như dự đóan, chưa tới căn chòi lão ở đã nghe tiếng quát tháo chửi rủa một đứa cháu nghịch ngợm đang soi mói nhìn vào phòng lão, cái giọng khàn trầm quen thuộc: Al!!! Anh Chris ngơ ngóng bước vào, thấy trong góc khuất có một người đang ngồi, đồng phục nhà binh rất chỉn chu. Ông ta khi thì quát phần phật, khi thì chửi xơi xơi, khi thì chì miết giọng đầy khinh miệt cật hỏi, túm lại có bao nhiêu thông tin anh này thuộc diện xóa đói giảm nghèo sao đó đều bị khui ra chế giễu, cho đến khi ảnh rụt rè giải thích tại sao mình lại đủ tiền triệu để theo học ở cái trường prep (dự bị ĐH) tòan dân con ông cháu cha của khu New England đó: “tôi đạt danh hiệu học sinh ưu tú quốc gia Thế, anh Chris coi như đúng diện học bổng vượt khó học giỏi. Còn lão Al đúng lọai tướng về hưu sầu đời, cục cằn lỗ mãng. Lão uống whiskey như hũ chìm nữa chứ. Nhưng khi Al lặng người một lúc trước vẻ nghẹn ngào của Chris, ông run run lần tay tới ly rượu đặt trên bàn: ông không thấy đường!

Ông như con chó mù sửng lông gầm ghè đầy tự vệ, một tên lính gàn hay nghịch bậy, làm chết một đứa bạn thân và làm mù mắt mình, một gã công tử ngông xách tuồn tuột anh hai lúa Chris lên New York hoa lệ ăn chơi ngày cuối tuần, một thi sĩ sùng bái phụ nữ và ba hoa rằng chi cần ngửi nước hoa nàng xức là đóan được tên tuổi, tính cách và sở thích của nàng, một bá tước bặt thiệp và sành điệu, rành tango và xe Ferrari, một ông già bị con cháu ngán ngẩm ghẻ lạnh, một người cô đơn, một tên liều mạng. Chân dung thô ráp sần sùi của ông tướng mù hiện lên thật và sắc cạnh đến đau buốt. AL kéo gã trai 17 xồng xộc qua các mảng loang lổ của cuộc đời mình, cảm xúc của mình, từ nhúm bà con khinh ghẻvà quá khứ đau buồn, đến bữa ăn tối xa hoa và bản tango có một không hai với một người đẹp lạ mặt, đến trò lái xe tốc độ qua đường phố NY, nên nhớ ông hòan tòan không thấy một chút ánh sáng nào khi thực hiện những kì công này. Ông làm cậu phục le khi chỉ cần nghe mùi dầu thơm cô tiếp viên hàng không xức là đóan được cô từ đâu tới, mấy tuổi, tính cách chung ra sao, vùng đó ở thời điểm đó hay đặt tên con gái lớn lên thành người như cô thì là gì và từ đó kể vanh vách như đọc từ hồ sơ của FBI về cô này trước cái hàm không khép lại được vì kinh ngạc của Chris. Ông làm cậu toát mồ hôi hột khi dí nòng súng vào đầu mình, rồi vào ngực cậu. Ông thử thách cậu, và chính tâm hồn cao đẹp của gã trai trẻ này đã kéo ông về lại với ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Nhưng thôi, đó là đọan cuối hơi bị chicken soup được dẫn dắt từ cái theme thứ hai của phim mà tôi chưa kể ra đây sợ mất hay. Chứ tòan bộ câu chuyện là một sự cuốn hút khó tả, như cái bề mặt càng xù nhám thì độ bám dính càng cao vậy.

Phim về character study như Scent này làm rất khó vì nếu tả kĩ quá sẽ bị chê là tủn mủn lặt vặt, tả sơ hay “thơ” quá thì người ta chê xạo, mà tả chân hay mộc quá thì chuyển sang phim tư liệu luôn cho gòi. Nó như một món ăn mà phần nguyên liệu quá sơ sài giản dị, chỉ trông mong vào cái tinh tế uyển chuyển của gia vị mà thành món ăn ngon. Gia vị nêm, ngòai 1 thìa 1 muỗng đếm đong ra, còn phải lựa lúc nào cần nêm gì, nên nêm trước khi sôi, trong khi sôi hay sau khi sôi một tí, rồi còn nêm cái nào trước, cái nào sau, nêm muối trước nêm đường sau thì cái vị nó khác với bỏ cả 2 thứ vào cùng lúc à! Cũng vậy, Scent mà đảo thứ tự “ăn chơi” hay kể xuôi thành tich bất hảo của cậu Al thì khó mà đạt đến cái vừa miệng đến…nghẹn ngào của Mùi hương. Cũng vậy, Scent mà kể chuyện Al “trên thông thiên văn dưới thông địa lí” sòn sòn, đơn điệu và vòng vo mỗi cảnh như ông thầy văn kể chuyện Chí phèo quàng khăn đỏ chẳng hạn, thì còn gì là lão Al kháy đời, lão Al dằn vật, lão Al sành sõi lọc lõi, lão Al ngột ngạt bức bối, lão Al kiêu bạc và bạt mạng nữa.

Ngoài As good as it gets và Fargo ra, Scent of a woman là một trong số hiếm những phim độc về thể lọai character study này mà các boomers không thể bỏ qua.

(reviewed by athospk)

Comments

2 responses to “Scent of a Woman”

  1. iosha_f Avatar
    iosha_f

    Đồng ý hòan tòan với Sunny! Cứ 1 lần xem phim là chụa lần xem lại bản tango của Al, quá tuyệt, nhạc cũng hay muh Al nhảy “sõi” quá đi mất! 1 lão mù, cô độc, chỉ dựa vào mùi hương muh cảm nhận mọi sự việc, k0 biết có đúng k0, nhưng đấy là thế giới riêng của lão – 1 kẻ hay quát tháo với cái giọng khàn khàn (điểm đặc biệt nhất của Al ). 1 anh chàng sinh viên hơi… ngáo, nhưng tốt bụng. 1 kịch bản k0 có gì nổi trội nhưng làm người ta k0 thể bỏ dở giữa chừng (có ai từng thấy 1 lão mù phóng xe bạt mạng chưa? ). 1 bản tango thật hay! Tất cả, tất cả đã tạo nên 1 Scent of a woman K0 THỂ K0 COI, nhất là những ai từng mê Al (qua Godfather hay Scarface hay Carlito’s way) sẽ gặp 1 Al rất khác, rất tội nghiệp. OSCAR cho Al là xứng đáng!

  2. indy Avatar
    indy

    Cái phần TANGO trong phim này là cực kỳ tuyệt vợi. Diễn Xuất của Al Pacino rất hay, thầm chí phải nói là “Một không hai”. Nên xem phim này 3 lần để biết được những điều qúa nghệ thuật của STORY này. Phim càng xem càng thích.

    Riêng tôi, tôi xem 6 lần nhưng còn khúc TANGO thì tôi xem hơn 50 lần.

Leave a Reply