Phim dựa trên một câu chuyện có thật về một trận chiến đẫm máu đầu tiên vào năm 1956 trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam của quân đội Mỹ
Lúc bấy giờ, khi mà tình hình quân đội đang trở nên nguy kịch trầm trọng vì quân lực Mỹ đang bị chia cắt hòng bổ sung khắp các mặt trận trên toàn miền Nam Việt Nam thì trong một trận đánh, chỉ với 400 binh lính trong tay, Lt. Col. Hal Moore ( Mel Gibson ), chỉ huy trưởng vẫn quyết định chống trả trong khi lực luợng quân giải phóng VN đông hơn nhiều…
Comments
8 responses to “We were soldiers”
Kết cục của quân Việt Nam trong phim quá bi thảm ,đám quân trước bị lính Mĩ giết ,đâm sạch, số còn lại bị trực thăng Mĩ quét sạch .Bị quân Mĩ chất đống ,lại còn so sánh với 1 lính Mĩ bị chết .Tui khoái phim này lắm ,một phim chiến tranh hay
Đây dúng là một trong những phim chiến tranh hay nhất mà tui đã xem ,dàn trận ăn đứt giải cứu binh nhì Ryan
Trời ơi “…kết quả là B52 làm láng cà 2 bên ! Heheheh…” Đúng là một…khán giả đang ngồi …xem phim !
Tội Đơn Dương khi lần đầu tiên tham gia đóng film được ngay cả các tờ báo lớn ở VN ca ngợi là người VN đầu tiên được đong 1 bộ film Hollywood lớn có sự tahm gia của nam tài tử nổi tiếng Mel Gibson nhưng sau khi film chiếu thì chính các báo này lại quay lại chửi anh ! Thua … Đời là thế !!!!
to shinichi : Đây là trận đánh trong thung lũng Ia Drang thuộc dãy Chu Pong trong chiến dịch Playme của Mĩ nhằm ” đánh vào xương sống ” Việt cộng và sự thật ra sao thì bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại trang [http://www.ttvnol.com]
Anh hùng kiểu Mĩ, sau trận đánh này chính phía Mĩ phải thừa nhận đây là thất bại to lớn và nhục nhã , lính Mĩ bị bộ đội rượt chạy như vịt trong thung lũng tuy theo lời thíếu tá Nguyễn Hữu An , người tham gia chỉ huy trực tiếp trận đánh này , phía Mĩ thiet hai khỏang gần 400 và bộ đội VN là khỏang gần 2000 , 1 con số quá chênh lech tuy nhiên điều này cũng dễ hiểu vì co khí tài quân sự quá chênh lệch giữa hai bên , ở đây cũng là lần đầu tiên Mĩ sử dụng B52 trực teip tham gia danh phá , bó tay và kết quả là B52 làm láng cả 2 bên ! heheheh ….
ko
theo tui thi don duong dong dat do cho
nhung tai ban nhin theo cai nhin phien dien nen ko thay cai hay, cai that cua bo phim
tui thich phim nay vi no ko thien ve ai ca
tu my cho toi vn, deu co mat mat, dau thuong
.
tui thich doan mo dau va canh anh phong vien sau cuoc chien
va nhat la cai tua de “we were solidiers”
Crap …#&%^(^&$%^#$#
Khuyên mấy bạn đừng coi phim này,coi xong rồi bực mình thêm,thằng cha Đơn Dương chỉ biết nói lảm nhảm,kick @ss chả cho rồi…hum
Nội dung phim chắc hẳn các bạn đã biết khá rõ. Cốt truyện chính là xoáy vào trận chiến giữa Việt Minh và Mỹ ở thung lũng La Drang hẻo hút nào đó. Thời gian qua, MB đã có khá nhiều bài tranh cãi về phim này. Có người cho rằng phim cực đoan, phiến diện, thiếu thực tế v.v… Có người khác cũng cho rằng phim coi khá hay, hấp dẫn v.v… Và đây là ý kiến của tôi.
Liệu chúng ta có quá khắt khe hay không trong cách nhìn về bộ phim này? Thật sự mà nói, nội dung phim cũng đơn giản, hao hao nhiều phim về chiến tranh khác như Saving Private Ryan, Black Hawk Down v.v… Nhưng điều thu hút mọi người, và các bạn chính là nói về cuộc chiến ở VN, và điều thứ 2, lần đầu tiên Mỹ mời một diễn viên từ Việt Nam sang đóng!
Có nhiều ý kiến cho rằng, người Mỹ làm phim về VN rất phiến diện, tôn vinh “chủ nghĩa anh hùng Mỹ”. Mel Gibson trong vai một vị tướng anh dũng… còn Đơn Dương chỉ là một vị tướng hèn nhát ?!! Hoặc cũng nhiều ý kiến cho rằng Mỹ “làm ngu” quân đội VN v.v… Rất nhiều ý kiến ! Nhưng theo tôi, đây là một trong những phim rất khá về đề tài chiến tranh VN. Phim chỉ đơn giản lên án chiến tranh, miêu tả sự tàn khốc và khốc liệt của chiến tranh, và những tiêu điểm của nó là vai trò của người lính đối với gia đình của họ. Ai đã xem phim ắt hẳn sẽ thấy sự khốc liệt tàn bạo, hậu quả của chiến tranh để lại. Thương vong, chết chóc hòa với máu của người lính và nước mắt của người thân họ. Tôi không phải người Mỹ, nhưng tôi cũng thấy một chút quặn lại khi xem cảnh người vợ nhận giấy báo tử của chồng, không thể thốt nên lời, chỉ biết “ư ư.. ứ ư…” và bật òa tiếng khóc… Đó là chiến tranh ! Có hi sinh, có chết chóc.
Ngoài ra, tôi cũng nghĩ rằng người Mỹ đã rất cố gắng xây dựng một cách nhìn khách quan hơn về cuộc chiến trong bộ phim này. Khách quan nhưng không phải là phải phù hợp, chính xác với cách nhìn của chúng ta. Chính trị/chiến tranh là một đề tài tế nhị. Ai cũng một mực bênh vực cho lý lẻ và lý tưởng của mình. Vì thế một cuộc chiến có nhiều cách nhìn khác nhau. Chúng ta xem phim Mỹ, phải chấp nhận đi theo cách nhìn của họ, hơn nữa ngay cả chính cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng có lý tưởng khác với chúng ta. Vì thế chuyện tôn vinh những người lính Mỹ là lẽ đương nhiên. Chẳng lẽ, chúng ta ép buộc họ phải miêu tả những hình ảnh lính Mỹ gục ngã, hèn nhát và công chiếu cho công dân của họ ?? Hãy nhớ rằng Hollywood làm phim cho người Mỹ chứ không phải người Việt Nam (nơi mà thậm chí chẳng có cơ hội xem phim mới ! ).
Vậy, tại sao chúng ta không thử nhẹ nhàng đón nhận một dấu hiệu mới khả quan hơn trong phim này, chỉ xem để giải trí và quên phắt chuyện chính trị đi ? Hãy xem và đơn giản chấp nhận. Và nếu với tiêu chỉ đó, tôi nghĩ đây là phim hay ! Vì…
Ít ra, lần đầu tiên được xem một bộ phim mà những đoạn tiếng Việt … có thể nghe được. Hầu hết các phim trước đây, đều thuê người nước ngoài đóng, tiếng Việt đánh vần còn ko rành, nói năng lủng củng. Ít ra, hình ảnh người lính Việt Nam được thể hiện có tình người hơn những phim khác (vốn y những con thú man rợ. Ít ra, quân đội VN cũng “có chút đất” trên màn ảnh, để khỏi phải bắt khán giả chỉ phải xem toàn hình ảnh quân Mỹ v.v…
Có thể họ làm quân ta bắn chết quân Mỹ khá dã man, nhưng đó cũng chỉ là chiến tranh mà thôi. QUân ta cũng hi sinh nhiều vậy, chiến tranh là chết chóc ! Đó chính là lời chuyển tải của bộ phim này đến với khán giả. Ngay ở cuối phim, Đơn Dương cũng đã nói một câu:
“Người Mỹ tưởng họ chiến thắng trận chiến này ư ? Họ đã lầm, tất cả những người lính đến đây, và hi sinh. Kết quả đều giống nhau …”
Tóm lại, ý tôi muốn nói trong thread này là chúng ta nên xem phim một cách thoải mái hơn. Đừng để chuyện chính trị làm mất đi những cái hay của một bộ phim. Đừng để quá khứ của cuộc chiến làm chúng ta tiếp nhận tác phẩm điện ảnh một cách nặng nề. Hãy đơn giản xem nó, tiếp nhận nó và nếu đôi khi đụng chạm đến “tự ái dân tộc” của mình, hãy quên đi và nghĩ một ngày nào đó, chính đất nước ta – Việt Nam sẽ thực hiện một bộ phim về đề tài này hoành tráng và chân thực !!