Amadeus (1984) – The Man…The Music…The Madness…The Murder…The Motion Picture…And He’s Mozarts !

Câu chuyện được kể bằng hồi tưởng…với khung cảnh trong trại tâm thần có những con người goà thét điên loạn hoặc khóc rưng rức…với ngườ kể chuyện là một ông già mới được đưa vào đây sau khi tự cắt cổ mình, ngồi trên ghế đẩy bên cạnh chiếc đàn piano…với thính giả là một vị cha đạo không hiểu biết nhiều lắm về âm nhạc, đến chỉ để nghe xưng tội…với nền cho câu chuyện là những điệu nhạc ngân nga không dứt…

Hồi tưởng về một con người tài hoa bất diệt hiện lên qua kí ức của một người cùng thời, một người đồng nghiệp, một nhạc sĩ, người đã phải cay đắng thừa nhận mình bất tài trước âm nhạc của Mozart, người suốt đời phải day dứt dằn vặt vì lòng đố kị của mình đã giết chết một tài năng…đó là Antonio Salieri.

Mozart và Salieri, hai nhạc sĩ, hai con người, hai số phận…Một người sinh ra trong một gia đình âm nhạc, một người sinh ra trong một gia đình tiểu thương. Một người có một người cha chú trọng phát triển tài năng cho con mình từ rất sớm, trong khi cha của người kia chỉ quan tâm đến công việc làm ăn, chẳng quan tâm mấy đến con cái. Một người được đi biểu diễn khắp các triều đình ở châu Âu từ khi còn rất nhỏ, một người phải chịu giam hãm tronmg một tỉnh lị chật hẹp với ước mơ được đến Vienna, cái ước mơ chỉ được thực hiện sau khi người cha chết. Một người được tiếp xúc với âm nhạc từ rất sớm, người kia chỉ được nghe nhạc mỗi khi đến nhà thờ. Và rồi khi con người kém may mắn hơn kia đạt được những gì mình mong muốn thì “cậu bé thần đống tài ăng âm nhạc của châu Âu lại xuất hiện và lấy đi của người kia tất cả…Salieri hồi tưởng lại trong cay đắng…

Salieri vẽ ra hình tượng của hai Mozart. Hai Mozart cùng xuất hiện và cùng song hành trong câu chuyện: một Mozart đời thường và một Mozart của âm nhạc. Một Mozart đời thường thật thô lỗ, hạ lưu trong trò đùa với những người đàn bà, trong cái trò chơi chữ đảo ngược, trong những cử chỉ chế nhạo từ ngài giám mục đến người đồng nghiệp Salieri, trong cái điệu cười haha rất đặc trưng (quả thực là không biết tả thế nào)…Và một Mozart khi đã ngồi trước phím đàn, ngồi trước tờ giấy chép nhạc hay khi đã cầm cây đũa nhạc trưởng lên hoàn toàn khác…sau sưa trong âm nhạc, bộc lộ những tài năng tiềm ẩn đáng kinh ngac trong cái con người nhỏ bé đó…một thứ âm nhạc thật quyến rũ, trẻ trung và vui tươi…Một con người bị hắt hủi (đúng vậy, mặc dù trong phim thì dường như người ta không bao giờ bỏ rơi ông, nhưng cái giới thượng lưu quí tộc, cái giới chủ yếu nuôi sống các nhạc sĩ thời ấy, đã dần dần từ bỏ, loại ông ra khỏi cuộc sống của họ, kể từ khi ông không còn là cậu bé thần đồng âm nhạc Mozart nữa), bị đố kị, ghanh ghét, phải chịu sự dằn vặt suốt đời về cái chết của người cha…mà sao âm nhạc của ông lại tràn ngập sự tươi vui, niềm lạc quan, phấn khởi, tin tưởng…đến vậy? Có người cho rằng hình ảnh đời thường của Mozart là thất bại duy nhất của bộ phim, nhưng tôi lại không nghĩ như vậy. Nếu không có những hình ảnh đó thì bất quá đây chỉ là một bộ phim ca ngợi thuần tuý, lí tưởng hoá nhân vật, một bộ phim tuyên truyền không hơn không kém. Thống qua một Mozart trong âm nhạc mà ta hiểu được, cảm thông được với một Mozart đời thường. Thông qua một Mozart đời thường ta thấy được những gì Mozart thiên tài muốn nói trong âm nhạc của mình. Không có gì mâu thuẫn, không có gì đối lập, không có gì phá hỏng nhân vật…cả hai hình tượng này đều rất hoà hợp với nhau, bổ sung cho nhau để làm cho hình mẫu nhân vật hoàn thiện hơn.

Salieri đã từng rất hâm mộ tài năng củat Mozart, thậm chí đã viết hẳng một bản nhạc để tặng Mozart. Nhưng khi chứng kiến tài năng vượt trội của Mozart, những sinh hoạt đời thường của Mozart, những ảnh hưởng mà Mozart đã mang lại, lo ssợ cái vị trí mà mình đã mất bao công sức để đạt được…trong một phút giây lòng ích kỉ đã thắng thế. Salieri quyết định phải loại trừ Mozart. Một kế hoạch nho nhỏ, đơn giản được vạch ra: Salieri cải trang trong bộ áo khoác đen mà người cha quá cố của Mozart đã từng mặc khi đi dự vũ hội hoá trang, người mà kể từ khi chết tới giờ luôn làm cho Mozart sợ hãi và dằn vặt, đến đặt hàng Mozart viết một bản nhạc cầu hồn với tiền công rất hậu. Thời gian làm việc gấp gáp do bị hối thúc, nỗi sợ hãi đau đớn khi nhìn thấy hình ảnh của người cha đã quá cố, sự ra đi của người vợ Stanzi, sự thất bại của một số tác phẩm, lao tâm khổ tứ quá nhiều với việc sáng tác và biểu diễn…đã vắt kiệt sức Mozart, để rồi ông ra đi trong một ngày mùa đông lạnh giá tuyết rơi trắng đường. ra đi trong khi đang cố hoàn thành bản nhạc cầu hồn đã được đặt viết, ra đi khi chưa được biết về thành công của vở “The Magic Flute”, ra đi khi còn bao dự định lớn lao chưa hoàn thành hết, ra đi khi mới gặp lại người vợ và đứa con trai yêu quí sau một thời gian xa cách…Salieri suốt đời dằn vặt mình vì đã gây ra cái chết của Mozart, tự coi mình là kẻ đã giết Mozart, nhưng tôi nghĩ thực ra không phải vậy. Cái xã hội quí tộc đểu giả ây khai thác tài năng của Mozart, nhưng khi nhận ra ông là một nốt nhạc không chịu đi theo những khuông nhạc đã được kẻ sẵn, muốn tự mình làm nên một giai điệu, thì nó tìm cách từ bỏ và loại trừ, và Salieri cũng chỉ là một công cụ, một công cụ của cái tầng lớp quí tộc đạo đức giả, trí thức giả, cầm đầu là Hoàng đế Joseph II, một ông hoàng không hề có một chút năng khiếu nào về âm nhạc những cứ tưởng mình giỏi lắm (“Một tiếng đồng hồ âm nhạc liên tục là quá nhiều đối với một đôi tai Hoàng gia, anh lại cho ông ta tới bốn tiếng…” Salieri đã nói với Mozart như vậy sau buổi trình diễn “The Marriage of Fiagro”), với một đám cận thần Bá tước, Giám đốc nhà hát Hoàng gia…vây quanh nịnh bợ. Salieri không như Mozart. Salieri yên phận đi theo cái khuông nhạc người ta đã kẻ sẵn, để rồi sau đó thừa nhận rằng “Người ta dần quên lãng âm nhạc của tôi, còn âm nhạc của Mozart vẫn sống mãi…”

Mozart, một nhạc sĩ thất thế đã qua đời, được đưa đi trong một ngày mưa tầm tã, với một số người đưa tiễn nhỏ nhoi. cả giới thượng lưu dường như không ai thương xót ông. Nhưng những người bạn, kể cả cô hầu gái được Salieri cài vào nhà Mozart để theo dõi, đều khóc thương cho một tài năng, một số phận. Cái xe ngựa nhỏ chở thi hài Mozart dần đi xa, đi đến một nghĩa trang. Thi hài Mozart bọc trong một cái túi vải trắng được quẳng xuống một hố chôn tập thể, nơi đã có rất nhiều cái túi vải trắng như thế, và được phủ lên trên một lớp vôi bột bốc khói dưới trời mưa tầm tã. Tất cả chìm trong mưa, trong điệu nhạc cầu hồn dang dở bi thương của chính Mozart viết…tha thiết vang lên như một bản thánh ca…

Cả bộ phim như một tuyển tập các tác phẩm của Mozart: các vở opera, các bản giao hưởng, các concerto…Những nét nhạc tươi vui sinh động được kết nối với nhau bằng những cảnh quay rất đẹp. Bộ phim lôi cuốn người xem bằng vẻ đẹp âm thanh và hình ảnh của nó. 8 giải Oscar năm 1984, bao gồm cả giải cho phim hay nhất.

Một bộ phim đáng xem, cho dù bạn phải ngồi trong rạp tận 2 tiếng rưỡi đồng hồ…


Posted

in

by

Comments

One response to “Amadeus (1984) – The Man…The Music…The Madness…The Murder…The Motion Picture…And He’s Mozarts !”

  1. pi Avatar
    pi

    co^ do+n trong caí do^ng du’c nhu+ng la.i la` su+. co^ do+n nga^`m, va^ng, 1 su+. co^ do+n nga^`m…

    Toî cu+’ tuo+ng? ba?n nha.c ( march) ma ` Si vie’t ta.ng cho Mozart la `ba?n nha.c bie’n tau’ cua? 1 khu’c nha.c vo ti`nh ong do.c lo’m dc trong buoi? tie.c ho^m no.?!? Hi`..cha’c la ` toi suy die^ñ sai? heheh…

    Du` sao thi` SI va^~n co^ng nha^.n taì na)ng tha.t su+. cua? Mozart…nhu+ng vi` lo`ng ghanh ghe’t va` su. lo so. bi. ma’t vi. tri’ cua? mi`nh qua’ cao…nen^n no’ da~ vo^ ti`nh vuo.t qua’ cai’ dam me^ nguoñg mo. ta`i na)ng day’….Cha? nhu bay gio`..nhiu lu’c ba?n than thua nguoì ta..nhung vañ khang khang fu? di.nh mi`nh thua nguoi ta..cu cho la` mi`nh ho+n nguoi ta…va` nguoi ta thua mi`nh..La.

    Xem fim na`y la`m nho+’ den’ TChaikovsky..cuo’6 cuo.c do+ì..cuñg 1 tho+ì..bu`n tha.t…bu`n cho cuoc doi cua ta’t ca? composers..cung nhu tat ca cac hoa. sy~….hie^’n dang tat ca cuoi doi mi`nh cho Nghe thua.t….ke’t wa?…va` nhieu thu+’…Bun tha.t….

    Thuong thay…bu`n qua’…..

    Hoi chiu moi xem la.i fim na`y..bun wa’

Leave a Reply