Anime, Manga hay Otaku ?

Anime:

được hiểu là hoạt hình có xuất xứ từ Nhật Bản. Tiếng Nhật của từ này có nghĩa là Họat hình. Khác với khái niệm họat hình thông thường vốn được xem dành cho trẻ em, Anime rất đa dạng về chủng loại và đối tượng người xem: có hành động, hài hước, tình cảm, bi kịch, rồi cho con nít, cho người lớn. vv…Nhiều người đồng hóa anime với các nhân vật có mắt to gần 1/3 khuông mặt, chân dài siêu người mẫu, cằm nhọn hoắc ..vv.. cũng không đúng lắm. Anime có nhiều phong cách và trường phái. Đáng chú ý là những anime nghiêm túc mang tính “thật” cao. Điển hình là: Akira, Ghost in the Shell, Jin-roh, Perfect Blue. Đó là chưa kể đến những hoạt hình 3D chẳng hạn như Final Fantasy: The Spirit Within.

Manga :

là truyện tranh Nhật Bản. Những truyện tranh từ biếm họa trên báo đến truyện tranh tiểu thuyết đều có thể gọi là manga.

Otaku :

là danh từ ám chỉ những người yêu thích anime hay manga cuồng nhiệt. Từ otaku nguyên thủy có nghĩa là những kẻ thích cách ly ra khỏi các hoạt động xã hội. Có vẻ hơi tiêu cực nhưng ngày nay từ này không còn phản ánh sự tiêu cực đó. Ngoài anime và manga thì niềm ham mê của các otaku rất đa dạng: chơi bắn bòm đánh trận giả, lolita / sailor complex, hoá trang, nặn tượng sáp model nhân vật anime ..vv… Nếu có cơ hội các bạn nên tham khảo Otaku No Video, 1 anime / phim tư liệu của Gainax châm biếm thế giới Otaku, phản ánh nhiều nét rất thật của các đồng đạo ở Nhựt Bản. (tất nhiên là trừ cái vụ ngồi phi thuyền đi tìm hành tinh anime ^^) Hàng năm bên ngoài Nhật Bản nhiều cuộc hội thảo họp mặt của các otaku được tổ chức .

Ðặc trưng của Anime và manga ?

Tình tiết và cốt truyện phức tạp – Đa số các Anime và Manga có cốt truyệt hay và đạt đến mức chi tiết đáng thán phục. Nói chung là văn hóa Nhật bản ít bị dị ứng hơn với những thứ câu khách như bạo lực và các cảnh khỏa thân đầy rẫy trong Anime và Manga. Nhưng điều này không có nghĩa là Anime và Manga ít tình tiết. Đối lập là đằng khác, luôn tạo tình huống thú vị cho độc giả / khán giả. Anime và Manga cũng thường không bị theo 1 Mô típ nhất định. Nó đa dạng và sinh động hơn những phim hoạt hình hay truyện tranh khác mà chúng ta từng biết đến.

Phong cách và chủ đề đa dạng – Chủ đề của Anime và Manga không bị giới hạn. Bạn có thể tìm thấy bất cứ chủ đề gì từ tầm phào đến rất nghiêm túc. Chủng loại cũng rất phong phú: hành động, phiêu lưu, hài hước, kinh dị, viễn tưởng hay thể thao. Anime và Manga cũng không quá tập trung vào một loại lứa tuổi, có tính thu hút cao với nhiều đối tượng. Sự cảm nhận của đọc giả / khán giả vì thế thường có “nhiều tầng”. Trẻ em thích Anime và Manga vì nó đẹp, bắt mắt. Trong khi đó người lớn thì bị cuốn hút bởi ý tưởng và sự phức tạp chứa đựng trong Anime và Manga mà trẻ em không thể cảm nhận được.

Tình cảm – Yếu tố tình cảm trong Anime và Manga thường rất cao. Cho dù là hành động, hài hước, lãng mạn, bi kịch thì Anime và Manga luôn ẩn chứa tình cảm và có thể nói là vượt bậc so với các truyện tranh, hoạt hình khác và kể cả phim nhựa người thật đóng.

Nét vẽ đẹp – Nét vẽ trong Anime và Manga rất được chú ý về chi tiết lẫn phong cách. Ok ai cũng biết là cách vẽ mắt rất đặc biệt mà cho phép nhân vật trong Anime và Manga có hồn của riêng nó và thể hiện cảm xúc. Về hoạt hình thì Anime chú ý nhiều tới sự trao chuốt đẹp đẽ của bản vẽ hơn là sự luân chuyển hình ảnh nhịp nhàng (Walt Disney). Có lẽ chính vì vậy mà Anime bắt mắt hơn.

Anime TV, OVA, Movie khác nhau thế nào ?

Anime được chia làm 3 nhóm tương đối riêng biệt gồm: Series TV, OAV và film dành cho màn ảnh rộng.

Nhóm đầu tiên mà đại diện có thể kể ra là: Captain Haddock, Candy, Mystery of the City of Gold được phổ biến nhiều nhất, và cũng bị phương Tây chỉ trích nhiều nhất về chất lượng. Mỗi TV series kéo dài từ 20 đến 400 tập 20 phút, với số ảnh động đôi khi chỉ còn 3 ảnh/giây, đã phần nào làm giảm hiệu quả của animation nếu so sánh với tiêu chuẩn 15 ảnh/giây cho series TV và 24 ảnh/giây cho film màn ảnh rộng của Disney. Tuy nhiên vẫn không thiếu những series ghi dấu thành công nổi bật như Evangelion, Nadia: The Secret of Blue Water…

OVA là anime phát hành thẳng dạng Video. Xuất phát tương đối nhiều từ những series căn bản, OVA là sự độc quyền nhắm vào thị trường video. Những series này được đầu tư một ngân sách đáng kể, với chất lượng chung vượt trội hơn so với các TV series tương ứng. Thời lượng các OVA khoảng 30 – 45 phút và kịch bản thường đa phần khác biệt so với các series khởi điểm, được thực hiện bởi các tên tuổi lớn về Anime hay Manga – Truyện tranh Nhật. Đôi khi OVA là bước đệm cho sự xuất hiện trên màn ảnh rộng. OVA có thể tồn tại hoàn toàn độc lập với Manga.

Film màn ảnh rộng là sự nhìn nhận tối hậu sự tồn tại của một manga. Rất ít manga được chuyển thể thành film màn ảnh rộng ngoại trừ những tác phẩm rất ăn khách và thật sự ấn tượng. Chất lượng hình ảnh và sự phức tạp về kỹ thuật của các Anime dạng này có phần lấn lướt Disney và điều này có thể làm nhiều người ngạc nhiên. Từ khi Akira của Katsushiro Otomo xuất hiện trên màn ảnh, phương Tây khám phá ra một thiên đường Anime bị che lấp từ lâu bởi sự thống trị của Hollywood. Sự sống động vượt trội, kịch bản phong phú về tính thông đạt và độ sâu tâm lý, mức độ trau chuốt về mỹ thuật và sự kích hoạt không ngừng trí tưởng tượng của các Anime này hiện tại đã được nhìn nhận là khuôn mẫu tham khảo cho giới làm film hoạt hình quốc tế. Cánh cửa đã mở và những tuyệt phẩm Anime nối tiếp nhau làm sững sờ khán giả và những nhà phê bình fim ở các nước khác, Từ những thi phẩm Anime đầy nhân bản của Hayao Miyazaki như Nausica of the Valley of the Wind, Laputa: The Castle in the Sky, Princess Mononoke, Porco Rosso cho đến tài năng ngoại lệ của Mamoru Oshii với Ghost in the Shell…

(Tổng hợp)


Posted

in

by

Comments

One response to “Anime, Manga hay Otaku ?”

  1. nekoku Avatar
    nekoku

    Theo tôi nghĩ anime và manga được yêu thích vì kiểu vẽ (mắt lúc nào cũng to ,tròn,trong veo)và nội dung trong sáng dễ thương
    sakura chan

Leave a Reply