Bị Bỏ

Chúc mừng bạn, bạn đã thành công hòan thành xong phim của mình . Bây giờ chúng ta bàn đến chuyện phát hành nó nhé !

Nó là một trong những phim được cho là hay nhất vào những năm cuối thập niên '80 , là một phim lớn ở những giải thưởng, là phim tạo lên danh tiếng cho Christopher Guest và tạo danh cho ông là một trong những đạo diễn có óc sáng tạo nhất của Mỹ . Nhưng điều đáng ngạc nhiên là The Big Picture, được ra mắt vào năm 1989, lại bị đánh chìm trước khi nó được phát hành . Tệ hơn nữa là nó lại không được chiếu rạp, bị phá họai chính bởi những người bỏ tiền ra để tạo nên nó. Tóm lại, nó là một ví dụ tranh đấu giữa các hãng phim .
Phụ tá sản xuất của phim là ông Valen Watson kể lại : "Giám đốc cũ (đã qua đời ) của hãng phim Columbia Picture đã nói thẳng với tôi rằng ‘ Sự thật là : tôi không thích kịch bản phim này; Tôi không muốn ủng hộ nó, tôi không muốn bỏ tiền ra làm cho nó, tôi không muốn phát hành nó và tôi không muốn tên của tôi có trên nó' . Bà ấy tỏ thái độ đó là một con ong trong mũ của bà ấy."

Câu chuyện nghe qua thì giống như chỉ xảy ra ở quá khứ, và nhiều khán giả cho rằng mọi phim hiện nay đều đáng để phát hành . Nhưng nếu họ có dịp trò chuyện với các nhà làm phim sẽ thấy rằng ngày phát hành phim của họ luôn bị rắc rối, nếu không vì lý do hãng phim mất tin tưởng vào các nhà làm phim thì cũng là vì thù hằn cá nhân .

Chỉ năm ngóai đây thôi, có nhiều phim được khen ngợi đã không được trình chiếu tại các rạp ở Mỹ vì các hãng phim không biết xử trí thế nào với chúng .

Stay đã bị thất bại vì cách quảng bá sai lầm của hãng phim Fox và New Regency Enterprises mặc dù phim có đầy đủ yếu tố để thành công . Nó đã được chỉ đạo bởi đạo diễn Marc Forster đã từng được đề cử giải Oscar; có sự góp mặt diễn xuất của Evan McGregor, Naomi Watts và Ryan Gosling; kịch bản được viết bởi nhà viết kịch bản tài danh David Benioff. Phim Duma của đạo diễn Carroll Ballard cũng chung một số phận .

Duma đã không được công chiếu rộng rãi trên các rạp mặc dù ngay chính những nhà làm phim của nó đã bỏ tiền túi riêng ra để làm một số quảng cáo . Nhà phê bình phim nổi tiếng Roger Ebert đã lên tiếng rằng hãng phim Warner Bros đã không ủng hộ Duma đúng với những gì nó xứng đáng được. Nếu không có mặt ở những mẩu quảng cáo trên TV, nếu không có những tiếp thị trị giá hàng triệu đô la thì không phim nào có cơ hội thành công .

Các hãng phim thường bỏ rơi phim vì nhiều lý do và bằng nhiều cách. Đôi khi họ cất xó, như phim American Graffiti của đạo diễn George Lucas, hoặc không cho phát hành đến vài năm như phim Blue Sky của Jessica Lange ( Phim mà cô được một giải Oscar khi nó được trình chiếu vào năm 1994) . Đôi khi chỉ vì hãng phim không biết làm cách nào để tiêu thụ phim đó hoặc là họ không biết trong tay họ là phim gì . Không cần biết vì lý do gì, sau những năm bị vất bỏ, đạo diễn của phim đó sẽ sôi sục căm thù . "Tôi đã làm phim Rosewood ( vào năm 1997) và bị hãng Warner Bros bỏ vào kho mà nhiều người cho rằng đó là một trong những phim hay nhất tôi đã từng làm" , đạo diễn John Singleton than thở . "Chuyện đó có thể xảy ra cho bất kỳ nhà làm phim nào, tôi đã thử mọi cách để cho nó được công chiếu nhưng không thành . Đó là một phim đáng quý mà hãng phim lại không biết làm gì với nó ."

Harvey và Bob Weinstein là những người nổi tiếng là ủng hộ những phim mà người khác cho rằng sẽ bị thất bại . Những gì họ làm cho phim City of God của đạo diễn Fernando Meirelles như là làm một phép lạ, họ đã cố gắng bằng mọi cách cho phim được chiếu tại rạp gần một năm cho đến khi nó được một số đề cử Oscar . Nhưng không cần biết họ đã làm gì cho City of God, đạo diễn David Cronenberg vẫn cay cú vì họ đã đối xử phim Existent (1999) rất tệ . Phim của ông chỉ được chiếu tại 35 rạp của Mỹ . Ông kể lại : " Khi mà chúng tôi cho chiếu thử thì họ mất hết lòng tin vào phim của tôi và bỏ rơi nó, tôi thực sự rất ngạc nhiên vì trước đó họ rất năng nổ quảng bá . Đó là những điều bạn nhận được từ các hãng phim lớn, không phải các hãng phim chuyên nghiệp . Phim của tôi rất có tiễm năng nhưng thời điểm đó tôi không làm gì được hơn"
Đạo diễn Cronenberg có thể không làm gì được , nhưng thực ra đã có nhiều nhà làm phim đánh trả lại . Họ tìm đến các nhà phê bình phim và khán giả, hoặc ít nhất cũng dùng những giải thưởng hoặc đễ cử để được phát hành DVD . Không ai làm như vậy một cách thích thú như James Gray . Nhiều năm trước khi anh em nhà Weinsteins trở thành anh hùng của phim City of God, thì James Gray đã trả thù hãng phim lúc đó đang dự tính bỏ rơi phim The Yards của ông . Gray đã công khai, tìm cách nói chuyện với nhiều nhà báo, tranh cãi với anh em nhà Weinsteins, và đã tạo cho mình một hình tượng trong những nhà làm phim độc lập .
"Mọi chuyện đều trở nên xấu cho phim của tôi khi nó không được thành công ở các buổi chiếu thử", đạo diễn James Gray cho biết , " Nhưng nó không phải là phim tệ, tôi biết điều đó vì tôi đã tạo ra nó . Ngay cả tôi cũng biết trước rằng nó sẽ thất bại khi chiếu thử . Nó chỉ được điểm 60, khi mà điểm trung bình của buổi chiếu thử là 55, nhưng nhiều hãng phim đòi hỏi là phim chiếu thử phải đạt được ít nhất 70 điểm. Tệ hơn nữa là phim The Yards bị đánh thêm một cú đau điếng nữa là nó bị phê bình khi được chiếu trước ban giám giảo của liên hoan phim Cannes năm đó . Hãng phim Miramax đã đòi hỏi tôi phải làm một số thay đổi trong phim, tôi từ chối . Nên khi hãng Miramax đang lưỡng lự thì tôi tấn công liền . Lúc đó tôi không biết làm cách nào, điều duy nhất tôi có thể làm được là giới thiệu nó ở các buổi chiếu ra mắt với các hãng truyền thông báo chí bởi vì như thế thì tôi có thể đổ tội cho hãng phim."

Khi được hỏi những quảng bá công khai như thế có làm hại đến sự nghiệp của ông hay không, Gray, bây giờ đang làm phim We Own the Night, 5 năm sau khi làm phim The Yards , nói rằng " Tôi không biết . Nhiều người cho rằng có hại, nhưng tôi không nghĩ như vậy . Những gì tôi làm đã tạo cho phim có một chút tiếng tăm, còn hơn là không"

Một số nhà làm phim ủng hộ cách làm của Gray . Những nhà làm phim độc lập thường phải tranh đấu nhiều năm để có tiền làm phim, nên tất nhiên không muốn phim của mình bị bỏ xó hay chìm lỉm . "Nhưng bạn phải cận thận, bởi vì bạn không muốn đánh cá sự quan hệ giữa bạn và hãng phim" , nhà làm phim đã thắng giải Oscar , Mark Johnson cho biết (phim The Notebook, Chronicles Narnia ) . " những hãng phim thường có nhiều phim chờ để phát hành nên bạn phải tiến hành làm phim khác . Nhưng nếu là một nhà làm phim có trách nhiệm, nếu bạn có lòng tin chắc chắn vào nó, thì đừng nên chịu phép một cách dễ dàng" Johnson rất có kinh nghiệm vì lúc khởi nghiệp, ông đã tranh đấu cho một trong những phim hay nhất của ông, phim Diner, khi hãng MGM muốn đóng băng phim của ông . "Họ lo sợ khi xem thấy nó," Johnson kể , "Phim Diner của tôi lúc đó không phải tốn nhiều tiền để làm . Lúc đó hãng MGM còn phải lo lắng với phim Cannery Row của đạo diễn Robert Aldrich . Khi họ xem Diner, họ đã không muốn phát hành nó . Họ muốn bỏ kho nó hoặc chiếu trên truyền hình thôi . Lúc đó tôi phải liên lạc với một người bạn của mẹ tôi, nhà phê bình phim của tờ báo New Yorker là Pauline Kael . Lúc đó, Pauline Kael là nhà phê bình phim quan trọng nhất của Mỹ . Sau đó, bà gọi điện cho hãng MGM và cho biết rằng khi bà viết phê bình cho phim của tôi thì hãng MGM sẽ bất lợi . ngay sau đó hãng MGM đã đồng ý trình chiếu Diner ở New York vào năm 1982 ." Chỉ sau một buổi chiếu, phim đã được hoan nghênh , Barry Levinson và Johnson đã trở thành hai nhà làm phim được tôn trọng nhất tại Hollywood .

Johnson đã làm lại cách đó với phim A Little Princess (1995) được đạo diễn bởi Alfonso Cuar . Khi phim bị thất bại chiếu thử, ông làm mọi cách để nó được trình chiếu . "Tôi được sự giúp đỡ từ các nhà phê bình phim, những người yêu mến phim . Tôi nói chuyện với họ, họ nói chuyện với tôi . Họ thuyết phục hãng Warner Bros để hãng phim biết là hãng phim đang bỏ lỡ một phim hay . Các giám đốc tiếp thị của hãng phim hòan tòan chưa xem bản phim cuối cùng của phim nên họ nghĩ lại, họ nghĩ rằng có thể họ sẽ mất một cơ hội tốt nếu bỏ kho phim của tôi . Sau đó, chúng tôi ngồi xuống bàn chuyện với những người phân phối phim . Lúc đó, họ chấp nhận trình chiếu phim lại một lần nữa . Nhưng rồi chúng tôi cũng thất bại vì khi một phim trình chiếu lại thì không có khả quan gì , đặc biệt là ngày nay, thì phim sẽ chết ngay nếu không cho nó đủ thời gian để thở ."

Theo Fade In


Posted

in

by

Comments

One response to “Bị Bỏ”

  1. thaisonoffice Avatar
    thaisonoffice

    Hay thật.Cám ơn bạn đã cho mở rộng tầm mắt.Bay h tôi mới biết một phim được công chiếu lại tương đối khó khăn như vậy.Nhưng cũng phải nói Hollywood giàu thật,bỏ xiền làm phim rồi bỏ xó

Leave a Reply