Các loại kịch bản phân cảnh

Từ một kịch bản văn học Đạo diễn phim cụ thể ra thành kịch bản phân cảnh. Có thể có nhiều mức độ chi tiết khác nhau của một kịch bản phân cảnh (ít nhất có thể phân biệt 5 loại ). Ở giai đoạn này đạo diễn phải biến tất cả những gì được nhà biên kịch kể ra, tả hay “cảm nghĩ”……thành cụ thể bằng hình gì và tiếng gì mà sau này người xem sẽ thấy trên màn ảnh

Vài hình thức kịch bản phân cảnh:

– Phân cảnh kiểu trọn màn (Master Cript) : Kiểu phân cảnh này chỉ đại khái chuẩn bị cho cách thể hiện của từng màn ( Scène). Các cảnh chi tiết Toàn, Trung, Cận……..Đạo diễn sẽ quyết định sau ở trường quay.

– Phân cảnh đơn giản : Ở kiểu phân cảnh này, các cảnh quay được trình bày chủ yếu là nội dung cảnh, các chi tiết xử lý kỹ thuật nghề làm phim chưa được trình bày đầy đủ. Kiểu phân cảnh như vầy đôi khi chỉ khác kịch bản văn học ở chỗ là nó có chia ra từng cảnh. Thường gặp kiểu viết kịch bản như vầy khi gửi đi duyệt nội dung, hay trình cho các nhà sản xuất đọc để biết nội dung phim là chủ yếu.

– Kịch bản phân cảnh bằng hình (Storyboards): Ở kiểu kịch bản phân cảnh này các cảnh chuẩn bị quay được trình bày bằng cách vẽ hình( thường là những phát họa), có kèm theo một số từ ngữ rất hạn chế. Kịch bản phân cảnh bằng hình ảnh này có khi là phần hình kèm theo để minh họa cho kiểu kịch bản phân cảnh kỹ thuật.

– Kịch bản phân cảnh truyền thống : Hình thức viết kịch bản phân cảnh này cũng không hoàn toàn giống nhau trong mọi trường hợp. Thường thì các cảnh được phân ra và mô tả, quy định rất chi tiết các xử lý kỹ thuật nghề. Trang kịch bản loại này được trình bày dưới hình thức chi nhiều cột, mỗi cột để viết một loại công việc khác nhau của kỹ thuật nghề phim. Loại kịch bản phân cảnh này thuận lợi cho những người làm phim chuyên nghiệp, nhưng khó đọc khó hiểu cho người bình thường. Hơn nữa nó phiền phức khi đánh máy.

– Kịch bản phân cảnh kỹ thuật : Là loại kịch bản phân cảnh chi tiết nhất các phương cách, dự kiến kỹ thuật cho từng cảnh quay, bao gồm nhiều hình vẽ, sơ đồ… cho nhiều loại công việc khác nhau trong nghề phim

Nói chung, kịch bản phân cảnh viết ra chủ yếu là để làm phim: cụ thể hơn, là để chuẩn bị cho việc thực hiện phim ở giai đoạn quay lẫn giai đoạn hậu kỳ. Sự chia đoạn chủ yếu là ở đơn vị “màn”, tức là sẽ được tổ chức quay cùng 1 lần cho hết các cảnh cò trong đoạn. Nói cách khá, việc phân đoạn phim khi viết kịch bản phân cảnh ko căn cứ vào đoạn theo nội dung của một câu chuyện.

Trích tư liệu thầy Lê Dũng


Posted

in

by

Comments

Leave a Reply