Cảm xúc từ “Dạ yến” và những căn bệnh chung của các “đại gia” Trung Quốc

“Buồn” hình như không phải là từ đi đôi được với những tác phẩm của Phùng Tiểu Cường, nhưng “Dạ yến” lại khiến tôi cảm nhận nỗi “buồn bực” quen thuộc xuất phát từ những phim cổ trang Trung Quốc kinh phí lớn trước đó. Bắt đầu từ Trương Nghệ Mưu, niềm đam mê đối với phim cổ trang của các đạo diễn lớn dường như đã trở thành một thứ bệnh truyền nhiễm. Phàm đã mang danh “đại đạo diễn” đều muốn làm phim cổ trang, không thì sẽ cảm thấy có lỗi với danh hiệu đó.

Các tác phẩm của Phùng Tiểu Cương sở dĩ phim nào cũng đạt doanh thu cao, là vì ông có thể khiến một câu chuyện đơn giản trở thành thú vị, ngôn ngữ sinh động hài hước cùng những cảm ngộ nhỏ từ cuộc sống đi sâu vào lòng người xem. Thế nhưng ở kết cấu của một bi kịch đồ sộ như “Dạ yến”, những tràng cười bất ngờ từ khán giả chắc chắn là thứ cuối cùng mà Phùng đạo mong muốn đạt được. Do đó, khi rạp tắt đèn và tất cả bắt đầu hướng lên màn ảnh, tôi tự dặn mình lần cuối rằng một tấn bi kịch ngoạn mục sắp được trình diễn rồi đây.

Nếu nói nguyên nhân chủ quan tạo nên những tràng cười của khán giả chính là thói quen vô tình hình thành từ những phim trước của Phùng, thà rằng bàn đến những cái khách quan có lẽ sẽ thuyết phục hơn. Cái khó nuốt nhất trong phim chính là ngôn từ của các nhân vật. Xem từ đầu đến cuối phim, tựa hồ cảm nhận được kịch Shakespeare, phim trào phúng kiểu Phùng, ngôn từ lãng mạn thời hiện đại, nửa này nửa nọ trong cùng tình huống. Ngôn ngữ đa phong cách, thời đại, không gian đến vậy cùng xuất hiện trong một tác phẩm, thử hỏi khán giả có chút nhạy cảm sao tránh khỏi cười thầm?! Phong cách không thống nhất của ngôn ngữ trong phim ảnh hưởng nặng nề đến việc xác định phong cách cả tác phẩm. Ngoài ra, sự không thống nhất còn thể hiện ở nhiều phương diện khác trong “Dạ yến”.

Phùng Tiểu Cương từng phát biểu “Dạ yến” là tác phẩm chuyển thể từ vở kịch “Hamlet” nổi tiếng của Shakespeare. Vậy thì nếu cứ để bộ phim “Tây hóa” này hoàn toàn đi theo nguyên mẫu của Shakespeare mà phát huy cũng không phải là không thể, thế nhưng cả bộ phim lại là minh chứng hùng hồn cho tâm lý “bỏ thì thương” mà không biết rằng “vương thì (cũng) tội” của Phùng. Phim mang đậm nét chuyện cung đình Tây phương, lại đem cả nguyên tố của phim Nhật Bản cùng hoà trộn (mổ bụng của Võ Sĩ đạo, vũ đạo Nhật), những yếu tố này rút cuộc đem lại cho tác phẩm bao nhiêu bổ ích, cái vỏ Trung Hoa cổ trang chứa được bao nhiêu thực chất? Phùng Tiểu Cương quá chú trọng khán giả phương tây mà coi nhẹ người dân bản xứ_ lực lượng chính làm đầy các phòng chiếu của Phùng.

Nếu bảo rằng các tác phẩm điện ảnh lớn của Trung Quốc đều thích học tập kiểu chuyển thể của Akira Kurosawa, vậy hãy thử lấy tác phẩm đại biểu của Kurosawa_ “Loạn” ra phân tích. Cũng cải biên từ kịch Shakespeare “King Lear”, “Loạn” lại là một bức tranh Nhật Bản chiến quốc mà dấu vết tây phương hầu như không đáng kể. Phùng Tiểu Cương trong “Dạ yến” với phong cách vừa nghệ thuật hóa vừa thế tục, hướng về các loại văn hóa đa dị mà mô phỏng đồng thời kết hợp khiên cưỡng khiến tác phẩm khó lòng định vị nét đặc sắc của văn hóa nguyên bản, càng không thể từ trong phim cảm nhận thật nhiều mùi vị của sự thực lịch sử. Những hình ảnh ấn tượng xuất hiện trên màn chiếu e rằng chỉ là hình thức thiết kế để thỏa mãn thị giác khán giả mà thôi.

Ai cũng có thể mượn một cái khung để sáng tạo, chỉ cần bên trong xây đắp đều phải là của cá nhân, nhất thiết phải chứa đựng cảm nhận và ý tưởng không của ai khác. Dục vọng, tình yêu, thù hận trong “Dạ yến” được Phùng Tiểu Cương phát triển từ “Hamlet”, khiến giữa Hoàng thượng, Hoàng hậu và Thái tử hình thành một quan hệ tam giác, cũng tạo thành mối quan hệ tương đương giữa Thái tử, Hoàng hậu và Thanh Nữ. Thành thật mà nói, năng lực kể chuyện của Phùng đúng là mạnh hơn hai vị đạo diễn họ Trương và Trần đi trước. So với “Thập diện mai phục” hay “Vô cực” thì “Dạ yến” phần lớn thời gian câu chuyện đều rành mạch, suôn sẻ. Tuy nhiên, phần kết thúc_ buổi dạ yến vẫn chưa tìm được phương thức hợp lý lèo lái câu chuyện đến độ cao trào tột đỉnh, có chăng chỉ là những cái xác tuần tự nằm xuống. Đặc biệt chi tiết Hoàng đế uống rượu tự vẫn càng thiếu sức thuyết phục. Vẫn biết Phùng đạo muốn kết luận tình yêu của Vua dành cho Hoàng hậu còn mãnh liệt hơn đam mê quyền lực, nhưng trong phim những luận cứ của luận điểm này rõ ràng là không đủ, khiến cho cái chết của Hoàng đế cuối phim trở nên cực kì miễn cưỡng.

Phải thừa nhận rằng so với những phim điện ảnh cổ trang gần đây của Trung Quốc, “Dạ yến” có những điểm mạnh nhất định, thế nhưng cũng không tránh khỏi một vài căn bệnh nan y phim nào cũng gặp: những cảnh quay bạo lộ thân thể, thiết kế quá nhiều động tác mang đầy tính thiết kế, khiến tác phẩm mất đi độ chân thực cần có, tựa hồ trở thành một màn biểu diễn kĩ xảo hình ảnh nhức mắt. “Dạ yến” đầy những màn bố trí đẹp mắt, nhưng tất cả các động tác đều phải được thiết kế nhằm phục vụ nội dung, quá nhiều động tác hoặc phô trương quá đáng sẽ gây phản tác dụng. Trong “Dạ yến” đầy rẫy những thiết kế thừa thãi không cần thiết. Ví dụ như việc xây dựng Hoàng hậu trở thành cao thủ, rõ ràng là để Chương Tử Di có đất “biểu diễn” mà xây dựng. Rồi Hoàng hậu lần đầu gặp lại Thái tử, trận đánh này để cho Hình thức đè bẹp Ý nghĩa đến không còn chỗ nương thân. Đặc biệt, trường đoạn dùng đại trượng hành hình càng khiến khán giả chán chường mệt mỏi. Cật lực khai thác mọi chi tiết có thể nhằm thoả mãn nhu cầu thị giác chỉ khiến phần hồn của tác phẩm trở nên nhỏ bé đến khó lòng nhận ra.

Sex trong phim xuất hiện không ít. Điều này dường như chứng minh được một điểm rằng hệ thống kiểm duyệt của bạn ngày càng được nới lỏng. Nhưng tôi cũng không thể không đặt nghi vấn về tầm quan trọng của những cảnh phòng the này trong phim. Rõ ràng chúng không hề đóng vai trò gì trong việc phát triển tình tiết hoặc thúc đẩy mạch phim. E rằng nếu cắt bỏ những cảnh này (ngoài nỗi lo đảm bảo tính thương mại) đối với cả bộ phim cũng không hề ảnh hưởng (Thanh nữ bị Thái tử cưỡng đoạt xong cũng không hề dẫn đến chuyện oán hận hay mang thai, vẫn một lòng yêu Thái tử và chết. Ai chẳng biết Thái tử đem nỗi oán hận của mình dành cho Hoàng hậu trút xuống người Thanh Nữ, nhưng có cần thiết phải để chuyện cưỡng đoạt phải xảy ra không?). “Dạ yến” đã đem sex làm đến “triệt để” như vậy, không khỏi lo lắng về bộ cổ trang hoành tráng sắp ra mắt của họ Trương: “Mãn thành tận đới hoàng kim giáp” (tạm dịch) về độ sex chỉ ở trailer thôi cũng đủ làm rùng mình những fan trung thành nhất.


Posted

in

by

Comments

11 responses to “Cảm xúc từ “Dạ yến” và những căn bệnh chung của các “đại gia” Trung Quốc”

  1. sunslayer Avatar
    sunslayer

    Thật ra coi những film như Dạ Yến, Hoàng Kim Giáp, Vô Cực, Thập diện mai phục .. Ít nhất thì Anh Hùng còn nêu bật được chí hướng của bậc vĩ nhân hữu danh hoặc vô danh, Ngọa hổ tàng long thì còn nói được chút ít về sự phản ứng đòi bình quyền nam nữ, còn các film kia, tôi chả thấy giá trị nghệ thuật ở chỗ nào, chẳng lột tả được điều gì. Cái thiếu của những đại gia TQ như Trương Nghệ Mưu, Lý An,..là những nút thắt nhiều lúc quá chặt khiến bế tắc ngõ ra, hoặc chẳng có nút thắt gì hết khiến khán giả chưng hửng (như Vô Cực), ít nhất ở phương diện nào đó thì những cái nút thắt kiểu HQ đôi khi có giá trị hơn cho dù film chẳng tốn nhiều tiền đầu tư. Có lẽ TQC Xích Bích sẽ khá hơn chăng? Hãy đợi xem.

  2. hebi Avatar
    hebi

    Bản tui coi ko thấy cảnh sex nào hết á!Chán ghê.
    Bà hoàng hậu chết,đạo diễn ko để lộ mặt hung thủ vì bò cạp trong cung nhiều wá.Giết một mạng người đâu chắc ko tới lượt mình.
    Coi film này lần đầu khóc quá chòi wá đất.Lần 2 phát hiện ra tại nhạc film hay wá híhí

  3. canhacviet Avatar
    canhacviet

    Bai viet cua ban hay lam. Ban hay goi bai den trang http://www.kethop.com/movieReviews.kh?category_id=8, chac chan ban se duoc giai thuong la nguoi viet diem phim hay nhat.

  4. hoangdungmkt Avatar
    hoangdungmkt

    minh da xem film nay roi, nhin chung la cung khong thay gi noi bat, thai tu thi qua nhu nhuoc, con nua, doan cuoi cung hoang hau chet sao ma lang xet ah, hic

  5. zorro1 Avatar
    zorro1

    Mình ko thích Dạ Yến nhưng ko phủ nhận sự thật Phùng là một trong những dạo diễn tài năng nhất của Trung Quốc hiện nay. Ông là bậc thầy Black Humor. Các phim như: Diện thoại di dộng, Thiên hạ vô tặc.. khẳng dịnh một diều chắc chắn rằng Trung Quốc dại lục hiện nay không ai qua dược Phùng Tiểu Cương trong lĩnh vực lôi kéo khán giả dến cinema xem phim hiện dại do nước nhà sản xuất! Dạ Yến của Phùng cũng như Vô cực của Trần chẳng qua chỉ là một bước di nhầm nhưng cũng khó tránh khỏi của các dại gia này mà thôi!

  6. nhungngoisao18 Avatar
    nhungngoisao18

    Xem xong phim chẳng còn muốn nhớ j đến nó nữa. Vì thật sự là chả hiểu j thì nhớ cái j?

  7. hoangdungmkt Avatar
    hoangdungmkt

    nghe ban ke ve The Banquet nhu vay chung to ban co mot cai nhin rat sac sao ve phim co trang. Nhung ban oi, yeu to sex cua ho Phung nhu vay la tuong doi “mem” so voi cao thu ho Truong roi do. Theo minh thi de dam bao tinh thuong mai cua phim(vi noi dung kha cu va khong co gi hap dan), buoc phai co nhung scene kha hot nhu vay moi tao su to mo. Ro rang khi phim chua ra, ai trong chung ta khi xem gioi thieu cung deu hao huc muon xem nhu the nao ma, dung khong? vi the, mong ban rong luong truoc nhung bo phim da duoc dau tu hoi bi ky ve ky xao (hehe) nhu the

  8. hacgiay Avatar
    hacgiay

    tôi chưa xem the banquet, vì tôi ko thix đạo điễn Phùng… ông ấy ko thể qua được Trương Nghệ Mưu và Lý an – 2 thần tượng mà tôi yêu quý nhất. Chất loạn và tình dục của Phùng làm tôi thấy gớm ghiếc, thật tiếc cho Daniel Wu – người luôn có những thước film tuyệt vời dù ngay cả trong tình dục mà tôi hằng yêu mến

  9. vulahong Avatar
    vulahong

    Những phân tích của zorro1 mình rất đồng ý, bộ phim mất tính tự nhiên, nhiều tính tiết ko hợp lý lắm nhất là cảnh cuối, rồi thì cảnh Hoàng Thúc của Vô Loan độc ác, mưu mô vậy mà đi uống thuốc độc tự tử,, ko tin được bởi vì như trong phim thì hắn đâu có si tình đến như vậy.

  10. hoangtubongdem Avatar
    hoangtubongdem

    Mình xem từ đầu đến cuối chẳng hiểu ai giết Hoàng Hậu???

  11. muahoathuytinh Avatar
    muahoathuytinh

    toi da di xem “da yen” mot dieu cam nhan do la no hoan toan chang khac cac phim moi noi hien nay cua trung quoc nhu “vo cuc” hay “anh hung” van nhung ki sao ma lam nguoi xem ko cam giac la co that van loi dien qua tao bao truoc ong kinh cua mot so dien vien trong phim va coi sex nhu mot chieu de cau khach. mong rang cac nha nhap phim cua Viet Nam nen xem xet lai khi nhap nhung bo phim kieu nay

Leave a Reply