CG vol.1: Tôi biến lớn điện ảnh rồi

Thật ra thì thứ gì đã đứng sau màn ảnh ủng hộ cho công nghiệp điện ảnh? Đạo cụ, tạo hình, vi tính…Từ thế kỷ trước cho đến ngày nay, nghệ thuật điện ảnh đã bước được thêm một bước tiến hoá trong kỹ thuật. Kết quả, CG đã dùng một tiến (phía trước) cảnh và tiền (tiền bạc) cảnh chói sáng để chứng minh bản thân chính là sự lý tưởng của điện ảnh chứ không phải là một miếng xương gà.

CG là cái gì?

Năm 1946 khi mà các nhà khoa học của Mỹ mới vưà phát minh ra máy vi tính tính chỉ là dùng nó để tính toán dành phục vụ cho khoa học. Tiếp đó là sự phát triển như bay của các phần cứng và mềm của máy vi tính, sự ứng dụng của máy vi tính ngày càng rộng lớn, dần dần xâm nhập với thế giới sinh hoạt hằng ngày của con người trên mọi phương diện.

CG là tên viết tắt của Computer Graphics, kỹ thuật đồ hình máy vi tính. Hiện nay lợi dùng kỹ thuật đồ hình để sáng tạo nên thiết kế thị giác đều được thống nhất gọi là CG. Mức độ ứng dụng của CG vô cùng rộng lớn, ngoài ứng dụng liên quan đến điện ảnh ra, còn được dùng trong các trò chơi điện tử, thiết kế quảng cáo, thiết kế phụ trợ công nghiệp, sáng tác nghệ thuật cá nhân, kiến trúc…

Hiệu quả đặc biệt của CG trong điện ảnh

Như chúng ta đã được thấy, ngày nay, hiệu quả đặc biệt của CG đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong điện ảnh. Vậy tại sao CG và điện ảnh lại có một mối quan hệ thắm thiết đến vậy? Vấn đề này chúng ta có thể tìm thấy đáp án ở hai phương diện.

Đầu tiên, điện ảnh là một môn nghệ thuật, con người đối với sự tìm tòi cho nghệ thuật là không bao giờ có giới hạn. Những người làm về điện ảnh vì muốn điện ảnh đạt được một sự hoàn mỹ, bắt đầu thử nghiệm với một số hiệu quả đặc biệt, nghiã là bắt đầu tiến hành lưà gạt thị giác của khán giả. Trước khi kỹ thuật CG sản sinh và trưởng thành, thì công việc này thường thông qua việc chế tác mô hình và một số thủ đoạn cắt ghép để hoàn thành. Giống như trong bộ phim “Hàm cá mập”, trong quá trình quay phim, để khiến cho con cá mập nhìn giống thật, khâu chế tác đã phải tạo ra mấy con cá mập mô hình. Khoảng thời gian ấy, hiệu quả khiến mọi người rất vưà ý, nhận được nhiều lời khen từ phiá khán giả. Đó được xem là một hiệu ứng đặc biệt về mặt vật lý. Dưạ trên sự phát triển và trưởng thành của kỹ thuật CG, các vị đạo diễn phát hiện ra CG mang đến cho họ một khoảng không gian rộng lớn để phát huy, vì thế họ bắt đầu không ngừng đem CG vào phim của mình để thử nghiệm. Đến niên đại của “Terminator 2” và “Công viên kỷ Jura”, các vị đạo diễn thông qua CG đem đến cho khán giả một hiệu ứng thị giác mới lạ mà trong có bộ phim trước đây không hề có. Cũng bắt đầu từ đó những người làm về điện ảnh mới cảm nhận được cái hay của CG. Xét về hiệu quả đặc biệt thì CG ưu việt hơn mô hình về nhiều mặt, một đạo lý rất đơn giản đó là bạn có thể làm 3 mô hình con cá mập nhưng nếu cần phải có cả ngàn con cá mập thì không thể không vận dụng đến kỹ thuật CG.

Sự vận dụng kỹ thuật CG trong điện ảnh khiến các đạo diễn thực hiện được những ý tưởng mà những nhân tố kỹ thuật trước đây không thể làm được. Như trong “Titanic”, bộ phim đã đem đến cho khán giả một cảnh tượng tai nạn hoàn mỹ, khán giả nhìn thấy con tàu dần dần bị chìm xuống tận đáy đại dương, nhìn thấy ngàn con người giống như sủi cảo lăn lộn trong sóng nước. Thế là từ góc độ thưởng thức thị giác, điện ảnh không ngừng lợi dụng CG đem đến cho khán giả những tầng lớp thể nghiệm thị giác cao hơn. Trong “Lord of the Rings”, “Troy” khán giả thể nghiệm được những trận đánh hoành tráng đầy máu lưả, trong “Matrix” khán giả thể nghiệm được hư ảo và hiện thực, trong “The day after tomorrow” khán giả hoàn toàn thể nghiệm được thời kỳ băng giá …Chỉ một câu, cái mà moị người mua chính là CG.

Thứ hai, tiêu chuẩn đo lường một bộ phim thương mại có thành công hay không chỉ có một: doanh thu. Điện ảnh là một sản nghiệp, những vị thương gia đeo đuổi theo lợi nhuận cũng không có điểm dừng của nó, các công ty điện ảnh tìm đủ mọi cách để khán giả đến rạp chiếu phim vì mục đích có thể bán được phim. Khi mà vô số những kịch bản nghe ra có vẻ hấp dẫn hay tin đồn của các diễn viên được tạo nên để giúp cho phim bán chạy đã được dùng mòn, thì các công ty điện ảnh tìm được chiêu mới: CG. Trong các thước phim tuyên truyền, họ vận dụng hiệu quả đặc biệt của CG để gây sức hấp dẫn cho khán giả đến với rạp chiếu phim. Xét từ phương diện thành phẩm và lợi ích, các công ty điện ảnh lại càng có nhiều lý do để vận dụng kỹ thuật CG. Một đạo lý rất đơn giản: khẩu vị của khán giả ngày càng cao, CG khiến cho điện ảnh càng tuyệt vời hơn, tất cả mọi người đều dùng CG, bạn không dùng thì bạn là đồ lạc hậu. Tuy không ngừng có những thông tin nói rằng muốn tạo nên được một đoạn CG tinh mỹ thì phải tốn biết bao tâm huyết của các nhà chế tác và phải tốn một số tiền rất lớn vân vân, nhưng càng ngày càng có nhiều bộ phim điện ảnh sử dụng kỹ thuật CG chứng minh một điều: tốn sức cho một việc không thể làm tốt được thì chỉ có thằng khờ mới đi làm việc đó. Và các công ty điện ảnh có vô vàn lý do để sử dụng CG bởi vì nó sẽ giúp họ đạt được số doanh thu vô cùng lý tưởng.

Bắt đầu từ thế kỷ mới đến nay, CG ngày càng trở thành một trong những bảo chứng cho thu nhập cho các bộ phim, thậm chí ngoài đạo diễn, diễn viên ra, CG là nhân tố thứ ba quan trọng nhất. Nếu như không có CG thì “Lord of the Rings” và “Finding Nemo” sẽ ra sao đây? “Shrek” sẽ ra sao đây?

Điện ảnh toàn CG

Năm 1995, bộ phim đầu tiên trên thế giới toàn bộ sử dụng kỹ thuật CG “Toy Story” được trình chiếu, bộ phim không những phá vỡ được kỷ lục doanh lục, mà còn chứng minh cho chế tác điện ảnh được một phương hướng hoàn toàn mới: lợi dụng kỹ thuật 3DCG. Từ đó về sau hàng loạt những bộ phim hoạt hình CG liên tiếp ra đời, từ “The Bug’s Life”, “Ants”, “Ice Ages” cho đền những bộ phim gần đây “ Finding Nemo”, “Shrek 2” không những vận dụng kỹ thuật CG ngày càng thành thục mà doanh thu còn đạt được thành tích cao.

Trên thực tế, từ “Toy Story” đến nay gần 10 năm, kỹ thuật CG tuy không ngừng phát triển nhưng sự phát triển của điện ảnh CG không mấy thuận buồm xuôi gió. Ngày nay mọi người xem “Finding Nemo”,”Shrek 2” sẽ nói: đây là bộ phim hoạt hình, mà có rất ít người nói đây là một bộ phim CG. Ngay cả khi khâu chế tác tuyên truyền cũng không để tâm nhắc đến CG, bởi vì kỹ thuật CG sớm được vận dụng một cách phổ biến trong phim hoạt hình, đã không còn là điểm bán. Quan hệ giưã phim hoạt hình và CG khiến phim CG rơi vào một cục diện khá lúng túng: mọi người tưởng rằng phim CG chính là phim hoạt hình, là một loại phim hoạt hình lập thể.

Tính cho đến nay, bộ phim điện ảnh CG duy nhất tuyên chiến với điện ảnh truyền thống đó là “Final Fantasy: The Spirits Within” do SquareSoft và công ty điện ảnh Colombia hợp tác sản xuất. Mọi người cũng đều biết là khi bộ phim này được công chiếu hồi năm 2001 thất bại nặng nề. Ở đây ta không nói đến sự thành bại trong doanh thu lẫn bộ phim có hay hay không mà chỉ nhìn từ góc độ kỹ thuật CG và sự phát triển của điện ảnh CG mà nói thì “Final Fantasy: The Spirits Within” không có gì đáng nghi ngờ khi nó đáng được xem là một tác phẩm vĩ đại. Bộ phim này tuyên caó với toàn thế giới rằng: kỹ thuật CG không những chế tác được phim hoạt hình, còn có thể tạo nên những nguyên tố thị giác hoàn mỹ cuả thế giới này, kể cả những thay đổi trong biểu hiện tình cảm của con người mà trước đây tưởng rằng khó có thể thực hiện được thì nay triển khai một cách dễ dàng. Tin rằng, người nào khi xem xong “Final Fantasy: The Spirits Within” đều cảm nhận thấy một rung động mạnh mẽ của thị giác và đến nay những hình ảnh trong phim có thể nói được xem là độc nhất vô nhị.

Thất bại của “Final Fantasy: The Spirits Within” khiến điện ảnh CG càng chuyển hướng sang phim hoạt hình, nhưng vận dụng kỹ thuật CG thử nghiệm thực hiện những nguyên tố của điện ảnh truyền thống vẫn không hề ngừng lại. Trong lĩnh vực trò chơi truyền hình, người Nhật Bản đã tạo ra vô số hình động CG tinh mỹ cho trò chơi của họ. Còn series game CG “Final Fantasy” càng là một trong những game trò chơi ăn khách nhất, thu hút biết bao fans mua nó. Trong năm nay hãng Square-Enix sẽ cho phát hành bộ phim điện ảnh CG mới “Final Fantasy VII: Advent Children”, ngoài ra còn có một bộ phim CG đáng chú ý khác đó là “Kaena” của Namco, và “Thru the Moebius Strip”.

Những sai lầm của điện ảnh CG

Ưu thế trời sinh của kỹ thuật CG đó là không có nguyên tố sản sinh ra sự xung đột với nền điện ảnh truyền thống. Có điều CG không phải là một cái rổ tre muốn bỏ cái gì vào cũng được. Một bộ phim nếu như có sự tham gia của CG thì quả thật có thể kiếm được lợi nhuận; nhưng đầu tiên cũng phải xem bạn làm như thế nào, CG hoàn toàn không phải là một bảo chứng vạn năng cho doanh thu.

Điện ảnh CG đầu tiên là điện ảnh. CG chỉ là một loại phương thức biểu hiện nguyên tố thị giác của điện ảnh mà thôi, cho nên không thể nào đem hai thứ đảo lộn lại. Một trong những thất bại của “Final Fantasy: The Spirits Within” là do quá chú trọng vào việc thể hiện CG mà xem nhẹ nội dung phim và các nguyên tố khác. Vấn đề này trong giới game còn được thể hiện rõ nét hơn. Đối với các fan hâm mộ điện ảnh mà nói những hiệu ứng đặc biệt làm hoa mắt người xem này chỉ là một cách giết thời gian. 10 năm trước chúng ta có thể vì một đoạn CG làm cho mất ăn mất ngủ, nhưng ngày nay trong một thế giới toàn dựa dẫm vào những hiệu quả đặc biệt do máy vi tính tạo nên thì muốn tìm được một đoạn phim kinh điển thì chắc khác nào mò kim dưới đáy biển. Nếu như nội dung phim không có ý nghĩa gì cả thì dám hỏi một câu các nhà chế tác có phải lợi dụng các hiệu quả đặc biệt để níu chân khán giả không? Một điều đáng tiếc, đó là sự thật. Cũng giống như một nhà đầu bếp không mấy cao minh, dùng củ cải, củ cà rốt, củ sắn, củ kiệu, củ hành….làm một món ăn, rồi đem lên nói với mọi người món ăn này được gọi là “Đại hội các loại củ”. Đến bữa cơm lần sau vị đầu bếp này vẫn tiếp tục dùng những nguyên liệu đó làm y hệt một món ăn, chỉ là các gia vị có thay đổi chút ít, sau đó nói với mọi người món ăn này có tên “Quần hùng chi củ”.

Kỹ thuật CG có thể đem đến sự tiến hoá cho điện ảnh

Con người đều thích nghe kể chuyện.

Khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta lắng nghe người khác kể chuyện; lớn lên rồi, chúng ta đọc truyện từ sách; tiếp sau đó là có điện ảnh, chúng ta đi đến rạp chiếu phim để xem câu chuyện; rồi tương lai, có lẽ chúng ta sẽ thông qua sự dung hợp giữa kỹ thuật CG và điện ảnh sáng tác nên câu chuyện. Điều khác biệt giữa điện ảnh và những phương tiện truyền thông khác đó là nó có thể dựa vào một hàm lượng phong phú các câu chuyện để hoàn thành tính chân thật của nó, dung hoà hình ảnh và tiếng nói, càng dễ dàng khiến cho khán giả bất tri bất giác cảm nhận điều mà điện ảnh muốn gửi gắm.

Hiện nay, lợi dụng kỹ thuật CG trong đó có kỹ thuật Virtual Reality, chúng ta có thể đạt được nhiều thể nghiệm hơn nữa. Chúng ta có thể tưởng tượng: một ngày nào đó khi ta xem phim, ta có thể thâm nhập vào thế giới trong phim, khống chế hành động của các vai diễn, hay thậm chí có thể trở thành một vai diễn trong phim, những hành động của ta cũng kết hợp với hành động trong phim, đó sẽ là một loại thể nghiệm ảo tưởng ra sao đây?

Có lẽ có người cho rằng suy nghĩ này còn cách chúng ta rất xa, cũng có lẽ có người cho rằng như thế có còn được gọi là điện ảnh nữa hay không? Thật ra chúng ta không cần phải lắng đến vấn đề này, nhìn lại lịch sử phát triển của điện ảnh, chúng ta có thể thấy một cách rõ ràng, trong một khoảng thời gian ra đời không mấy lâu dài của điện ảnh, điện ảnh vẫn lợi dụng những tiến bộ kỹ thuật mà không ngừng giúp bản thân tiến hoá và tự hoàn thiện. Từ phim trắng đen đến màn ảnh rộng màu sắc sặc sỡ, từ phim câm đến hiệu quả âm thanh DTS. Chúng ta có lý do để tin tưởng rằng kỹ thuật CG sẽ đem đến cho điện ảnh một không gian tiến hoá vô cùng rộng lớn, để chúng ta cùng nhau kỳ vọng.

To be continue…

@doc_co_cau_bai

Tổng hợp từ The Movies-show

=MoviesBoOm=


Posted

in

by

Comments

2 responses to “CG vol.1: Tôi biến lớn điện ảnh rồi”

  1. doc_co_cau_bai Avatar
    doc_co_cau_bai

    hihi…không có chi đâu em…thật ra chị cũng không hẳn là rành lắm những kỹ thuật này, có thể trong quá trình dịch chị không để ý…edit lại hen..

  2. khanh3d Avatar
    khanh3d

    Chào chị Độc Cô, cho em có ý kiến 1 chút..hì..hì..

    Bài viết thật sự có giá trị về lịch sử phát triển của CG, nhưng có một sự lầm lẩn có…….. tí xíu thui à. cái câu “lợi dụng kỹ thuật CG và kỹ thuật Virtual Reality” nếu thay bằng “lợi dụng kỹ thuật CG trong đó có kỹ thuật Virtual Reality” thì wé trời tuyệt vời luôn đó hén… Em xin tiếp thu ý kiến của mọi người nếu em nói lộn….. Chào tất cả nhất là chị Độc Cô.

    [email protected]

Leave a Reply