CG vol.2: 10 năm trưởng thành của phim hoạt hình CG

10 năm nay, điện ảnh CG đã trải qua thời hoàng kim “Toy Story”, cũng như rớt cái “bịch” xuống đáy cốc “Final Fantasy: The Spirits Within”. Nhưng, kỹ thuật sáng tạo tuyệt vời và sức hút tiền bạc của CG đã chứng minh kỹ thuật khoa học chính là sức sản sinh đầu tiên của chân lý xưa nay. Định mệnh của “Toy Story” đó là chắc chắn thành công, không những là điện ảnh toàn CG mà càng là thời khắc đánh thức trong việc gấp rút tìm kiếm một sản nghiệp xuất khẩu của Hollywood. Bài viết này chọn ra 21 bộ phim hoạt hình, những bộ phim này đã khẳng định trong vòng 10 năm từ năm 1994 đến năm 2004 quá trình tiến hoá của thể loại phim hoạt hình 2D truyền thống hướng đến phim hoạt hình CG.

1994: Với những đường nét và màu sắc hoa mỹ, “The Lion King” đã thiết lập được một địa vị trong lịch sử điện ảnh hoạt hình truyền thống.

Năm 1994, hãng Walt Disney phát hành bộ phim hoạt hình truyền thống 2D “The Lion King” là một trong những tác phẩm hoạt hình kinh điển bán chạy nhất trong lịch sử phim truyền hình. Một câu chuyện khúc chiết cảm động lòng người, hình vẽ hoành tráng đầy khí thế cùng với âm thanh hào hùng tạo nên nét sử thi cho bộ phim. Sau khi được trình chiếu bộ phim gần như làm vỡ tung các màn ảnh trên thế giới, tại Mỹ tạo nên một kỷ lục lịch sử với doanh thu 328 triệu USD; còn trên toàn thế giới số doanh thu lên đến 783,4 triệu USD. Ngoài ra ca khúc trong phim “Can You Feel The Love Tonight” còn đoạt được giải Oscar ca khúc nhạc phim hay nhất. Tình tiết trong phim có phần nào được lấy từ tác phẩm “Hamlet” của đại danh hào William Shakerspeare. “The Lion King” khắc lên một điểm sáng hoàn mỹ cho thời đại phim hoạt hình truyền thống, đồng thời cũng là đỉnh cao mà hoạt hình truyền thống không thể nào với đến được nữa.

1995: Đây là niên đại mang tính cột mốc, sự ra đời của “Toy Story” khiến cho kỹ thuật CG lần đầu tiên chống đỡ một cách kiên cường cho một bộ phim hoạt hình có chiều dài.

“Toy Story” được kết hợp một cách hoàn mỹ giữa phong cách phim hoạt hình truyền thống của Walt Disney và hoạt hình kỹ thuật số tiên tiến nhất. Walt Disney và Pixar đã bỏ ra hàng trăm triệu USD đầu tư và 4 năm trời mới có thể hoàn tất được bộ phim truyền hình đầu tiên trong lịch sử hoàn toàn được sử dụng bằng vi tính. “Toy Story” đã phá vỡ những hạn chế vận dụng kỹ thuật số trong điện ảnh, về phương diện âm nhạc và chế tác cũng đều đạt được đến sự hoàn mỹ, được khẳng định bởi giải thành tựu của Oscar. Tại Mỹ, “Toy Story” đạt được doanh thu 198 triệu USD, và trên toàn thế giới là vượt qua con số 358 triệu USD.

Cùng cạnh tranh trong năm với “Toy Story” còn có “Pocahontas” của Walt Disney. Bộ phim hoạt hình đầu tiên của hãng được cải biên từ một câu chuyện có thật, sự di dân của người da trắng và sự đấu tranh của những người dân da đỏ tại vùng Bắc Mỹ. Bộ phim còn thể hiện rất rõ nét phong cảnh của vùng Bắc Mỹ, hình ảnh trở về với thế giới tự nhiên, lãng mạn, và những nguy hiểm trải qua đã làm động lòng khán giả.

1996: Một năm lạnh lẽo, chỉ có duy nhất bộ phim “Thằng gù nhà thờ đức Bà” xem ra còn có vẻ được. Điện ảnh CG đang dần dần ấp ủ sự hoàn mỹ của hình, trong năm này không có một bộ phim hoạt hình CG nào có con số doanh thu đạt được hơn 100 triệu USD.

1997: Được xem là một năm thức tỉnh của điện ảnh CG sau một giấc ngủ đông dài. Trong năm này có đến hai bộ phim đã đi vào quyển lịch sử điện ảnh, một phim của phương Đông và một phim của phương Tây.

“Princess Mononoke” là một trong những tác phẩm thành công của hoạ sĩ Nhật Bản Hayao Mizasaki, bộ phim được hình thành nên những ý tưởng từ năm 1980, đến năm 1995 được đi vào chế tác và 1997 thì được trình chiếu, trong vòng 3 năm trời đầu tư đến 2 tỷ yen. “Princess Mononoke” tạo nên một không gian tưởng tượng thần kỳ và rộng lớn, không những khiến các bộ phim điện ảnh CG khác không thể đạt được đến tính thưởng thức bằng mình,mà còn mang cả một tính tư tưởng nhất định, vì vậy bộ phim không có hạn chế về tuổi tác đối với khán giả. Sau khi trình chiếu đã thu hút được hơn 14 triệu khán giả, doanh thu đạt đến 19,3 tỷ yen, lập nên một kỷ lục doanh thu mới trong lịch sử điện ảnh Nhật Bản.

Thành công của “Hercules” đã chứng minh yếu tố bán chạy đầu tiên của phim hoạt hình: giải trí. Tình tiết câu chuyện được cải biên từ truyện thần thoại Hy Lạp về một nhân vật mang tên Hercules. Vì muốn cố gắng hết sức tạo nên những cảm giác mới lạ, hãng Walt Disney đã mời những hoạ sĩ tranh châm biếm của Châu Âu để thiết kế nên những hình ảnh châm biếm phong phú, có khá nhiều tình tiết trong phim còn phản ánh và đả kích một số hiện tượng xã hội tại Mỹ. Cống hiến của “Hercules” trong phương diện kỹ thuật phim hoạt hình đó là cảnh đại chiến giữa người và rắn, khiến biết bao khán giả phải kinh ngạc. Doanh thu cuối cùng của bộ phim trên toàn thế giới là 250,6 triệu USD.

1998: Phim hoạt hình 3D truyền thống và phim hoạt hình CG đã xảy ra một trận so tài máu lửa, nhưng chúng ta có thể thấy được phim hoạt hình truyền thống đang có dấu hiệu gục ngã.

“Antz” là bộ phim hoạt hình thứ 2 trong lịch sử hoàn toàn được vẽ bằng máy vi tính và cũng là lần đầu tiên Dreamwork khiêu chiến với phim hoạt hình CG. Tình tiết trong phim vô cùng đặc sắc,trong phương diện chế tác đã hội tụ những nhân viên xuất sắc nhất của hãng, đứng ở góc độ của loài kiến để thực hiện bộ phim khiến khán giả có một cảm giác mới lạ, vận dụng phần mềm vi tính mới nhất PDI. Biểu hiện tình cảm, cảnh vật, nước chảy…những tình tiết nhỏ có một độ khó nhất định đều được xử lý một cách hoàn mỹ.

“The Prince of Egypt” do Dreamwork chế tác được xem là tác phẩm đáng chú ý nhất trong năm của thể loại phim hoạt hình truyền thống, bộ phim trích một câu chuyện trong Thánh kinh làm đề tài, với con số đầu tư 100 triệu USD và phải trải qua 4 năm mới hoàn tất được bộ phim hoạt hình sử thi này. Trong quá trình chế tác phim đã mời vô số những nhà lịch sử và tôn giáo học đến làm cố vấn. Hình vẽ trong “The Prince of Egypt” vô cùng tinh tế, khá nhiều chi tiết được xử lý thật trọn vẹn. Về phương diện chọn màu sắc thì khắc hẳn hoàn toàn so với các bộ phim hoạt hình truyền thống với những màu sắc sáng và diễm lệ, mà ngược lại làm nổi bật lên sự chất phác của vật thể.

“A Bug’s Life” là tác phẩm tiếp theo mà Walt Disney và Pixar cùng hợp tác. Đạo diễn từng đoạt giải Oscar John Lasseter đã tìm được linh cảm cho phim từ một câu chuyện ngụ ngôn có tên “Kiến và châu chấu”. Bộ phim hoạt hình hài hước 3D này đã đưa kỹ thuật vi tính được nâng cao thêm một bậc, hình ảnh các con côn trùng vô cùng tinh xảo và tỉ mỉ, biểu hiện tình cảm được miêu tả vô cùng chân thật mà trong các bộ phim trước đây vẫn chưa được thấy. Năm ấy,bộ phim đoạt được giải Oscar, Quả cầu vàng và nhiều đề cử khác cùng với giải Hiệu quả hình ảnh xuất sắc nhất của Học viện Anh quốc.

1999: Lại một lần nữa một cuộc đụng độ máu lửa được nổi lên khiến cho các nhà chế tác phim hoạt hình truyền thống thức tỉnh, xét về tính giải trí thì phim hoạt hình truyền thống không có cách nào có thể cạnh tranh với phim hoạt hình CG.

“Toy Story 2” là bộ phim hoạt hình thứ 3 của Walt Disney hoàn toàn được vẽ bằng máy vi tính, và vẫn là tác phẩm của John Lasseter. Bộ phim lại đưa kỹ thuật hoạt hình vi tính nâng cao thêm một bậc nữa, tình tiết, hình vẽ, âm nhạc đều đạt đến trình độ cao nhất của phim hoạt hình. Trình độ nghệ thuật của phim cũng rất cao, thế giới đồ chơi thần kỳ lại một lần nữa làm say mê các khán giả. Doanh thu trên toàn nược Mỹ đạt đến 245 triệu USD và trên toàn thế giới là hơn 485 triệu USD. Bắt đầu từ “Toy Story 2” phim hoạt hình CG trở thành loại hình điện ảnh dễ kiếm tiền nhất tại Hollywood.

Cùng năm, Walt Disney cho ra đời bộ phim đã là thay đổi chế tác của phim hoạt hình truyền thống: “Tarzan”. Bộ phim bất luận đứng từ góc độ tư tưởng hay giải trí mà nói là một trong những tác phẩm kinh điển của phim hoạt hình, thể hiện một cách hoàn mỹ những hàm ý và tính ý của nguyên tác. Một đội quân lồng tiếng đầy thực lực, và sự cải cách kỹ thuật hoạt hình vi tính tiên tiến nhất cùng với cách dụng kỹ thuật mới làm cho bộ phim với đề tài cũ kỹ làm mưa làm gió trên thế giới. Doan thu trên toàn nước Mỹ của “Tarzan” là 170 triệu USD, trên toàn thế giới là 435 triệu USD.

2000: Cơn động đất “Dinosaur”, cơn động đất của hiệu quả đặc biệt, đó chính là điện ảnh của tương lai.

“Dinosaur” là một bộ phim hoạt hình có hàm lượng kỹ thuật cao nhất, tình tiết trong phim có đôi nét giống với “Tarzan”. Hãng Walt Disney đã đầu tư 200 triệu USD dùng phương pháp kỹ thuật số để thực hiện những bối cảnh trong phim, quay lại hình ảnh của các nơi trên thế giới, qua gia công đã tạo nên một không khí của thời đại khủng long khiến biết bao khán giả phải kinh ngạc, đa phần các cảnh quay trong phim đều đem đến cho khán giả một thời đại khủng long với biết bao nguy hiểm chồng chất. Hiệu quả đặc biệt của vi tính được sử dụng trong “Dinosaur” đã đạt đến một mức độ có thể làm theo như ý muốn.

2001: Sự nắm quyền của CG

Sau 3 năm dài ấp ủ cuối cùng Dreamwork đã có được một ngày lập nên bá nghiệp. “Shrek” được cải biên từ một tiểu thuyết đồng thoại cùng tên. Bộ phim có một cấu tứ tinh tế, hình ảnh thuần mỹ, sử dụng kỹ thuật số cao độ nhất, nhưng lại không hề sử dụng một số tiền đắt đỏ để tạo nên hệ thống hay phần mềm, mà là Linux miễn phí cùng với trình tự ứng dụng nguyên thủ mã mở cửa đo ni đóng giày tạo nên. Phải mất 4 năm trời mới được ra mắt công chúng, doanh thu toàn nước Mỹ là 267 triệu USD, toàn thế giới là 455 triệu USD cùng với một giải thưởng Oscar giành cho phim hoạt hình đã đưa “giấc mơ” dần biến thành sự thật.

“Monters.Inc” là một tác phẩm hoạt hình của công ty Pixar, trên phương diện hàm lượng kỹ thuật còn cao hơn cả so với “Toy Story”, CGI đã chế tác hầu hết các bức tranh thu nhỏ. Khoảng thời gian chế tác là 2 năm 5 tháng so với chế tác phim hoạt hình truyền thống đã có hiệu suất cao hơn nhiều. Không gian tưởng tượng trong phim vô cùng rộng lớn, miêu tả cho khán giả một thế giới quái vật thần kỳ. Thành tích về kỹ thuật số của Pixar đã mang đến cho hãng địa vị “đại ca” trong sự nghiệp điện ảnh thế giới. Doanh thu toàn nước Mỹ là 255 triệu USD, còn trên toàn thế giới vượt qua cả “Shrek” với con số 528,9 triệu USD.

Những kẻ có tiền tại Nhật Bản cuối cùng đã lĩnh giáo được phương hướng giải trí của nước Mỹ, tác phẩm của họ đã phải thua lỗ hơn 70 triệu USD đưa công ty game lớn nhất Nhật Bản SquareSoft đi đến bờ vực phá sản. Nhưng trình độ chế tác của “Final Fantasy: The Spirits Within” khiến mọi người phải khâm phục. Hơn 75% của bộ phim được thành bởi kỹ thuật vi tính hoạt hình tân tiến nhất, kỹ thuật đã đưa các nhân vật trong phim thật sống động và chân thật, ngay cả da mặt, những nếp nhăn đều được xử lý rất cẩn thận và tỉ mỉ, hơn nữa các cảnh quay hành động trong phim đều được sử dụng thủ pháp kết hợp hư thực, khiến hiệu quả hình ảnh càng thêm đặc sắc. Và phải mất hơn 4 năm trời tác phẩm này mới được hoàn tất.

2002: Mang đầy tính kỷ niệm nhất của năm nay đó là sự gia nhập vào gia đình phim hoạt hình CG của Fox.

Trước “Ice Age”, trong năm 2000 hãng Fox đã đầu tư 75 triệu USD cho bộ phim Titan A.E nhưng chỉ thu về được 20 triệu USD. Vì vậy hãng đã nỗ lực hết sức để hai năm sau cho ra đời “Ice Age” với những kỹ thuật sắc bén, đem đến cho khán giả một thế kỷ băng hà mới. Nhưng cuối cùng doanh thu vẫn không thể vượt qua “Toy Story 2”, toàn nước Mỹ là 176 triệu USD và toàn cầu là 378 triệu USD.

2003: Trong năm này một chú cá nhỏ có tên là Nemo đã tuyên bố với thế giới rằng thời đại của chú sư tử Simba đã chấm dứt.

“Finding Nemo” là tác phẩm thứ 5 Walt Disney và Pixar hợp tác với nhau. Bộ phim không những dẫn đầu về các phương châm kỹ thuật vật lý so với những bộ phim cùng loại, mà câu chuyện cảm động tình người về cha con cũng có một phong cách rất riêng biệt. Cùng với doanh thu đang đứng đầu hiện nay, “Finding Nemo” đã chứng minh sự độc tôn trong vương quốc phim hoạt hình. Nemo đã đem cho Walt Disney doanh thu tại Mỹ là 339 triệu USD và trên toàn thế giới là 853,2 triệu USD.

Dưới ánh hào quang rực rỡ của “Finding Nemo”, ‘Brother Bear” đã được định sẵn là khó có thể chói loá được. Tuy vậy doanh thu tại Mỹ cũng vượt qua con số 100 triệu USD và trên toàn thế giới cũng vượt hơn con số 200 triệu USD. Đây là bộ phim hoạt hình thứ 43 của Walt Disney. Toàn bộ phim hiện ra một cách lưu loát và sinh động, trên phương diện thiết kế đã lưu lại được nét đặc sắc đáng yêu của thể loại phim hoạt hình truyền thống, tình tiết ôn hoà, cấu tứ tinh diệu đều thuộc về con đường truyền thống của Walt Disney.

2004: CG, giải trí, doanh thu, chân lý kinh tế học của 3 điểm trên một tuyến này cuối cùng trong năm 2004 đã tìm được sự chứng minh, chúng ta đón chào bốn bộ phim hoạt hình CG chế tác lớn và đón chào một thời đại mới của điện ảnh CG.

“Shrek 2” được làm tiếp theo những cấu tứ của phần 1, ngoài những phần cơ bản như tình tiết nhẹ nhàng, màu sắc đẹp, bộ phim còn thêm nhiều nhân vật và tình tiết mới, đem vào vô số những câu chuyện thiếu nhi, phim điện ảnh, kiến trúc nổi tiếng lồng ghép vào phim. Sự mong đợi của các fan hâm mộ dành cho “Shrek 2” khiến bộ phim nhanh chóng bược lên bục vinh quang, doanh thu tại Mỹ vượt qua “Finding Nemo”, khiến một lần nữa mọi người trên thế giới lĩnh giáo được tinh thần giải trí rất riêng của người Mỹ.

Là một trong hai bộ phim hoạt hình quan trọng trong năm của Dreamwork, “Shark Tale” đã tìm đến một đội ngũ những minh tinh nổi tiếng để lồng tiếng cho mình. Bộ phim lấy khuôn mẫu từ xã hội của con người, kể về một câu chuyện hóm hỉnh của một nhóm cá “xã hội đen”. Con trai đại ca xã hội đen của đại dương sâu thẳm chẳng may bị cái mỏ neo của một chiếc tàu rơi trúng dẫn đến tử vong, nhưng một chú cá có tên là Oscar không may lại trở thành nhân chứng chứng kiến sự việc, thế là không may cho chú bị rơi vào vòng xoáy của băng đảng xã hội đen.

Điều đáng quan tâm đó là đây sẽ là bộ phim cuối cùng mà Walt Disney và Pixar cùng hợp tác, rồi sau đó sẽ là mỗi người mỗi ngã. “The Incredibles” là một bộ phim hoạt hình 3D đầy sáng ý và hóm hỉnh. Bộ phim nói về một gia đình sống tại vùng ngoại ô thành phố, nhìn bề ngoài giống như những người bình thường nhưng thật chất cả gia đình đều là những siêu nhân có năng lực đặc biệt. Mỗi lúc cần thiết, cả gia đình từ lớn đến bé đều hiện thân cứu giúp và giải trừ nguy khó.

Hãng Warner Brothers cuối cùng cũng đã tham gia vào cuộc chiến tranh phim hoạt hình CG. Trong năm nay, hãng đã cho ra đời bộ phim “The Polar Express” nói về một cậu bé tin rằng trên đời này có sự tồn tại của ông già Noel. Sự kiên nghị của cậu bé cuối cùng đã được đáp trả, trong đêm Giáng sinh một chiếc tàu cao tốc dừng trước cửa nhà cậu bé, vị trưởng tàu đưa cậu bé lên và đưa cậu đi gặp ông già Noel.

@doc_co_cau_bai

Tổng hợp từ The Movies-show

=MoviesBoOm=


Posted

in

by

Comments

One response to “CG vol.2: 10 năm trưởng thành của phim hoạt hình CG”

  1. ltp Avatar
    ltp

    Bài viết thật hay. 1 cái nhìn bao quát về 1 giai đoạn rực rỡ của phim hoạt hình. Từ Lion King cho tới The Polar Express. Hy vọng trong thế kỷ mới sẽ xuất hiện nhiều kỹ thuật mới lạ và độc đáo hơn nữa.

Leave a Reply