Chiến tranh Việt Nam qua con mắt những nhà làm phim Mĩ

Năm 1945, Let There Be Light, một bộ phim tài liệu được đạo diễn bởi John Huston về những người cựu chiến binh trong Chiến tranh thế giới thứ 2 bị huỷ hoại về mặt tâm lí đã bị Bộ Quốc phòng Mĩ cấm phát hành vì sợ ảnh hưởng theo chủ nghĩa hoà bình rõ ràng của nó. Vì lí do đó, bộ phim không nhận được bất cứ sự ra mắt về mặt thương mại nào ở Mĩ cho đến tận 35 năm sau, nhờ sự giúp đỡ của những nhà phê bình phim. Mỉa mai thay, nó lại xuất hiện vào đúng giữa một làn sóng phim miêu tả sự khiếp sợ chiến tranh để hưởng ứng những điều đã trải qua của một thế hệ mới – thế hệ những người đã chiến đấu ở Việt Nam.

Sự tự phụ của phương Tây

Bộ phim chuyên đề đầu tiên nói về chủ đề chiến tranh Việt Nam là bộ phim The Green Berets ra mắt năm 1968 của đạo diễn John Wayne, người anh hùng của rất nhiều bộ phim cao bồi. Wayne không làm sáng tỏ chút nào trong vấn đề chính trị của sự dính dáng của Mĩ trong cuộc chiến và thực vậy, bộ phim na ná giống như những bộ phim cao bồi đã làm Wayne nổi tiếng hơn, có quan hệ tới thuyết chống chủ nghĩa Cộng sản như ông ta đã có quan hệ với sự đe doạ của người da đỏ nhiều năm trước đó. Sự thách thức nghiêm trọng nhất với chủ nghĩa sô-vanh hiếu chiến tỏng cốt truyện của bộ phim lại đến, thật mỉa mai làm soa không phải từ một người Việt Nam Cộng sản mà là từ người phóng viên tự do hay hoài nghi George Beckwith (David Jannsen). Những nghi ngờ của anh ta đã bị tiêu tan khi anh ta được nhìn thấy những chứng cứ phơi bày rằng Việt Cộng đã tra tấn và hãm hiếp những người dân trong một ngôi làng nhỏ; phản ứng của anh ta trước hành động hung ác này lặp lại giống của chính Wayne trong bộ phim cao bồi cổ điển The Searchers. Bộ phim kết thúc với cảnh Wayne bỏ đi vào trong ánh hoàng hôn, tay trong tay với vật lấy may của mình – một cậu bé người Việt Nam, người đã giúp đỡ người anh hùng theo cái cách mà khán giả tin là người Việt Nam đã giúp đỡ “chú Sam” như thế.

Renata Adler, nhà phê bình của báo New York Times bình luận rằng:

The Green Berets là một bộ phim thật tồi tệ, thật ngu ngốc, thật vô giá trị và dối trá; những gì nó đã trải qua: hài hước, cắm trại và tất cả mọi thứ, đã trở thành một lời mời không chỉ làm đau buồn rất nhiều cho những người lính của chúng ta hay Việt Nam (bộ phim không thể dối trá hay làm hại họ hơn nữa) mà là cho điều đã xảy ra cho bộ máy tạp ra sự hoang tưởng cho đất nước này.

Hollywood không thể sựa vào một sự tuyên truyền rõ ràng như vậy để thuyết phục đất nước về việc cần điều động thêm quân cho cuộc chiến. Những lời nói sáo rỗng cổ điển, yêu nước của John Wayne về “Tự do, công lí và cách của Mĩ” và hình ảnh Việt Cộng tàn ác, độc tài đã thất bại trong việc biểu trưng cho sự phân đôi trong cảm nghĩ chung hướng về cuộc chiến. Thay vào đó, giá trị của Wayne bị thách thức bởi chủ nghĩa xét lại mới của Hollywood đề cao những loại phim không những làm suy yếu niềm tin cánh hữu của Wayne mà còn miêu tả chiến tranh với sự sợ hãi hơn là tôn vinh nó như thành phần chính.

Sự nổi lên của những bộ phim tiên phong được truyền cảm hứng bởi Làn Sóng Mới của Châu Âu dẫ đến những bộ phim như là Greetings (1968) của Brian De Palma và phần tiếp thoe của nó Hi Mom (1970) sử dụng hài kịch và bi kịch ngớ ngẩn để làm lộ rõ sự vô mục đích của chiến tranh. Trong Greetings, sau khi ba người thiếu niên đã đi những quãng đường dài lố bich để trốn tránh chế độ quân dịch, một người trong số họ, Jon Rubin (Robert De Niro đóng) cuối cùng cũng bị gửi ra mặt trận nơi anh ta kết hợp công việc của mình là một nhà làm phim với sở thích viết sách báo khiêu dâm, sử dụng những phụ nữ Việt Nam không một chút ngờ vực, làm đề tài của mình. De Niro sau đó cũng đóng vai một cựu chiến binh Việt Nam với một khía cạnh độc ác hơn nhiều trong Taxi Driver của Martin Scorsese.

Hậu quả – những năm 1970

Những bộ phim nhỏ, độc lập tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của Việt Nam, nhưng vào cuối thập kỉ 70, chủ đề này đã được giải quyết bằng ba bộ phim được hỗ trợ bởi những hãng phim lớn: Coming Home (1978), The Deer Hunter (1978) và Appocalypse Now (1979).

Coming Home

Coming Home là một bộ phim về những người cựu chiến binh trở về. Điều làm bộ phim này khác biệt là nó không miêu tả những cựu chiến binh như là những người mà cho dù đã bị tàn tật trong chiến tranh, vẫn còn trung thành với những mục đich mà họ tưởng như là mình đã đi chiến đấu vì nó, tượng trưng cho chủ trương phản chiến theo chủ nghĩa hoà bình của bộ phim. Nó cũng diễn tả những thay đổi tâm lí và tư tưởng mà con người đã trải qua trong chiến tranh, cũng như được diễn tả bởi sự tuyệt vọng muốn tự sát của Đại uý Hải quân Bob Hyde nhiệt tình và nhiều tham vọng, người đã không hề ngại ngùng đi chiến đấu, nhưng sau đó lại là hiện thân của sự chán ghét và sự tan rã của đạo đức thưởng đi kèm với việc phục vụ ở tiền tuyến tạo Việt Nam. Tuy nhiên, Coming Home vẫn là một bộ phim đáng tin cậy theo chủ nghĩa nhân văn quan tâm đến việc đánh vào sự khủng khiếp của chiến tranh hơn là vào sự kinh hoàng cụ thể về chính trị và đạo đức của Việt Nam. Đây rõ ràng không phải giống như The Deer Hunter.

The Deer Hunter

Nhà văn, đạo diễn và nhà phê bình Quentin Taratino nhận xét rằng:

Một trong những điều khó nhất để làm trên phim là tạo ra một thiên anh hùng ca về bản chất, và The Deer Hunter là một thiên anh hùng ca về mọi mặt – về phạm vi, về độ dài, về sự căng thẳng, về cảm xúc. nhưng nó không phải nói về những cảnh chiến đấu lớn, nó nói về những con người ngồi trong một căn phòng khách, hay ngồi trong xe ôtô, hay ngồi trong một quán bar, hay ngồi trong một xà lim tù của Việt Nam.

Nói cách khác, Chiến tranh Việt Nam có thể được sử dụng để làm nền cho bộ phim, nhưng The Deer Hunter (1978) thực sự là về sự tác động của chiến tranh lên con người. Câu chuyện, được Michael Cimino đạo diễn và viết một phần kịch bản, xảu ra ở một vùng Pensylvania tưởng tượng tại một nhà máy thép nơi những công nhân làm việc không hề oán giận hay phàn nàn. Ba người bạn là công nhân nấu bếp Michael (Robert De Niro), Steven (John Savage) và Nick (Christopher Walken) đang ăn mừng tại một đám cưới (trình tự là một đặc điểm quan trọng trong việc tường thuật câu chuyện của Cimino), ngay trước khi họ lên đường đi Việt Nam. Họ xuất hiện với thái độ hờ hững với viễ tưởng chiến đấu như với việc làm lúc nhàn rỗi của họ, và ngạc nhiên khi một người lính cũng lên đường đi Việt Nam gây chuyện đánh nhau vì sự thiếu hiểu biết của họ về sự khủng khiếp của chiến tranh.

Vào ngày trước khi họ ra đi, những người bạn đi săn nai lần cuối cùng; ở giữa là Michael, người rất được ngưỡng mộ vì đã giết một con nai với chỉ một lần bắn duy nhất. Tại Việt Nam, họ bị Việt Cộng bắt giữ, và hai người trong số họ bị bắt phải chơi trò roulette Nga (một người cầm khẩu súng ngắn ổ quay dí vào đầu, trong đó có một viến đạn, không biết ở ổ nào, và bấm cò) để giải trí cho những kẻ bắt giữ họ. Họ trốn thoát về phía cửa sông, và Michael đưa Steven đến nơi an toàn, nhưng trở về Pensylvania một mình. Anh ta không còn là nhân vật vui vẻ như chúng ta thấy ở phần mở đầu nữa. Trong một cảnh tái hiện của cảnh bữa tiệc săn, Michael nhận ra rằng anh ta không còn có thể giết được nữa. Michael nhận ra mình yêu bạn gái của Nick nhưng cảm thấy mình phải quay lại Việt Nam để tìm Nick. Nick chắc chắn là nạn nhân tồi tệ nhất trong ba người, anh ta trở thành người chơi roulette Nga chuyên nghiệp và Michael cố gắng một cách vô ích để làm anh ta ngừng chơi trò đó lại. Michael trở về Pensylvania với cái xác của Nick để tổ chức đám tang.

Sau đám tang, những người bạn của Nick hát bài ‘God Bless America’ thật xúc động, hành động như là một ẩn dụ cho tinh thần và xã hội Mĩ đang cố gắng phủ nhận sự thất vọng đã đến trước đó. Điều này phần nào đó là sự suy sụp của bộ phim, ở đó, như trong The Green Berets, nó đã thất bại thành một bài diễn văn thoả mãn bất cứ sự thúc đẩy chính trị nào cho cuộc chiến, hơn là đưọc sử dụng trong những sự ẩn dụ mang tính chất độc tài; cảnh roulette (bị rất nhiều cựu chiến binh chỉ trích vì sự dối trá) dẫn đến một ví dụ nữa về tiềm thức chính trị, những người Mĩ vô tội bị những người Việt Nam hành hạ, những kẻ xâm lược, những thay đổi mãnh liệt và suy đồi của “hiểm hoạ vàng”. Bộ phim mắc chứng quên về mặt chính trị và đạo đức, quên đi tất cả những tội ác chiến tranh của Mĩ và tội ác của đế quốc về cuộc chiến. Vì lí do này, bộ phim bị cản trở công chiếu một cách lâu dài Apocalypse Now của Francis Ford Coppola thậm chí còn được chờ đón nhiệt tình hơn.

Apocalypse…When?

Coppola thường so sánh bộ phim của ông với bản thân cuộc chiến:

Chúng tôi tạo ra nó theo cái cách mà nước Mĩ đã tạo ra chiến tranh ở Việt Nam. Chúng tôi đã có quá nhiều người, quá nhiều tiền và thiết bị, và chúng tôi đã bị mất trí từng chút, từng chút một…

Phóng tác của Coppola dựa theo cuốn tiểu thuyết của Joseph Conrad Heart of Darkness, đại tá của Lực lượng Đặc biệt Walter E Kurtz (Marlon Brando) đã biến mất tại Campuchia với một nhóm lính Mũ nồi Xanh giết người. Bộ phim bắt đầu với việc Đại uý Willard đợi nhiệm vụ tiếp theo của mình trong một căn phòng tại Sài Gòn. Nỗi lo âu của ông tự bỳ tỏ ra trong một cảnh say rượu như một cơn ác mộng, ông cảm thấy những bức tường của căn phòng đang tới gần mình. Ông ta bắt đàu đập phá căn phòng của mình, làm bàn tay mình bị thương nặng vì mảnh kính vỡ từ chiếc gương. Những âm thanh điên cuồng của Willard bị nhấn chìm bởi âm nhạc và âm thanh của trực thăng và rừng.

Willard cuối cùng cũng nhận được một nhiệm vụ – “huỷ diệt” Kurtz với tổn hại cực độ. Coppola sử dụng những nhân vật kì cục để thêm yếu tố hài hước vào trong câu chuyện của mình, như ông đại tá kị binh bay gàn dở Kilgore (Robert Duvall), người sẽ chiếm giữ bất cứ bãi biển nào có “sóng tốt”, mở bản “Ride of the Valkyrie” của Wagner để làm sợ hãi kẻ thù, và để chống lại cột khói vàng cuồn cuộn bốc lên khi máy bay cất cảnh, tán dương anh chàng Willard đang choáng váng:

Tôi thích mùi bom napan vào buổi sáng…Như mùi của chiến thằng vậy…

Sau đó, chúng ta thấy một vì dụ về sự sợ hãi gắn liền với một sự hài hước gần như lố bịch của những người đến tuổi đi lính khi Willard và ‘Đầu bếp’ rời khỏi thuyền để đi tìm thức ăn. Họ đi qua khu rừng một cách thiểu thận trọng cho tới khi, nghĩ rằng nghe thấy tiếng của kẻ địch, họ phải đối mặt với một con hổ rất hung dữ và đang đói. Trở về thuyền an toàn, Williard tự nhủ đi nhủ lại với bản thân mình “Không bao giờ ra khỏi thuyền”.

Bộ phim cũng nói đến sự vỡ mộng và sự cô lập mà những người đàn ông gặp phải. Coppola thật xuất sắc trong việc miêu tả sự trẻ trung của những người lính và ông sử dụng những diễn viên da đen (bao gồm cả một vai diễn thời kì đầu cho ngôi sao sau này của Matrix Lawrence Fishburne) diễn tỏng vai trò tham khảo trong thói quen của quân đội là đẩy những người da đen ra tiền tuyến. Với những người đàn ông này, phụ nữ chỉ hiện hữu trong những bức ảnh khiêu dâm, và trong một giây phút nhẫn tam vô thức của Chính phủ, một chương trình thoát y hài hước của ‘đồng đội’ đã được sắp xếp để cho đội quân tiêu khiển, làm cho họ còn thất vọng hơn – Willard bình luận:

Họ càng cố gắng làm cho nó giống như ở nhà, những người lính lại càng nhớ nhà hơn

tại đỉnh cao của bộ phim, khi con sông thu hẹp lại và Kurtz đang tiến lại gần, những người đó chết vì lao và đạn, và trở lại tình trạng man rợ. Willard cuối cùng cũng tìm thấy Kurtz đang đọc The Hollow Men của TS Eliot. ‘Anh không có quyền để phán xét tôi’, và Willard đồng ý, nhưng số phận của họ, cảm ơn Coppola, là một số phận của trình tự và sự tàn sát. Nhà phê bình Peter Crowie chú thích rằng:

Việc không sử dụng những âm thanh thật khi máy bay hạ cánh đã củng cố quyết tâm của Coppola tập trung vào sự mê hoặc và những màu sắc say mê của cuộc chiến tranh kĩ thuật hiện đại.

Điều này được bổ sung bởi bộ phim không có tựa mở đầu hay kết thúc gì và sự hài hước độc ác hiển nhiên tỏng việc sử dụng một cách châm biếm bài hát của The Doors ‘The End’, được chơi làm nền khi căn cứ của Kurtz đang bốc cháy, trong khi hình bóng hung hãn của những chiếc trực thăng bay qua trong cận cảnh mờ mờ.

Thật không may, Mike Warren, Chủ tịch Hội đồng Cựu chiến binh Việt Nam của Mĩ ở bang California, Riverside là một trong những người chỉ trích sự tiếp cận chiến tranh của bộ phim:

Apocalypse Now quá phi thực tế. Khi lần đầu tiên tôi xem nó, tôi đã rất mệt mỏi vì nhìn thấy bộ mặt của Martin Sheen toát mồ hôi ở cận cảnh. Những cựu chiến binh rất thích thú với những bộ phim miêu tả chiến tranh, nhưng những bộ phim về Việt nam đôi khi có độ xúc cảm mạnh mẽ đến mức mà xem chúng quả thật là đau đớn.

Thập kỉ 1980 – Thời kì viết lại

The Deer Hunter và Apocalypse Now đã dọn đường cho một sự tràn lan phim về Việt Nam vào những năm 1980: First Blood rắc rối giới thiệu nhân vật cựu chiến binh Việt Nam của Sylvester Stallone và đội quân một người của John Rambo, dẫn đến hai phần tiếp theo nực cười; Good Morning, Vietnam (1987) làm rất ít về chiến tranh mà về ngôi sao nhiều hơn, tài năng hài kịch của Robin Williams; Platoons (1986), Born on the Fourth of July (1990), Casualties of War (1989), Full Metal Jacket và Humburger Hill (đều vào năm 1987).

Hai bộ phim cuối cùng diễn tả những tân binh dù đã qua huấn luyện bước đầu qua kinh nghiệm của họ trong chiến trận. Hamburger Hill được đạo diễn với chủ nghĩa hiện thực theo kiểu phim tài liệu và tính xác thực – đạo diễn của nó John Irvin đã làm một phim tài liệu ở Việt Nam vào năm 1969 – cái năm mà bộ phim lấy bối cảnh – khi một toán quân tiến hành mười một cuộc tấn công trên một ngọn đồi – một vị trí chiến lược trong cuộc chiến tranh tiêu hao. Câu chuyện không chỉ nghiên cứu về hiệu quả của những cuộc tiến công liên tiếp, mà còn là (như với Apocalypse Now) sự tôn trọng hằn học bộc lộ giữa người da đen và người da trắng vì những nhóm thay đổi không ổn định khác nhau chủng tộc đều bị sự cần thiết ép buộc phải chiến đấu vì sự tồn tại của nhau. Qua điều này bộ phim đã tiết lộ những cảm giác của bệnh tâm thần mà rất nhiều người lính đã cảm thấy khi quay trở về nhà trong một cảnh nơi ‘Doc’, người lãnh đạo của quân da đen, khiển trách một người vì đã giả như là thản nhiên trước cuộc chiến, khi anh ta miêu tả nỗi đau mà anh ta cảm thấy về những yêu cầu bình thường khi cuối cùng anh ta cũng phải ra đi. Doc cũng minh hoạ cho những sự oán giận thâm căn cố để về phần quân da đen vì họ bị quân dịch ngay lập tức ra tiền tuyến.

Trái tim của Stone
Platoon tạo thành phần đầu tiên trong bộ ba tác phẩm nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam của đạo diễn Oliver Stone. Charlie Sheen vào vai một anh chàng mơ mồng trẻ tuổi đã đăng kí đi chiến đấu nhưng tìm thấy sự thật của chiến tranh có rất ít liên hệ với chủ nghĩa yêu nước cao cả của anh ta, và những giá trị của anh ta dần dần bị xoá bỏ hết đi. Sheen trở thành nhân vật trung tâm trong cuộc chiến chống lại quyền lực cảm động, àm những nhân vật chống lại của nó, tất cả những trung sĩ đều xấu xa, Tom Berenger đầy năng lực và William Dafoe, một anh chàng sử dụng ma tuý hippy theo chủ nghĩa nhân đạo, cuối cùng đã đưa ra một câu hỏi về động cơ và những nguyên do chính trị đằng sau cuộc chiến, những vấn đề từ lâu đã bị các nhà làm phim lờ đi. Việc sử dụng những lá thư gửi về nhà đã đưa ra tiếng nói của câu chuyện phim và đưa vào những kinh nghiệm cá nhân như là điểm trung tâm của Oliver Stone, đạo diễn của bộ phim bản thân mình đã từng phục vụ tại Việt Nam. Michael Herrera, cựu chiến binh Việt Nam, Van Nuys, Caliornia, nói rằng:

Lần đầu tiên tôi xem Platoon trong một rạp chiếu phim, đã có một số người Việt Nam trong số khán giả. Sau những cảnh tại ngôi làng, nếu có ai hỏi rằng tôi có phải là một cựu chiến binh không, tôi sẽ nói là không. Bộ phim tập trung quá nhiều vào sự tiêu cực, hoàn toàn lờ đi hành động công dân tích cực – bảo trợ cho những đứa trẻ mồ côi, xây dựng lại cộng đồng – mà rất nhiều người đã tham gia một cách nhiệt tình. Một người bạn đã phục vụ trong bộ binh lắc đầu và nói “Oliver Stone hẳn phải biết một số những người bị bệnh tâm thần nhiều khủng khiếp.”

Born in the Fourth of July được dựa trên câu chuyện có thật của Ron Kovic từ tự truyện của ông (xuất bản năm 1976). Như tác phẩm trước của Stone, bộ phim tìm kiếm để đánh giá lại “những khái niệm say sưa một cách nguy hiểm của lòng can đảm và chủ nghĩa anh hùng”. Stone tạo nên những sự đối lập. Kovic (Tom Cruise đóng) hiện ra như một anh chàng ‘đặc sệt Mĩ’, người mà do bị xúi giục bởi những chuyện hoang đường của phim ảnh đã tình nguyện đi phục vụ trong quân ngũ.

Tôi đã từng tưởng tượng mình là John Wayne, và tôi sẽ nhớ một cảnh trong Guadalcanal Diary. Nhưng điều đó đã kết thúc trong buổi diễn tập lần thứ hai của tôi – thực tế không còn phù hợp với phim ảnh nữa.

(Ron Kovic)

Kovic đã bị làm chấn thương bởi kỉ niệm về “ngọn lửa thân thiện” – anh ta đã bắn một trong những người lính của chính mình. Oliver Stone đã đánh giá như là:

Chủ đề chính trong cuộc đời của Kovic là anh ta đã bắn lính của chính mình. Điều đó đã ám ảnh anh ta và anh ta cuối cùng đã thú nhận nó trong cuốn sách của mình.

Bản thân Kovic đã bị bắn vào xương sống và bị tê liệt từ thắt lưng trở xuống. Trong bộ phim, chúng ta thấy sự điều trị khủng khiếp mà Kovic đã nhận được ở bệnh viện, bị bỏ lại hướng mặt xuống đất, trong khi bị trói vào một cái bàn. Khi Kovic được đưa về nhà, anh ta, cũng giống như Michael trong The Deer Hunter, không còn là cậu bé ngây thơ, vô tư lự như trước kia nữa, mà là một người đàn ông trẻ đau khổ, giận dữ. Sự tương phản được thể hiện trong một cảnh gây xúc động sâu sắc khi một Kovic say rượu trút nỗi tức giận của mình vào bà mẹ vì mình không còn khả năng của một người đàn ông nữa – bao gồm một sự hài hước không mong đợi trong câu trả lời của người mẹ cho sự sử dụng từ ‘penis’ của người con.

Được cung cấp quan điểm của những người lính bộ binh và sự giễu cợt cay độc, Oliver Stone cuối cùng chọn miêu tả cái nhìn của bản thân những người Việt Nam trong Heaven and Earth (1993), phần cuối cùng trong bộ ba phim về Việt Nam của ông, qua con măt của một cô bé nông dân Việt Nam. Dựa một chút vào câu chuyện có thật của Le Ly Hayslip như đã thấy trong các cuốn tự truyện của cô When Heaven and Earth Changed Places và Child of War, Women of Peace, bộ phim bắt đầu với sự phản công của Việt Nam với cuộc chiến tranh của Pháp, tiếp tục qua cuộc Nội chiến và cuối cùng là chiến tranh của Mĩ. Stone cho thấy mối quan hệ của cô với Việt Cộng, cô đã làm việc cho họ, và những người Việt Nam Cộng hoà đã tra tấn cô. Hayslip được thấy là làm việc miền Nam Việt Nam, cô trở thành một người hoạt động tích cực ngoài đường phố và là tình nhân của một người giàu có trước khi kết hôn với một quân nhân Mĩ, kết thúc là một nữ thương nhân ở San Diego. Phát biểu tại thời điểm bộ phim ra mắt, Stone nói:

Một trong những khía cạnh thú vị là cô ấy đã học cách tha thứ cho những người đã làm hại mình như thế nào – và đó là chủ nghĩa anh hùng thực sự.

Thay đổi cái nhìn

Rõ ràng rằng sự tiếp cận thường với những bộ phim này đi theo những ngọn gió chính trị phổ biến vào thời kì đó một cách gần gũi. Sau khi kết thúc xung đột ở Việt Nam, những bộ phim nổi bật lên với một tình cảm phản chiến mạnh mẽ; sự tàn bạo của cảnh roulette Nga tưởng tượng trong The Deer Hunter hay những cường điệu hoá theo kiểu opera của Apocalypse Now diễn ra vào thời kì khi những người thuộc đảng Dân chủ, với Jimmy Carter, còn nắm quyền. Những bộ phim ủng hộ người lính của những năm 1980 trong những năm Cộng hoà Reagan, trong thời kì mà, người ta có thể cho rằng, sau khi đã bầu một diễn viên vào Nhà trắng, người Mĩ vẫn cần những người anh hùng hơn bao giờ hết.

Vào năm 2002, Mel Gibson đã đóng trong sự bi thảm hoá một trong những trận đánh đầu tiên của chiến tranh Việt Nam, We were soldiers, ý định của nó là để nhắc nhở khán giả rằng mỗi người đã chiến đấu và hi sinh đều là con trai của ai đó, chồng của ai đó, cha của ai đó. Bức chân dung về Việt Nam của điện ảnh cuối cùng cũng đã quay trở về điểm xuất phát, từ sự tuyên truyền bài ngoại của The Green Berets, từ điểm bắt đầu của chiến tranh qua những thực tế không hề dễ chịu của chiến tranh trong The Deer Hunter và sự cố gắng đầy ủng hộ của Oliver Stone để tìm một chút cân bằng. Nhưng với chiến tranh Việt Nam bây giờ gần như cũng xa như Chiến tranh Thế giới thứ II với những người ở thập niên 60 vậy, những chiến trường mới đã chiến được vị trí của mình trong con mắt Hollywood. Chiến tranh vùng Vịnh vào đầu những năm 1990 và những xung đột gần đây đã nổi bật lên sau sự thức tỉnh ngày 11/9/2001, đã cung cấp những kịch bản tươi mới hơn trong tâm trí người xem, dễ dàng khi dùng để ẩn dụ về sự tồn tại của con người hơn là một trận chiến đã thua hơn 30 năm trước đây.


Posted

in

by

Comments

10 responses to “Chiến tranh Việt Nam qua con mắt những nhà làm phim Mĩ”

  1. younggun1894 Avatar
    younggun1894

    Đính chính : Chống Cộng ko có Nga ở đây nhưng Nga cũng là 1 cái gai trong mắt chú Sam ( trong Stealth có cảnh máy bay Mĩ bắn tan xác các bác Su , hiện tại thì không lực Mĩ chưa có chiếc “Ép” nào qua mặc bác Su hết )

    Một vài ý kiến nhỏ , có gì sai sót các bạn góp ý cho mình hen

  2. younggun1894 Avatar
    younggun1894

    Công nhận bác Dino viết hay thiệt, tui là người rất yêu thích các phim chiến tranh vì hai lý do , muốn biết thêm về lịch sử và yêu quý mấy cái vũ khí

    Trong các phim đó tôi thật sự đánh giá cao về phim Heaven n Earth , Sinh ngày 4 tháng 7 , Apocalyse Now bản Redux , Trung đội …do cách dàn dựng phim công phu và rất chân thực , khách quan nhưng cũng thất vọng và bất bình về 1 số phim mang tính bào chữa cho thất bại của Mĩ như gần đây nhất là We were Soldiers … Mà cũng nhờ tức vậy mà tìm đọc được hai cuốn hồi kí hay cực của bác Nguyễn Hữu An và bác Moore

    Hiện tai , đề tài Vn đã quay vào quá khứ hết rồi , ko còn là đề tài nóng cho Hollywood khai thác nữa , nếu chống cộng thì chỉ là ” chửi ” một vài nước như Nga , Trung Quốc hay Bắc Hàn , phim Stealth mới đây là 1 ví dụ còn không thì cứ đi theo các sự kiện hot bây giờ là chiến tranh Iraq lần hai , với phim mớnha176t là Jarhead , về cuộc sống người lính Mĩ trong ngày đầu của cuộc chiến Iraq lần hai … hcihci , tui post mãi bài giới thiệu phim nì mà không được

  3. fanmuvi Avatar
    fanmuvi

    một bài rất hay, đầy đủ, khách quan. tuyệt vời !
    thich phim lam !

  4. *bee* Avatar
    *bee*

    chời!! sao mọi người cảm ơn qua lại nhiều wé dzậy! hihi!! không có chi! không có chi!

    nhiều phim trên kia chưa coi quá! ở nhà em có một cuốn sách Everything We Had From the War In Vietnam nhưng mà chưa đọc nữa… khi nào đọc rồi sẽ xem phim mà dino nói đến trong bài rồi viết thêm được gì vô đây nữa thì thêm hen!

    *************

    x
    o*bee*xo

  5. dino Avatar
    dino

    Hix, hôm đó ngồi copy từ Mb qua Word để gửi cho Shi, thấy sang Word nó vẫn Bold và Underline bình thường, nên lười không gõ mấy cái tag vào, ai ngờ khi trở về “cố quốc” MB thì nó lại ra thế này
    ::..Be sparkling, be yourself..::

  6. admin Avatar
    admin

    sorry, vì dino o chịu gửi bản có kèm tag html (như < b > < i > ) nên admin buộc phải post ko có mấy cái in đậm, in nghiêng

  7. cobain Avatar
    cobain

    Bài dịch công phu quá,Dino giỏi ghê cơ.Cobain cũng đã xem một số phim ở trên rồi,hì.

    Nghe nói ngồi đến 2h sáng để viết thì cũng đủ hiểu…


    Cin
    ecitta

  8. dino Avatar
    dino

    Cảm ơn Shinichi, cảm ơn mọi người đã ủng hộ bài viết của Dino nha…Thanks nhìu nhìu…

    ::..Be sparkling, be yourself..::

  9. aloneinthedark Avatar
    aloneinthedark

    dino bỏ ra nhiều thời gian và công sức để hoàn thành bài này, xin chân thành cảm ơn!
    …I believe I can …I believe I can the sky…

    …I think about it every night and day…Spread my and away…

  10. shinichi Avatar
    shinichi

    Thanks a lot for the good article.. dino !
    it s all fake, it s on the tape, it s illusion

Leave a Reply