Công tác phát hành phim từ A-Z

Trên những bảng quảng cáo cho các bộ phim đang chiếu ở Mỹ, đôi khi người ta đọc được các hàng chữ bổ sung Hold Over (vẫn tiếp tục chiếu) hoặc Special Engagement (thời hạn chiếu đặc biệt). Vậy chúng có ý nghĩa gì? Và một bộ phim đi từ hãng sản xuất đến rạp chiếu phim phải qua bao nhiêu công đoạn?

Lộ trình một bộ phim Hollywood buộc phải đi để đến với khán giả.

_ Ai đó nảy sinh ý tưởng về nội dung phim, ghi thành phác thảo và rao bán ý tưởng của mình trên mạng, báo chí hay qua các phương tiện khác.

_ Một studio hay một nhà đầu tư độc lập quyết định mua quyền triển khai ý tưởng này thành phim.

_ Nhà viết kịch bản, nhà sản xuất, đạo diễn, đội ngũ diễn viên và đội ngũ làm phim được tập trung để biến ý tưởng thành hiện thực.

_ Phim quay xong sẽ được gửi cho Studio (nếu không do studio sản xuất).

_ Studio ký thoả thuận cấp quyền phát hành phim cho một công ty phát hành.

_ Công ty phát hành phim quyết định số ấn bản phim cần có để phân phối.

_ Công ty phát hành phim chiếu giới thiệu phim cho những người mua phim, đại diện cho các nhà hát hay cụm rạp chiếu phim.

_ Bên mua sẽ thương lượng với công ty phát hành về bộ phim họ muốn thuê chiếu và những điều khoản cụ thể trong thoả thuận thuê phim.

_ Bản phim sẽ được gửi cho rạp chiếu phim trước khi chiếu vài ngày.

_ Bộ phim sẽ chiếu tại rạp trong thời gian xác định.

_ Khán giả mua vé và xem phim.

_ Hết thời hạn chiếu, rạp chiếu phim phải gửi phim lại cho công ty phân phối và thanh toán các khoản theo đúng thoả thuận thuê phim.

Nghệ thuật ký hợp đồng

Phát hành một bộ phim cũng nhiêu khi không thua gì việc làm ra nó vì công tác phát hành cũng ngốn nhiều thời gian và tiền bạc. Nhà phân phối phải nắm chắc bộ phim mình chọn sẽ mang lại lợi nhuận xứng đáng. Phim do Studio lớn sản xuất với sự tham gia của đạo diễn và diễn viên đang ăn khách là bảo đảm trước tiên cho thành công về doanh thu. Các nhà làm phim độc lập thường không hội đủ các điều kiện này do kinh phí làm phim hạn hẹp nên họ đã sử dụng các festival điện ảnh để quảng cáo cho phim, gây sự chú ý cho công ty phát hành. Khi nhà phát hành quan tâm đến phim nào thì bước tiếp theo sẽ là thoả thuận về quyền phát hành phim dưới hai dạng thức: cho thuê phim hoặc ăn chia lợi nhuận.

Ở dạng cho thuê phim, công ty phát hành đồng ý trả một số tiền giao ước nào đó để được độc quyền phát hành phim. Còn ở dạng ăn chia lợi nhuận, nhà phát hành nhận % (từ 10-50%) lợi nhuận đã trừ thuế của phim. Cả hai dạng thức này đều có điểm tốt và điểm xấu tuỳ thuộc vào doanh thu tiền vé của phim. Đây là cuộc đấu trí giữa công ty sản xuất và công ty phát hành để xem ai thu được nhiều lợi nhất từ bộ phim sắp chiếu. Đa số Studio lớn có công ty phát hành riêng. Ví dụ DisneyBuena Vista công ty phân phối chính của nó. Thuận lợi của việc là thoả thuận phát hành dễ thông qua hơn và Studio không phải đi phần lợi nhuận cho công ty phát hành khác. Tuy nhiên, bất lợi sẽ diễn ra nếu một bộ phim kinh phí cao bị ế khách, lúc đó sẽ không có ai sẽ chia sẻ sự lỗ lã với bạn. Vì lý do này mà nhiều studio lớn đã có đối tác phát hành đối với các bộ phim kinh phí cao. Ví dụ như Studio Lucasfilm sản xuất Star Wars trong khi Fox lo phần phát hành.

Đạt được thoả thuận phát hành độc quyền phim trong tay, công ty phát hành vừa cung cấp phim cho các rạp hát dưới dạng cho thuê có thời hạn (cấm sao chép lậu) vừa sao chép phim ra DVD, video và phát hành lên mạng TH sau này. Ngoài ra còn quyền sản xuất đĩa CD nhạc nền của phim, các poster, các trò chơi điện tử, đồ chơi ăn theo phim và các hàng hoá khác.

Chiếu lúc nào thì đạt hiệu quả tối đa.

Khi đã đến với các rạp chiếu phim, một vấn đề quan trọng cho sự thành bại của phim là nó phải công chiếu đúng thời điểm, chiếu một lúc tại bao nhiêu rạp và thời gian chiếu đợt 1. Nếu một bộ phim có nhiều ngôi sao lớn nhưng khả năng lôi kéo khán giả không bền thì nó phải được chiếu đồng loạt tại nhiều rạp theo chiến thuật đánh nhanh rút sớm. Các rạp chiếu phim thường không quan tâm đến các bộ phim không có diễn viên nổi tiếng và không được báo chí đồn đoán nhiều. Nhưng cũng có những bộ phim báo chí nói đến nhiều nhưng chưa chắc thành công vì đối tượng khán giả nó nhắm vào quá hẹp. Thời điểm chiếu phim rất quan trọng vì một bộ phim liên quan đến Noel lại chiếu vào Ngày độc lập Mỹ thì chắc chắn sẽ mất nhiều lợi nhuận.

Dựa vào triển vọng của bộ phim và số rạp chiếu phim thuê nó, công ty phân phối sẽ quyết định số bản phim cần sao ra. Thường mỗi bản sao tốn từ 1.500 đến 2.000 USD. Vì vậy công việc cần phải được tính toán kỹ. Có hơn 37.000 rạp chiếu phim ở Mỹ mà đa số tập trung tại các đô thị. Bộ phim ăn khách được đặc trưng bằng việc tất cả các rạp chiếu nó trong cùng một thành phố đều kín khách. Nếu 3.000 rạp cùng chiếu một bộ phim, chi phí in ấn sẽ tốn 6 triệu USD. Để không bị lỗ khoản này, nhà phân phối chỉ cho phim chiếu ở các khu vực mà doanh thu tiền vé đảm bảo cao.

Đa số nhà hát sử dụng người mua trung gian để thương lượng với công ty phát hành. Các cụm rạp lớn như AMC Theatres và United Artist sử dụng người mua riêng trong khi các cụm rạp nhỏ và rạp độc lập sử dụng chung một người mua để đỡ tốn kém. Quan hệ giữa công ty phân phối và các rạp hát là quan hệ có trước có sau và lệ thuộc vào nhau.

Cách thuê phim của rạp

Các rạp có hai cách thuê phim: trả tiền trọn gói và ăn chia %. Trả tiền thuê trọn gói là ấn định số tiền phải trả để phim được chiếu tại rạp của mình. Ví dụ, rạp hát trả 100.000 USD cho quyền chiếu 4 tuần một bộ phim mới ( chiếu cùng các rạp khác). Nếu chiếu xong, rạp thu được 125.000 USD lợi nhuận (sau khi đã trừ chi phí khấu hao như bảo quản rạp, điện, nước) rạp chỉ còn lại 25.000 USD. Nếu thu được 75.000 USD, rạp sẽ lỗ 25.000 USD. Có lẽ chính vì sự bấp bênh này mà phương thức trả tiền thuê trọng gói rất ít được áp dụng mà thay vào đó là phương thức ăn chia % lợi nhuận tiền vé. Phương thức ăn chia tính toán như sau:

_ Rạp hát và nhà phát hành thoả thuận về các chi phí cơ bản mỗi tuần để bảo trì rạp.

_ Lợi nhuận sau khi trừ khấu hao nói trên sẽ chia theo % . Thường thì % ăn chia như sau: nếu phim chiếu trong 4 tuần thì 2 tuần đầu công ty phát hành hưởng 95%, tuần thứ 3 hưởng 85%, tuần thứ 4 hưởng 80%. Tỉ lệ ăn chia này cho thấy phim càng ăn khách ở các tuần sau, rạp càng có lợi. Để tăng thêm lợi nhuận, các rạp hát buộc phải tổ chức bán thức ăn thức uống trong rạp với giá đắt cho khán giả nếu không họ sẽ phá sản.

Kết thúc thời hạn thuê, khi mọi khoản đã được thanh toán theo hợp đồng, bản phim sẽ được trả lại cho công ty phát hành, trừ trường hợp rạp thương lượng chiếu tiếp vì phim còn ăn khác (Hold Over). Ở đợt chiếu thứ 2, thoả thuận thuê thường ưu tiên cho rạp chiếu phim hơn là công ty phát hành vì lúc đó phim đ㠓nguội”.

Trung Nguyên.


Posted

in

by

Comments

Leave a Reply