Cuộc chiến giữa người và thiên nhiên

Mononoke Hime – Princess Mononoke là một trong những anime bậc thầy của cây cổ thụ trong giới điện ảnh Nhật, Hayao Miyazaki. “Not a day goes by that I do not utilize the tools learned from studying his films,” John Lasseter của Toy Story, A Bug’s Life thừa nhận. Mulan của Barry Cook và Tony Bancroft cũng mang dấu ấn rõ nét về ảnh hưởng của Miyazaki’s: “Miyazaki is like a god to us.”

Thời Muromachi (1392 – 1572), tại ngôi làng Emishi, trước mối hiểm họa bị tàn phá bởi Tatari Gami – Thần Tai Họa, cậu bé Ashitaka, người thừa kế hoàng tộc Emishi, đã hạ gục quái vật, đổi lại bằng một cánh tay bị nhiễm độc bởi lũ rắn đen bao phủ Tatari Gami. Khả năng sống sót mong manh duy nhất là đi về phía Tây, nơi xuất phát của Tatari Gami, nơi sống những vị thần rừng xanh huyền thoại, và hy vọng vào một phép màu!

Và cuối hành trình, Ashitaka rơi vào cuộc chiến sinh tử giữa Tatara – Pháo đài luyện sắt do Lady Eboshi, mưu trí và can trường lãnh đạo và Moro – Thần Sói cùng San – Princess Mononoke, một cô bé lớn lên dưới sự chăm sóc của Moro. Tatara tàn phá rừng để lấy than củi, đào núi lấy sắt, nuôi sống và bảo vệ một cộng đồng cùng quẫn được Eboshi cưu mang, nhưng ngược lại phá hủy cuộc sống của các cư dân rừng xanh và chính bản thân rừng cùng các thần rừng: Shishi Gami – Thần Shishi, Moro no Kimi – Thần Sói, Inoshishi Gami – Thần Heo Rừng, Nago no Kami – Chúa Heo Rừng Nago…

Cuộc chiến không khoan nhượng diễn ra tàn khốc đã đem Ashikita và San lại gần bên nhau, San trở nên “người” hơn, mở lòng mình ra với Ashikita, với sự thương yêu thay cho lòng thù hận. Họ hiểu về thế giới của nhau hơn và chiến đấu cho sự chung sống hòa bình của hai thế giới, của con người và thiên nhiên.

Song song là sự xâu xé lẫn nhau của các thế lực thống trị Nhật Bản thời đó, sự tàn bạo, tham lam, quỷ quyệt và tàn nhẫn giữa người và người còn đẫm máu hơn cuộc chiến tranh giành quyền sống với thiên nhiên phần nào đã làm thay đổi nhận định của Lady Eboshi.

Mononoke Hime không khẳng định ai sai, ai đúng trong xung đột giữa con người và thiên nhiên. Sự biện giải của con người về hành động phá hủy thiên nhiên bằng mục đích cưu mang cuộc sống cho cộng đồng cùng khổ không phải phi lý nhưng sự nổi giận của rừng xanh và trận chiến đòi quyền được sống của muôn thú là chính đáng.

Miyazaki khẳng định: “We are not trying to solve modern global problems. There cannot be a happy ending in the fight between raging gods and humans. However, in the middle of the hatred and killings, there are things worth living for. A wonderful meeting or a beautiful thing can exist.”

Và con người phải làm gì? Câu hỏi dành cho mỗi chúng ta tự trả lời! Chỉ biết rằng hình ảnh từng vạt rừng xanh thẫm ngày nào giờ tàn lụi, trơ trọi những gốc cây khô khốc không khỏi làm con tim không ít người nhói đau!

Cuộc chiến không khoan nhượng giữa Thiên Nhiên và Con Người trở nên dịu dàng trong đôi mắt trẻ thơ, những đôi mắt chưa bị cái tham vọng của Người Lớn làm vẩn đục, làm đảo lộn. Shin, Soe, Hikae – Thiên Địa Nhân cùng tồn tại hài hoà như sự thể hiện của những bình hoa Ikebana.

Đoạn kết: Cô bé bảo: “Em yêu anh, Ashakita, nhưng em không thể tha thứ cho con người!” Cậu bé cười đáp lại: “Có sao đâu! San, em trong rừng, anh tại Tabara Ba, chúng ta sẽ cùng chung sống. Anh sẽ lại thăm em, cùng với Yakkul.”


Posted

in

by

Comments

Leave a Reply