Điện ảnh + Sex = Chính trị

The Dreamers của Bernado Bertolucci đưa chúng ta trở lại với tam đoạn thức cũ.

Những con người được đưa lên màn ảnh sau liên hoan phim Venice tháng 9 năm 2003 đã gây nên nhiều tranh cãi: một số nhìn thấy ở họ sự tò mò bệnh hoạn đòi hỏi được thoả mãn bằng những cảnh gợi dục, một số khác lại thấy toát ra một nỗi buồn quá khứ, nhóm còn lại quan tâm đến doanh thu của phim và thù lao cho những diễn viên trẻ thể hiện những cảnh quá lộ liễu giữa chỗ đông người.

Mọi thứ như thế mà không phải như thế. Bertolucci là một hoạ sĩ quá lớn để có thể sử dụng tác phẩm của mình như một dụng cụ rẻ tiền hạng ba để thoả mãn nhu cầu đầy dục tính. Thêm vào đó, nếu thiếu đi một nỗi buồn về quá khứ thì cũng chẳng thể có nghệ thuật: ngay cả bài thơ đầu tiên của chàng trai đầy nhiệt huyết cũng phản ánh kinh nghiệm cuộc sống tuy không giàu có lắm của cậu. Những nhân vật trong phim hấp dẫn vì những tranh cãi, xung đột chứ không phải vì những hành động thể xác.

Điều quan trọng nhất trong phim chính là sự cảm nhận mạnh mẽ bối cảnh mà trong đó diễn ra những sự kiện và những mối quan hệ phát sinh giữa ba thanh niên sống trong một căn hộ Paris hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài. Bối cảnh và ý nghĩa- những làn sóng sinh viên nổi tiếng năm 1968. Chúng bắt đầu từ sự đối lập trong xã hội phản đối việc sa thải Anry Langlua – người sáng lập ra Hội điện ảnh Paris lừng danh. Đội canh phòng toà nhà hội Điện Ảnh đã trở thành khởi điểm của cuộc chiến tranh đường phố có cả chiến luỹ giữa thanh niên và chính quyền cổ hủ dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị tại Pháp. Để thể hiện sự đồng tình của mình đối với thanh niên, lần đầu tiên trong lịch sử Liên hoan phim Canne bị hoãn lại. Đích thân Franc’ois Truffo giữ chặt rèm Cung liên hoan ngăn không cho chiếu bộ phim tiếp theo – người không may mẵn chính là Carlos C’aure với bộ phim “Coktail bạc hà”. Các thành viên ban giám khảo đã làm hết sức mình để ủng hộ làn sóng chống đối của giới sinh viên.

Hồi tưởng về sự kiện này rất quan trọng cho việc cảm thụ bộ phim của Bertolucci. Điện ảnh trong những năm đó là trung tâm đời sống chính trị, mật mã của tự do sắc dục dành cho giới trẻ. Phim của Godar và chính hình tượng người lãnh đạo “làn sóng mới” đã trở thành ngọn lửa của nó, lý tưởng chiến đấu, tia sáng làm bùng lên ánh lửa. Sự hiểu biết nằm lòng những phim này và khả năng trích dẫn chúng – mật khẩu của tình anh em trong giới thanh niên, bài thử nghiệm cho tầm nhận thức và mức độ tích cực chính trị. Điện ảnh đã chiếm một chỗ thậm chí còn lớn hơn nhạc rock trong thời kỳ sau đó. Sex cũng là một trong những yếu tố làm nên phong trào. Cuộc cách mạng tình dục đã đan xen từ tận gốc rễ với các cuộc vận động chính trị, sex là biểu tượng của tự do.

Phim của Bertolucci đã dựng lại một cách hoàn hảo cái say đắm đã bị lãng quên theo thời gian đó. Đối với chính bản thân ông tam đoạn thức “sex cộng điện ảnh bằng chính trị” này đã xác định tính chất cả cuộc đời nghệ thuật của ông. Năm 24 tuổI ông quay “Trước cách mạng”, năm 31 tuổi ông thẳng thừng nối kết chính trị và sex trong “Conformist”, đến 33 tuổi làm nên scandal với “Điệu tango cuối cùng ở Paris”, sau đó quay trở laị với đề tài lãnh đạo tinh thần bằng “Vị hoàng đế cuối cùng”“Vị Phật nhỏ”. Trong “The Dreamers” tam đoạn thức lại xuất hiện trong nội dung, những nhân vật của thập niên 60 trẻ trung và sẵn sàng cho cuộc nổi loạn.

Đó là Matthew, một thanh niên tỉnh lẻ Mỹ đến Paris học ngôn ngữ và chạy đến Hội điện ảnh để được xem những tác phẩm điện ảnh kinh điển, Đó là cặp sinh đôi Théo và Isabelle, những người đã đưa Matthew đến với tình yêu cuồng nhiệt dành cho điện ảnh. Đối với họ, Matthew là một con nai con Mỹ ngây thơ cần được dạy dỗ và hướng tới Châu Âu sôi sục về chính trị và giải phóng về mặt tình dục.

Điện ảnh đối với cả ba là cả thế giới ngoài khung cửa sổ, nó còn thực tế hơn cả thực tế và trong mọi trường hợp nghiêm túc hơn, có ý nghĩa và quan trọng hơn đối với số phận của nhân loại. Ngay cả cuộc cách mạng văn hoá Trung Quốc đối với các nhân vật cũng chỉ như một bộ phim hoàng tráng diễn ra trong hiện thực và Mao Trạch Đông là một nhà đạo diễn đại tài. Trong cuộc phỏng vấn Nikita Mikhalkovưi vào cuối thập niên 90, người bình có hỏi tác giả của “Vở kịch chưa kết thúc…”:

”Liệu có thể đạo diễn cả một đất nước không?”.

”Đương nhiên. Chẳng phải tổng thống là một đạo diễn sao ? Công việc đạo diễn là gì, nếu không phải tạo lập thế giới ?” – Mikhalkov trả lời.

Điện ảnh không bao gồm thực tiễn như nhiều người nghĩ. Nó bao gồm những lý tưởng chủ quan và những quan niệm về thế giới, trong số đó, như lịch sử đã chỉ ra, có nhiều điều được bao hàm trong cuộc sống.

Và cuối cùng, “The Dreamers” mang đến cho những người đam mê điện ảnh sự hài lòng đặc biệt. Không phải những người cảm thấy mình là Colombo khi xem Kim Ki-Duka với Tarantino, mà là những người tò mò liệu có cái gì đó thú vị hơn lúc trước, hay từ đâu mọc ra những cẳng chân. Isabelle trong phim mô phỏng Garbo trong “Nữ hoàng Christina”, và điều này đươc Théo cùng Matthew nhận ra tức thì, hoan nghênh nó với niềm hân hoan tột bậc. Điều này được nhận ra ngay cả trong rạp, mang đến sự quyến rũ của một nền nghệ thuật vĩ đại không bao giờ già cỗi. “The Dreamers” đùa giỡn xung quanh phim của GodarTruffo, Charplin hay Keaton, sự ngẫu hứng kịch nghệ của những con người trẻ tuổi hiện lên qua những trích đoạn của điện ảnh kinh điển. Họ tranh cãi nhau và đòi hỏi hình phạt của trò chơi bằng những màn tình dục táo bạo, để cuối cùng, họ kiệt quệ lê ra đường phố Paris và gặp ở đó những chiến luỹ – tam đoạn thức, như mọi khi, chạm vào chính trị và người bạn đồng hành không thể tránh khỏi của nó – máu.

Cơ hội hạnh phúc được trở về với tuổi trẻ sôi sục của thế hệ mình Bertolucci tìm thấy trong tiểu thuyết của nhà văn Anh Gilbert Ader, ngườiđã nghĩ ra câu chuyện này. Ader gần như là người đồng trang lứa với Bertolucci, sex cũng trở thành motip thường xuyên và lực chuyển động của các nhân vật trong các tác phẩm của ông. “The Dreamers” tràn ngập nỗi ganh tị buồn bã đối với tuổi trẻ của chính mình: ở độ tuổi cao nó trở nên tươi sáng rực rỡ đối với tác giả, chứa đầy những đam mê không rành cho thế hệ mới và tan biến không để lại dấu vết. Tiểu thuyết có đề từ trích của Sharol Trene:

“Còn lại gì sau mùa xuân của chúng ta?

Những lá thư úa vàng,

Những giấc mơ phai nhạt

Và điệu thức cũ ám ảnh làm ta phát điên…”

Ở đây tất cả đều trùng hợp và có ích đối với Bertolucci: như thể những cư dân của rừng rậm nhiệt đới nhận biết nhau qua mùi hương:” Chúng ta cùng một dòng máu, ta và ngươi!”. Trong tiểu thuyết được dựng nên tam đoạn thức bất tử qua năm tháng: sex-nghệ thuật-chính trị, vẫn là màn kịch của những ảo tưởng tan về với cát bụi. Nó phản chiếu khoảng thời gian đã biến mất, nhưng cũng hàm chứa những dấu hiệu nhận biết sống động cho mọi thế hệ. Và mỗi người, nếu tự cho mình lắng nghe kỹ, cũng sẽ thấu hiểu sự lay động: ”Chúng ta cùng một dòng máu…”

Vì vậy sự quằn quại của hồi ức trong phim không có. Nó đầy nhiệt huyết và chứa đựng tinh thần nổi loạn. Có thể, chính ở đây Bertolucci đã tìm thấy điểm nối các thế kỷ.

Valery Kichin

#happy_lady dịch theo [http://www.film.ru]

(tặng hộI HOT)


Posted

in

by

Comments

7 responses to “Điện ảnh + Sex = Chính trị”

  1. yuna_admirer Avatar
    yuna_admirer

    thank you poster đã có 1 bài viết rất chuẩn và hay.

  2. luckyguy7769 Avatar
    luckyguy7769

    một phim nữa không thể bỏ qua. thật đáng tiếc nếu chưa xem phim này nhỉ

  3. chuotkhongduoi Avatar
    chuotkhongduoi

    Phim có nhiều ẩn ý sâu xa mà xem một lần khó có thể cảm nhận, khó có thể hiểu hết được.

    Cảm nhận chung về phim: Không khí tình dục nặng nề, không khí chính trị càng nặng nề hơn nhưng có nhiều điều thú vị…

    Có thể cảm nhận được ở Matthew, Theo và Isabelle- những con người trẻ tuổi của thời đại ấy mang trong mình nhiều suy nghĩ phức tạp, một khát khao được giải phóng. Họ bị ám ảnh bởi tình yêu điện ảnh, bởi những bộ phim mà họ đã xem và bởi tình hình chính trị của thời điểm ấy. Nhưng diều bi kịch là cũng như thế hệ thanh niên của thời đại ấy- họ không biết phải giải phóng mình như thế nào nên dẫn đến nhiều hành động nổi loạn.

    Isabella và Theo- cặp song sinh mà nhiều khán giả có thể cảm thấy hành động của họ là bệnh hoạn, thật ra lại rất đáng thương. Họ khát khao tự do nhưng lại bị cô độc, bị giam cầm trong chính xã hội của mình. Họ chưa từng mở rộng quan hệ với thế giới bên ngoài nên giữa hai anh em đã nảy sinh nhiều tình cảm phức tạp- họ không thể sống xa nhau được. Isabella trao cho Matthew lần quan hệ xác thịt đầu đời của mình chỉ vì một trò cá độ điện ảnh với Theo và xem đó là sự giải phóng về tình dục. Nhưng rồi cô vẫn bị ám ảnh khi biết người anh song sinh của mình đang quan hệ với một cô gái khác.

    Theo- Isabella và Matthew như hai thế giới khác nhau. Họ có những suy nghĩ hoàn toàn khác biệt về nghệ thuật- những cuộc tranh cãi xem Keaton và Chaplin ai mới xứng đáng là vua hài; đến chính trị- cuộc chiến tranh tại Việt Nam, chủ nghĩa Mao Trạch Đông… Cả hai luôn nghĩ rằng mình đang hướng Matthew sống theo khát khao của tuổi trẻ, đỉnh điểm là việc hoà mình vào dòng người biểu tình giương cao ngọn cờ của Đảng cộng sản để phản đối chiến tranh, đòi quyền tự do… Theo và Isabella bùng nổ với khát khao tự giải phóng của mình. Họ vượt lên trên đoàn người biểu tình để chống lại cảnh sát. Và cảnh sát đã xông lên… Còn Matthew đi ngược lại dòng người biểu tình- trở về với cuộc sống trước đây của mình…

    Chi tiết bên lề: Không biết xem phim này có ai để ý đến bứ cảnh của Bác Hồ trên bìa tạp chí Life trong phòng của Theo không nhỉ

  4. dreamtheater Avatar
    dreamtheater

    Đằng sau 1 bài dịch tuyệt vời như thế này mà những ý kiến phản hồi chỉ thế thôi sao? đúng là…

  5. yelmidlow Avatar
    yelmidlow

    Bài bình luận thật cao tay. Rất kính nể. Tui sẽ tìm phim này để xem. Không biết happy_lady có thể chỉ giúp nơi nào có phim này không ?

  6. ramboiv Avatar
    ramboiv

    phim nào có Hot mà giới thiệu quá dữ như phim này thì nên có ở nhà… chân thành khuyên bằng hữu

  7. doc_co_cau_bai Avatar
    doc_co_cau_bai

    Thay mặt hội Hot docco xin chân thành cám ơn bài viết tặng hội của happy_lady…….….

Leave a Reply