Hành Trình của Hy Vọng

Thần thoại Hy Lạp kể rằng: Epimetheus nhận Pandora làm vợ và tiếp nhận chiếc hộp kín vợ tặng. Khi mở hộp ra, một đám mây những tội ác cùng thói xấu bay ra, bao trùm lấy toàn thể mặt đất. Epimetheus vội muốn đậy nắp hộp lại nhưng bao nhiêu cái xấu xa đã bay ra hết, trong hộp chỉ còn lại có Hy Vọng.

Như vậy, phải chăng sự xấu xa vốn đã có sẵn nhưng do bởi chính con người với lòng tham của mình đã làm cho cái xấu càng có dịp tung hoành?

Một trong những cái xấu xa đã bay ra khỏi chiếc hộp Pandora ngày xưa là chiến tranh. Nói về chiến tranh đã quá nhiều rồi, nhưng liệu đã đủ. Không đủ và chẳng bao giờ là đủ được. Bởi chiến tranh chính là một cách thức để giải quyết xung đột, mâu thuẫn. Nhưng đó là một cách thức vô luân và phi nhân tính nhất mà lại gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của con người – hay còn gọi là văn minh. Con người tuy ghê sợ chiến tranh, nhưng không thể nói “không” với nó được. Và cho dù là hình thái chiến tranh nào đi nữa (từ chiến tranh xâm lược đến hình thái chiến tranh vệ quốc, chiến tranh giành độc lập…) đều phi lý và vô nhân đạo.

Cô gái trẻ tật nguyền Mathilde (do Audrey Tautou đóng) nhưng sống sôi nổi và lạc quan có vẻ rất quen thuộc với cái chết. Những giai điệu của cô, câu nói cửa miệng “cát bụi trở về với cát bụi” (ashes to ashes, dust to dust) t ạo n ên nh ững sự một ự yêu mến lạ lùng nơ i một cô gái trẻ. Và lòng cô tràn ngập tình yêu mãnh liệt, thủy chung với vị hôn phu và cũng là người bạn thiếu thời của cô : Manech – chàng thanh niên có gương mặt hiền lành. Hôn phu của Mathilde phải ra chiến trường Pháp – Đức trong Thế Chiến I (WW I), để lại nơi Mathilde nỗi cô đơn thăm thẳm, nhưng cô luôn tin rằng anh sẽ trở về.

Hoàng đế triết gia La Mã Marcus Aurelius đã gắn liền sự nghiệp triết l ý cùng chiến trận từng nói “Người đang sống không được chết” . Chiến trường Pháp – Đức trong Thế Chiến I thực sự là nỗi ám ảnh của nhân loại, điển hình là ở Verdun gần một triệu sinh mạng con người đã bỏ lại. Công sự, chiến hào – “sáng kiến” của các tướng lãnh và giới chính khách được xây dựng trên sự hãi hùng, bùn và máu, đói khát và rét buốt….5 lính Pháp bị kết án tử hình vì tội tự gây thương tích để không thi hành nhiệm vụ. Độc ác không gì bằng khi thay vì chịu xử tử theo lệ thường, họ “được” kéo dài sự sống không vũ khí, lương thực tại một chốn được coi là “địa ngục trần gian” để “tận hưởng” sự đói khát, sợ hãi, bệnh tật và những cơn điên loạn…giữa hai làn đạn.

Tuy vậy, không như những phim về đề tài chiến tranh trước đây, mây đen chiến tranh trong A Very Long Engagement không quá ảm đạm, nó chỉ như những đám mây trong tranh của Van Gogh. Thông qua những manh mối, những cuộc gặp gỡ với những người sống sót, Mathilde dần có được cái nhìn thực sự về cuộc chiến. Chịu đựng những nỗi đau nhưng cô không từ bỏ cuộc tìm kiếm vị hôn phu đã mất tích. Sự thương yêu của cô đối với Manech là một ngọn lửa mãnh liệt giúp cô vượt qua những thất vọng vô cùng tận.

Mathilde có tìm thấy Manech điều đó không có nhiều ý nghĩa. Niềm hy vọng đã đong đầy tất cả. Sau cùng, khi tất cả qua đi, chỉ còn hy vọng và tình yêu chân thật là ở lại và đó là tất cả .


Posted

in

by

Comments

4 responses to “Hành Trình của Hy Vọng”

  1. baotuong Avatar
    baotuong

    mình không thích phim chiến tranh lắm nhưng Joorlean viết hay quá !!!

  2. ltp Avatar
    ltp

    Viết hay thật đó joorlean.

  3. joorlean Avatar
    joorlean

    Phim này của Pháp, cái ông đạo diễn phim Emilie đó. Đây là lần thứ 2 ông ta cộng tác với Audrey Tautou và rất thành công.

    Tại sao diễn viên Hollywood Jodie Joster – người nổi tiếng “kén cá chọn canh” trong vai diễn và nội dung phim lại chịu nhận một vai phụ mờ nhạt nhưng diễn xuất với thái độ rất nghiêm túc và thành công? Các bạn xem phim rồi sẽ rõ

    Phim này thuộc loại “hiếm và quí” nên hơi khó tìm.

  4. daddylonglegs Avatar
    daddylonglegs

    fim này có bán o VN chưa bạn?nghe kể thấ thíc wé

Leave a Reply