Hình tượng nhà báo trên màn ảnh

Không chỉ đơn thuần đem đến khán giả hình ảnh nhà báo như một người đưa tin, màn ảnh thế giới còn tôn vinh nhà báo như những người anh hùng chống lại cái xấu bằng ngòi bút và lý trí…

HÌNH TƯỢNG NHÀ BÁO TRÊN MÀN ẢNH…

Từ năm 1941, khi bộ phim hay nhất mọi thời đại Công Dân Kane ra đời, người ta bắt đầu để ý đến hình ảnh nhà báo và giới truyền thông trên màn bạc. Không quá khó hiểu và “nhức đầu” như Công Dân Kane, nhà báo lãng tử Joe Bradley của phim Chuyến Du Ngoạn Thành Rome gần gũi với công chúng hơn. Câu chuyện bắt đầu khi công chúa nước Anh Ann khi đến Ý đã trốn đi chơi và vô tình gặp Joe. Không hề bỏ lỡ cơ hội “khai thác đời tư” công chúa, Joe dẫn cô đi khắp nơi để có “tư liệu độc quyền” cho bài báo của mình. Nhưng sự ngây thơ, trong sáng cùng tình cảm chân thật mà Ann dành cho Joe làm anh phải lựa chọn: hoặc giành lấy cơ hội thăng tiến, hoặc giữ được thiện cảm của Ann. Cuối cùng, Joe đến buổi họp báo như…một người xa lạ để phỏng vấn công chúa Ann và gửi lại Ann những tấm hình kỷ niệm của chuyến du ngoạn thành Rome bí mật đầy niềm vui…

Nếu Joe quyết định không đưa sự thật ra để bảo vệ cho công chúa, cậu bé “nhà báo” 15 tuổi William lại lựa chọn con đường khác. William chính là hình ảnh thật của phóng viên tạp chí Rolling Stone Cameron Crowe, người viết kịch bản và đạo diễn phim Giá Của Danh Vọng. Tuy còn nhỏ nhưng William khá am hiểu âm nhạc và có những bài bình luận sắc sảo, vì thế tờ Rolling Stone đ㠓đặt bài” cậu viết về ban nhạc Stillwater. Suốt chặng đường đi theo ban nhạc lưu diễn, William mới thấy được những câu chuyện phía sau sân khấu, quen những cô gái cổ động như Penny, nhận ra những ham muốn tầm thường “tôi hát chỉ vì tiền và những cô gái đẹp bu quanh chứ chẳng vì lòng đam mê âm nhạc gì cả” của những các thành viên ban nhạc, sự lục đục nội bộ, ganh đua, đố kỵ nhau… Cậu phải làm gì: Ca tụng Stillwater, những người bạn của mình, như những ca sĩ hàng đầu hay nói lên sự thật rằng họ chỉ là “một ban nhạc tầm thường đang khát khao trở thành nổi tiếng”? William đã phải đấu tranh với chính mình và cậu quyết định: là nhà báo cần để công chúng biết sự thật, dù đó là sự thật phũ phàng. Nhưng…

William không ngờ ban nhạc đã phủ nhận tất cả, kể cả người bạn thân thiết, thủ lĩnh ban nhạc Russell và cuốn băng ghi âm các cuộc phỏng vấn thì bị xoá sạch. Bài báo không được đăng, nhưng sự thất vọng không phải ở đó: William cảm thấy mình bị tổn thương vì sự giả dối của giới nghệ sỹ, những người cậu xem như bạn bè. May sao, Penny ra tay…

Nếu hai bộ phim trên, người phóng viên cuối cùng cũøng làm được điều đúng dù bằng những cách khác nhau thì tấn bi kịch trong phim Thành Phố Điên lại bắt đầu từ giới báo chí. Nhu cầu được biết tin tức của công chúng cùng sự cạnh tranh ráo riết của nhiều hãng thông tin đã đẩy phóng viên phải làm mọi chuyện trở nên thật giật gân! Lẽ ra sẽ chẳng có chuyện gì xảy đến với chàng trai bảo vệ vừa bị sa thải Sam nếu không có tay phóng viên sắp bị về vườn Max ở phòng bên cạnh. Sam đến gặp bà giám đốc bảo tàng để hỏi vì sao anh bị đuổi, nhưng vì sự mất bình tĩnh và thêm khẩu súng trong tay, Sam bị xem là khủng bố. Ngay lập tức, Max gọi điện về đài truyền hình và yêu cầu truyền hình trực tiếp để chứng tỏ ông vẫn còn năng lực…Hai con người đó bị đẩy vào một câu chuyện bi thương do chính những nhà truyền thông dựng nên. Trong mắt công chúng, Sam là một tội phạm nguy hiểm dù mọi người thân hiểu anh rất hiền lành. Mặc cho Max cố tháo gỡ để có một kết thúc có hậu, cảnh sát cũng đã nhúng tay vào… Người ta thấy ở đó sự thậtï, sự dối trá và cả những gam màu xám về công việc của giới báo chí truyền thông. Họ có sức mạnh hướng cả xã hội theo suy nghĩ của họ bất chấp sự thật!

Cũng chính nhờ sức mạnh ấy, báo chí có thể đem đến sự thật cho công chúng. Là chương trình phỏng vấn những người nổi tiếng, những chính khách, những người có ảnh hưởng đến xã hội, 60 phút đài CBS đã đem đến cho công chúng những cái nhìn rất thật về những gì đang diễn ra khắp nơi trên thế giới. Thế nhưng khi phóng viên, nhà sản xuất chương trình Lowell Bergman đụng đến ngành công nghiệp thuốc lá thì 12 tập đoàn tập hợp lại, mua chuộc, răn đe, khủng bố, bao vây cuộc đời ông và nhà khoa học Jeffrey Wigand, người đã lên tiếng cảnh báo về chất nicotin trong thuốc lá có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Lowell đã đấu tranh, không chỉ với các tập đoàn thuốc lá mà còn với cả đài truyền hình của mình. Chương trình không được phát, Lowell phải chạy đi khắp nơi để mọi cách đưa ra công chúng sự thật, không phải vì quyền lợi của bản thân ông mà vì sức khoẻ cộng đồng thế giới…Không chỉ là phim, đây là câu chuyện có thật được dựng lai. Có vậy mới thấy được nghề làm báo không hề đơn giản chút nào, mà cũng chính vì thế mà một bộ phim truyền hình về nhà báo phát trên VTV lấy tựa Nghề Nguy Hiểm. Phải, nghề báo chính là một nghề nguy hiểm…

PHAN XI NÊ


Posted

in

by

Comments

2 responses to “Hình tượng nhà báo trên màn ảnh”

  1. heo_hippi Avatar
    heo_hippi

    Xem xong những bộ phim này, xem Nghề Báo của VN thì chỉ muốn đập TV. Báo chí gì mà ngu ngốc và ấu trĩ đến thế là cùng (Or người làm phim Nghề Báo)

  2. strumpfucini Avatar
    strumpfucini

    Ngoa`i ra, co’ 1 so^’ film cu?a US dde^` cao ta^`m quan tro.ng cu?a media, ba’o chi’ a?nh hu*o*?ng dde^’n ddo*`i so^’ng xa~ ho^.i cu?a US nhu* Wag The Dog (Robert De Niro), 15 Minutes (also Robert De Niro). Va` 1 so^’ film kha’c nu*~a, coi la^u ro^`i ne^n tui que^n ma^’t tu*.a . Just a comment…

Leave a Reply