History of Motion Pictures – Chap 4

Lịch sử điện ảnh

VII.Phim sau chiến tranh thế giới lần thứ 2

VII.11.Điện ảnh Mỹ Latin

Điện ảnh Mỹ Latin nổi lên từ những năm 1960 có căn nguyên từ chính trị lẫn điện ảnh : một bên là trào lưu tân hiện thực và làn sóng mới, bên còn lại là những thay đổi về chính trị như cuộc cách mạng ở Cuba năm 1959. Đáng chú nhất là trào lưu cinema novo (điện ảnh mới) bắt nguồn từ Brasil với những tác phẩm dựa theo những căn bệnh xã hội, đáng kể là những tác phẩm của đạo diễn Glauber Rocha như Barravento (The Turning Wind, 1962), Deus e o diablona terra do sol (Black God, White Devil, 1964) và Antonio das Mortes (1969). Trong bộ phim Vidas Secas (Barren Lives, 1963), đạo diễn Nelson Pereira dos Santos đã dựa theo một tiếu thuyết từ những năm 1930 để khắc họa sự nghèo đói của những vùng đất phía Tây Bắc Brasil.

Sau khi chính quyền của Fidel Castro được thiết lập tại Cuba, phải mất gần 10 năm sau, những cố gắng của chính quyền về khuyến khích làm phim mới thành hiện thực. Tomás Gutiérrez Alea là nhàm làm phim nổi tiếng nhất Cuba với Memorias del subdesarollo (Memories of Underdevelopment, 1968) nói về những sự thay đổi của Cuba. Cũng trong năm 1968, Humberto Solas làm Lucia nói về lịch sử cảu Cuba mà trung tâm là cuộc sống của người phụ nữ.

Điện ảnh Mexico cũng có 3 giai đoạn làm phim quan trọng : những năm chiến tranh thế giới lần thứ nhất, những nằm 1930 và những năm Buñuel ở Mexico. Sau này dù không tạo được những dấu ấn nhưng cũng có những tác phẩm cá nhân quan trọng như Frida (1984) của Paul LeDuc, dựa theo cuộc đờ của họa sĩ Frida Kahlo, Como agua para chocolate (Like Water for Chocolate, 1991) của Alfonso Arau với những yếu tố kỳ quặc của phong cách được gọi là hiện thực huyền bí.

VIII.Điện ảnh Mỹ từ 1960 đến ngày nay

VIII.1.Kết hợp

Điện ảnh Mỹ bước vào một thời kỳ khó khăn của nó từ những năm 1960. Trong thời gian đi xuống này, có nhiều các phương tiện giải trí khác ra đời đã giúp sự thống trị của truyền hinh. Có rất nhiều nhân tố gây ra sự khủng hoảng điện ảnh ở Mỹ. Bên cạnh sự xuống dốc của lượng khán giả, thì các nhà làm phim nổi tiếng của Mỹ ở thời kỳ phim câm và đầu thới kỳ phim nói đều đã “nghỉ ngơi”. Những người trong nền công nghiệp biểu diễn cũng được thay thế bằng những người mới. Sự thay đổi nhanh chóng các giá trị văn hóa ở Mỹ trong kỹ nguyên của nhạc Rock and Roll, cuộc đấu tranh đòi công bằng và những cuộc xung đột trong nước về chiến tranh Việt Nam (1959-1975) đã làm cho công ty không được chắc chắn trong việc thu hút thế trẻ đến với các rạp chiều phim.

Sự yếu kém về tài chính buộc các công ty điện ảnh phải bị sát nhập vào tổng công ty lớn, trước đây (và những đên những năm 1990) thì các công ty liên kết với những công ty có mối quan hệ trong giải trí, còn trong giai đoạn này buộc phải liên kết với các công ty không liên quan như công ty bảo hiểm.

Một điểm đáng chú ý trong giai đoan này là việc loại bỏ luật xuất bản và các cơ quan có trách nhiệm vốn được thiết lập từ những năm 1930. Sự thay đổi này mang đến việc sử dụng ngôn ngữ bình dần và những cảnh tình ái trong các bộ phim vài năm sau đó. Sự ngăn cấm của đạo luật được xem là lỗi thời, và theo những quan điểm thực tế, thì những rào cản của luật mang lại thiệt thòi cho khán giả lúc bấy giờ với những điều họ muốn xem. Sau một vài năm không có tiểu chuẩn nào trong công ngiệp điện ảnh, các nhà sản xuất đặt ra hệ thống đánh giá để hướng dẫn cho các bậc phụ huynh và con cái họ trong việc lựa chọn phim. Mức đánh giá chính là PG, có vài điểm không phù hợp với trẻ em, còn mức đánh giá R, cho biết hạn chế với những người dưới 17 tuổi. Trong thực tế hệ thống đánh giá đã cố gắng điều chỉnh cho phù hợp với sự xuất hiện của các cảnh “mát mẻ” nhưng lại thấy có sự chú ý trong việc miêu tả những cảnh bạo lực.

Những năm khó khăn này có thể được xem là thời kỳ quá độ của nền công nghiệp điện ảnh ở Mỹ, là thời gian để các nhà làm phim tìm kiếm những công nghệ mới trong việc tiếp thị và quảng cáo phim. Và đến giữa những năm 1970, những cố gắng này mới bắt đầu “ra hoa kết trái”, vận mệnh của nền công nghiệp phim ở Mỹ bắt đầu thay đổi với những phương pháp mới trong maketing như các chiến dịch quảng cáo trên hệ thống truyền hình quốc gia. Sự lớn mạnh về tại chính đã cho phép các công ty chia nhỏ nắm giữ cổ phần trong lĩnh vực xuất bản, truyền hình và các phương tiện nghe nhìn khác.

VIII.2.Những nhà làm phim mới

Một kết quả quan trọng của sự náo động trong điện ảnh Mỹ là đánh dấu sự ra đời của các thế hệ các đạo diễn trẻ, trong lúc khó khăn về tài chính, đã mang lại những nét nghệ thuật mới cho điện ảnh Mỹ và góp phần nâng cao uy thế vốn có của nó.

Những nhân vật quan trọng của thế hệ những năm 1960 là Stanley Kubrick, Arthur Penn, Sam Peckinpah, and Robert Altman. Kubrick, người chuyển tới Anh, làm một số bộ phim quan trọng như Dr. Strangelove hay còn được gọi How I Learned to Stop Worrying and Love the Bomb (1964) nói về sự hủy diệt của vũ khí hạt nhân dựa theo tiểu thuyết Red Alert của Peter George, và 2001: A Space Odyssey (1968), một cột mốc cua thể loại khoa học viễn tưởng. Penn đạo diễn Bonnie and Clyde (1967), phim dựa trên hoạt đống những kẻ sống ngoài vòng pháp luật. Tác phẩm đáng chú ý của Peckinpah là The Wild Bunch (1969), một bộ phim miền Tây với nhữnh hình ảnh miêu tả sự dữ dội, quá khích. Bắt đầu với M*A*S*H (1970), phim nói về đơn vị cứu thương khẩn cấp, Altman mang lại những nét châm biếm ở vài thể loại truyền thống của Hollywood

Đầu những năm 1970, một thế hệ các nhà làm phim trẻ hơn gây được chú ý ở Hollywood, họ được gọi là “movie brats” (trẻ con) bởi vì họ trẻ và hầu hết đều tốt nghiệp đại học từ các trường điện ảnh. Những nhân vật quan trọng gồm có Francis Ford Coppola, George Lucas, Martin Scorsese, and Steven Spielberg. Coppola là đạo diễn của bộ phim nổ tiếng The Godfather (1972), phim mang lại những dấu hiệu của sự phục hồi ngành công nghiệp điện ảnh tại Mỹ. Lucas làm tác phẩm được nhiều người biết đến American Graffiti (1973), phim là câu chuyện về những thiếu niên của 10 năm về trước. Bộ phim quan trọng đầu tiên của Scorsese là Mean Streets (1973), phim nói về 2 thanh niên trong môi trường bạo lực ở khu dân cư Little Italy thành phố New York. Sau khi làm một vài bộ phim nhỏ, đạo diễn Spielberg, người trẻ nhất, làm bộ phim Jaws (1975) phim là cuộc chiến với con cá mập trắng với 1 người cảnh sát, 1 thủy thủ già và 1 nhà hải dương học trẻ. Nhưng đáng nói hơn cả là thành công to lớn của phim đã làm thay đổi bức tranh của điện ảnh Hoa Kỳ.

Những còn ngươi này tiếp tục là những nhà làm phim quan trọng trong sự phục hồi của điện ảnh Mỹ sau năm 1975 Cũng có một số khác xuất hiện vào hàng ngữ những đạo diễn nổi tiếng ở Mỹ như Woody Allen với bộ phim hài lãng mạng Annie Hall (1977) đoạt 4 giải Oscar (riêng Allen 2 giải : đạo diễn và kịch bản cùng với Marshall Brickman). Michael Cimino cũng giành được giải Oscar với The Deer Hunter (1978) (Phim dành được tổng cộng 5 giải Oscar), là câu chuyện đời của 3 chàng trai trước, trong và sau chiến tranh Việt Nam. Bộ phim được đánh giá là thành công nhất ở thể loại chiến tranh. Đạo diễn người Anh, Ridley Scott cũng có được 2 tác phẩm đáng chú ý là Blade Runner (1982), đánh giá cao bằng những hiệu ứng hình ảnh, và Thelma and Louise (1991) phim kể về 2 người phụ nữ chốn trạy khỏi xã hội nam quyền.

Blue Velvet (1986), phim kể về một điều kỳ lạ xảy ra với Jeffrey Beaumont (Kyle MacLachlan thủ vai) khi anh về thăm quê, của đạo diễn David Lynch được các nhà phê bình đánh giá là một trong những phim hay nhất của điện ảnh Mỹ trong những năm 1980. Do the Right Thing (1989) của nhà làm phim Spike Lee cũng được đánh giá tương tự. Lee còn là đạo diễn của bộ phim Malcolm X (1992), phim được chuyển thể từ cuốn sách The Autobiography of Malcolm X của Alex Haley nói về cuộc đời của người lãnh đạo các phong trào đấu tranh cho người da đen Malcolm X. Trước Malcolm X của Lee còn có JFK (1991), bộ phim gây tranh luận về lịch sử, của đạo diễn Oliver Stone nói về những âm mưu đứng đằng sau vụ ám sát tổng thống John F. Kennedy. Đạo diễn, diễn viên Clint Eastwood cũng bắt đâu ghi dấu ấn với Unforgiven (1992), một bộ phim miền Tây đạt được 4 giải Oscar trong đó có giải đạo diễn cho Eastwood.

VIII.3.Những bộ phim doanh thu lớn

Nếu cần chỉ định một ra một bộ phim, thì Jaws được đánh giá là một điểm rẻ cho sự thịnh vượng của công nghiệp điện ảnh ở Mỹ. Những bộ phim được gọi là Blockbuster (phim được quảng cáo để mang về doanh thu lớn) đã là một phần của nền sản xuất Hollywood nhưng Jaws mới chính người viết lại công thức mới cho blockbuster, và trên hết, đã chứng minh rằng với các chiến thuật quảng cáo mới, các bộ phim sẽ đạt được những doanh thu chưa từng có. Jaws là bộ phim đầu tiên mang lại hơn 100 triệu đô cho những nhà sản xuất.

Mặc dù dựa theo một tiểu thuyết “best-selling”, một công thức của Blockbuster đầu tiên, và không có những ngôi sao lớn, nhưng Jaws đã mang đến một con cá mập “máy” đáng sợ bằng những kỹ xảo tuyệt vời. Thiếu vắng các ngôi sao và sự quan trọng của các kỹ xảo điện ảnh ngày càng cao là diện mạo của một Blockbuster mới được tiếp túc phát triển sau những kết quả phi thường từ Jaws. Sự thay đổi trong cách thức làm phim còn cho thấy chiến lược của các studio tập trung vào thu hút những đối tượng trẻ tuổi như thanh niên, trẻ em, chiếm một phần lớn của các khán giả điện ảnh. Xu thế này được tiếp tục bởi các phim còn hơn Jaws trong doanh thu bán vé, Star Wars (1977), một bộ phim khoa học viễn tưởng có sử dụng kỹ xảo điện ảnh để nói đến cuộc chiến tranh giữa các phi thuyền, của George Lucas là ví dụ.

Star Wars đã làm hình thành thêm những Blockbuster phi thường trong 20 năm tiếp theo. Những Blockbuster phim dựa theo những câu chuyện phi thường của các nhân vật truyện trang hay những cuộc phiêu lưu của những người hùng. Lucas và Steven Spielberg tiếp tục với những Blockbuster của mình. Trong những năm 1980, Lucas sản xuất 2 phim trong loạt phim Star Wars : The Empire Strikes Back (1980), đạo diễn bởi Irvin Kershner và Return of the Jedi (1983), đạo diễn bởi Richard Marquand. Cùng thời gian đó Lucas còn sản xuất 3 bộ phim do Steven Spielberg làm đạo diễn là : Raiders of the Lost Ark (1981), Indiana Jones and the Temple of Doom (1984) và Indiana Jones and the Last Crusade (1989), cả 3 bộ phim đều nói về nhà khảo cổ gan dạ có tên là Indiana Jones. Những bộ phim đạt danh thu cao của Spielberg còn có E.T.-The Extra-Terrestrial (1982), nói về một người ngoài hành tinh, và Jurassic Park (1993) kết hợp với giữa hình ảnh tạo bởi máy tính (CG) và những hành động thật của con người.

Những ngôi sau hành động như Sylvester Stallone và Arnold Schwarzenegger cũng là một phàn của Blockbuster, tuy nhiên một số phim không đạt được thành công trong doanh thu bán vé. Vào những năm 1990 cũng có một số thể loại khác đạt đến tầm Blockbuster. Như trong thời gian với Jurassic Park, Spielberg còn cho ra mắt Schindler’s List (1993), bộ phim là câu chuyện về những nổ lực của một người đàn ông gải thoát những người do Thái khỏi các trại giết người của Phát xít, phim được quay hàng toàn bằn đen trắng và mang về cho Spielberg giải Oscar đầu tiên (sau nhiều năm mỏi mòn chờ đợi, mặc dù các phim trước của ông đạt rất nhiều giải Oscar) và Titanic (1997) của đạo diễn James Cameron, dựa thẻo thảm họa tàu Titanic năm 1912 đã phá vỡ kỷ lục về doanh thu bán vẻ và giành 11giải Oscar. Dĩ nhiên phim hành động và viễn tưởng vẫn còn rất phổ biến. The Phantom Menace (1999) phần 4 trong loạt phim Star Wars của Lucas là một trong những phim cso daonh thu cao nhát trong năm.

Bước sang thế kỷ 21, mọi chuyện vẫn không thay đổi với Hollywood. Bộ phim hành động Gladiator của Ridley Scott cũng giành được thắng lợi trên 2 mặt trận là doanh thu và giải Oscar trong đó có giải dành cho phim và đạo điễn. Làm lại hay làm các phần tiếp theo của các bộ phim nổi tiếng là một cách thông dụng để làm nên những Blockbuster trong những năm đầu thế kỷ 21. Đáng kể tên như Planet of the Apes (2001) , Mission: Impossible 2 (2000), Rush Hour 2 (2001), Jurassic Park III (2001), Men in Black II (2002), Star Wars : Attack of the Clones (2002). Ngoài ra còn có những bộ phim dựa trên những câu chuyện viễn tưởng hay nhân vật truyện tranh như các series phim Harry Potter, Spider Man, Lord of the Ring, Scooby-Doo, Matrix.

To be continued…

==Micti – 1.2.2005

==Only.Moviesboom


Posted

in

by

Comments

One response to “History of Motion Pictures – Chap 4”

  1. f.i.r Avatar
    f.i.r

    Một mình bạn viết hết những bài này sao? Ôi, bạn thật là giỏi! Thán phục bạn lắm đó nha.

Leave a Reply