Kinh đô điện ảnh Bollywood

Năm 1899, những thước phim đầu tiên do người bản xứ làm cũng được giới thiệu với công chúng bằng công cụ chiếu kinetoscope. Đó là đứa con của nhà quay phim Ấn Độ Bhatvadekar Dada. Sau đó, hai nhà sản xuất phim ngắn tiên phong Hiralal Sen và F.B Thanawalla cho ra các sản phẩm riêng của họ ở Calcutta và Bombay (1900). Đến 1902, J.F. Madan và Addullah Esoofally sử dụng thiết bị Bioscope để chiếu các bộ phim ngắn nhập khẩu. Năm 1912, N.G Chitre và R.G. Torney thực hiện bộ phim câm Pundalik và chiếu ra mắt vào ngày 18/5 với sự hợp tác của người Anh.

Dhudiraj Govind Phalke, nổi tiếng với nghệ danh Dada Sahed Phalke là người sản xuất bộ phim Raja Harishchandro không có sự hỗ trợ của người Anh, và có thể nói bộ phim câm nội địa này đã đánh dấu ngày khai sinh chính thức của công nghiệp điện ảnh Ấn Độ. Phim phụ đề cả tiếng Hindi và tiếng Anh, chiếu tại rạp Coronation tháng 5/1913. Năm 1917, bang Bengal có bộ phim truyện đầu tiên do công ty phim Elphinstone Bioscope của Madan sản xuất. Còn ở Madras năm 1919, Nataraja Mudaliar mới đưa nghệ thuật thứ 7 đến đây bằng bộ phim Keechaka Vadham. Bước sang năm 1920, kỹ nghệ điện ảnh Ấn Độ đã định hình với nhiều công ty sản xuất phim và đạo diễn bắt tay vào việc.

Alam Ara là bộ phim có tiếng nói đầu tiên của Ấn Độ do công ty Imperial sản xuất và Ardershir Irani đạo diễn. Phim chiếu ngày 14/5/1931 tại rạp Majestic, Bombay. Phim nói đã làm cuộc cách mạng ngoạn mục tiếp cho điện ảnh sức sống mới. Năm 1931, phim nói lan đến cả Begal và Nam Ấn. Thập niên 1930 có những chống đối xã hội nên điện ảnh Ấn Độ cũng không thể đứng ngoài cuộc nếu muốn thu hút khán giả. Đó là các phim như Duniya Na Mane của V. Satharam, Achut Kanya của Franz Osten, Watan của Mehboob. NĂm 1937 đạo diễn Ardeshir Irani thử thách làm phim màu với bộ phim Kisan Kanya.

Thời kỳ giành độc lập của Ấn Độ có các bộ phim đáng nhớ như Roti của Mahboob, Neecha Nagar của Chetan Anand, Kalpana của Uda Shanker….

Năm 1952, festival phim quốc tế đầu tiên của Ấn được tổ chức ở Bombay đánh đấu bước chuyển mới của điện ảnh Ấn Độ. Năm 1955, đạo diễn Satyajit Ray được xem là người có công đầu trong việc giới thiệu điện ảnh Ấn Độ với thế giới, và thế giới đánh giá cao phim Ấn Độ, bằng việc trao giải phim tư liệu hay nhất tại festival điện ảnh Cannes – Pháp cho bộ phim Panchali của ông. Ngoài ra phim còn đoạt nhiều giải thưởng quốc tế khác. Trong thề loại phim nói tiếng Hindi, ảnh hưởng của chủ nghĩa tân hiện thực rất rõ với các đạo diễn như Bimal Roy, Rajkapoor, Mehbood và V. Shantharam. Bước sang thập niên 1950, các bộ phim hợp tác Xô – Ấn ra đời. Đến thập niên 1960, điện ảnh Ấn Độ bắt đầu chứng kiến những kỷ lục tiền vé của phim nội địa với các bộ phim bi kịch tình yêu lãng mạn xen ca nhạc. Các đạo diễn nổi tiếng của thời kỳ này là B.R. Chopra, Sunil Dutt, Dilip Kumar và Ramanand Sagar.

Thập niên 1970 là thời kỳ của nền điện ảnh mới Ấn Độ với các bậc thầy khai phá như Satyajit Ray. Phim của Ritwik Ghatak nói về các chấn thương xã hội của những người tị nạn từ Đông Bengal. Mirinal Sen là đạo diễn đoạt nhiều giải thưởng của quốc tế. Tại Bombay hình thành một nhóm các đạo diễn mới vào nghề nhưng đầy tài năng như Chatterji, Mani Kaul, Aotar Kaul, Kanthilal Rathod. Tại miền nam Ấn Độ, Karantaba và Kerala là hai cái nôi của nền điện ảnh mới.

Thập niên 1980 là thời kỳ của các bậc thầy như Kerala, Adoor và Arvindan. Tính đến năm 2000, điện ảnh Ấn Độ đã cho ra khoảng 27.000 bộ phim truyện và hàng ngàn phim tư liệu.

Phương Bối


Posted

in

by

Comments

One response to “Kinh đô điện ảnh Bollywood

  1. faye Avatar
    faye

    Nhớ hồi bé coi phim Ấn Độ hay lắm á, hay nhất là họ hát và nhảy
    Kẻ yêu đời huýt sáo không cần thuộc bản nhạc


Leave a Reply