Lamant: Giao ước bị phá vỡ

Điểm tuyệt vời của L’Amant là nó bắt chụp được những khỏanh khắc đẹp đến khắc khỏai của Sài Gòn xưa, lấy cái vẻ đẹp tinh khôi ấy làm nền cho một chuyện tình rất Tây, rất lãng mạn chủ nghĩa. Trên chuyến phà Thủ Thiêm buổi sáng tinh sương hôm ấy, một nữ sinh người Pháp thờ ơ dựa lan-can, cái vẻ ngây thơ tinh tuyền pha chút bất cần đời của tuổi mới lớn làm một cậu công tử Bạc Liêu chết ngất khi cậu quan sát nàng từ trong chiếc xe hơi mấy vạn giạ lúa của mình. Rồi làm quen, rồi cho đi nhờ xe, rồi thành tình nhân…Chuyên tình buồn, nhưng không có chết choc gì ở đây đâu, đừng lo, các bơm Pháp không khóai Shakespeare.

Thích nhất cái cảnh hai người lần đầu tiên ngồi kế bên nhau trong xe, chàng từ từ đặt tay lên nệm, nhích ngón út qua một tí, nhích qua một tí nữa, một tí nữa, khẽ chạm ngón út vào ngón út của nàng, nín thở theo dõi động tĩnh của đối phương, “im lặng là đồng ý”, hớn hở giữ vững thành tích đã đạt được, kéo thêm anh ngón áp út, anh ngón giữa, nguyên cả nhà… hì hì, cảnh quay kế tiếp là tay chàng và tay nàng đã lồng chặt vào nhau.

Cái lãng mạn của phim này là cái lãng mạn của Sài Gòn thời Pháp thuộc cho đến thời Mỹ, khi mà các cô cậu học trò chuyền tay nhau đọc “Mùa thu lá bay” của Quỳnh Dao hay “Buồn ơi chào mi” của Sagan, bỏ vào hộc bàn nhau những lá thư còn ướt mực tím vụng về lén lút, hôm nay gặp được người trong mộng về lâng lâng suốt cả một buổi chiều…Chắc hẳn những câu chuyện tình các boomers bây giờ nghe bố mẹ hay người lớn kể lại cũng co nội dung tương tự vậy, thời ấy, họ đọc chung một thứ ngôn ngữ lãng mạn như vậy, và họ dùng chung một thứ ngôn ngữ trong trẻo nên thơ như vậy. (khiếp, chứ mới hôm qua trong dance class mới nghe một bài rợn cả da gà:gì mà…wanna go down on you like a vulture , rùi lại I’m not a prostitute but I can give you what you want, hi’ hi’) e hèm, đúng thật L’Amant không thể gọi là platonic love được (love without sexual desire), vì hình như cứ 5 phút thì 2 anh chị lại dắt nhau vào cõi thiên thai 1 lần, nhưng cái ngôn ngữ của nó không suồng sã sỗ sàng mà cứ “ngây ngây thơ thơ” thế nào ấy, rất khoan nhặt mà cũng rất cuồng nhiệt.

Tuy nhiên cần cảnh báo là phim rất bạo (NR), về mặt “kĩ thuât” mà nói thì không thua một phim porn nào cả, nhưng L’Amant có một cách rất hay để không rẻ hóa sáng tạo nghệ thuật của mình, mặc dù vẫn dung chung thứ ngôn ngữ, cách diễn đạt trong lĩnh vực tế nhị đó.

Diễn viên dễ thương, Tony Leung (hình như khá nổi ở Hongkong, bạn nào rành phim Tàu chỉ giáo với!!!), và Jane March (Color of the Night, đóng chung với Bruce Willis cũng khá)

L’Amant: Giao ước bị phá vỡ.

Trong các mối quan hệ luôn tồn tại một thỏa thuận nào đó, có thể rõ ràng mạch lạc hoặc ngầm hiểu với nhau. Khủng hỏang trong quan hệ thường gây ra do việc phá vỡ thỏa thuận đó của một hoặc nhiều “đối tác” trong mối quan hệ đó.

Ví dụ hen: quan hệ vợ chồng trong xã hội đơn hôn phối (monogamy) thì đòi hỏi hai người phải chung thủy, không có chuyện chán cơm thèm phở được, ai léng phéng thì bị người kia bo xì ráng chịu

Thỏa thuận này có thể phụ thuộc vào lề thói đạo đức mà xã hội đó quy định, cũng có thể đi ngược lại, nhưng sự tồn tại của nó hòan tòan “hợp pháp” nếu như chỉ cần 2 hoặc nhiều đối tác tham dự vào mối quan hệ đó đồng ý.

Ví dụ nữa hen: chuyện đồng tính luyến ái, mặc dù cả xã hội Á Đông lẫn xã hội châu Ấu Thiên Chúa giáo đều lên án, nhưng nếu hai người “ưa” nhau quá thì họ sẽ nắm tay dắt díu nhau vào một mối quan hệ đồng tính với một thỏa thuận nào đó, tương đương thỏa thuận của 2 người khác phái,

Trường hợp vi phạm: nếu như một sáng đẹp chời, anh Tèo thấy anh Tí không còn hấp dẫn nữa và cảm thấy nhớ món canh hủ qua mà chị Tèo hay nấu, và muốn quay trở lại chuyện “nghiêm chỉnh”, thì anh Tèo đã phá bỏ giao ước với anh Tí=>chuyện lớn đây!

Nói vậy để thấy dù giao ước có đúng sai theo nguyên tắc đạo đức nào thì việc phá bỏ nó cũng gây ra khủng hỏang

Thường các giao ước trái luân lí dễ bị phá vỡ hơn do nhiều nguyên nhân: không được sự ủng hộ của xã hội, chịu nhiều sức ép luân lí, các cá nhân tham gia giao ước không đủ tự tin để giữ giao ước, bản thân việc thiết lập một giao ước trái luân lí phản ảnh bản chất khó kiềm tỏa của các cá nhân nên các cá nhân này dễ dàng phủ nhận sự kiềm tỏa của giao ước đối với mình hơn

L’Amant phản ảnh quá trình hình thành một giao ước trái luân lí và khủng hỏang của việc phá vỡ giao ước đó. Chuyện tình của hai người là thỏa mãn xác thịt không dựa trên nền tảng bền vững nào, do vậy theo đạo đức hiện hành mà nói thì giao ước ràng buộc 2 người với nhau trong mối quan hệ này là phi luân lí. Nhưng giao ước vẫn “hợp lệ”, miễn hai người không thấy ngại khi “…” với nhau trước khi cật vấn trái tim mình kĩ càng hơn là được rồi, mà thật ra, cuối cùng thì hai người cũng yêu nhau thật lòng đó chứ???

Giao ước này bị phá vỡ lần thứ nhất khi Jane March mang chuyện tiền bạc vào: cô lấy tiền của Tony Leung để mua vé tàu cho mẹ và anh trai về lại Pháp. Rõ ràng giao ước giữa 2 người là chuyên “sex vì sex” chứ không phải “sex vì tiền” hoặc vì danh vọng gì. Nếu Jane là gái làm tiền thì mọi chuyên đã hòan tòan khác, Tony đã không nổi khùng lên như vậy, anh ta rất phong khóang và chắc chắc sẽ “chi đẹp” cho Jane vì anh ta rất thỏa mãn với Jane.

Giao ước bị phá vỡ lần 2 bởi cả 2 người, khi cả hai người cùng nhận ra mình thật sự yêu người kia. Rõ rang lúc đầu khi chấp nhận quan hệ, họ chỉ giao ước chỉ là tình nhân theo nghĩa hẹp nhất của chữ tình: xúc cảm thẫm mỹ được khuyến khích thành quan hệ luyến ái. Bi giờ hai người đòi cưới nhau, đòi hôn nhân-một hình thái xã hội rộng hơn, phức tạp hơn với bao nhiêu dây mơ rễ má khác, nhất là dưới thời phong kiến thuộc địa., thì làm sao được.

Cuối cùng , dưới áp lực của ông bô bà bô, chàng Tony phải “ôm cầm thuyền khác” mà thôi, bỏ Jane đứng chơ vơ bên sông khóc tơi tả

Tuy vậy kết thúc buồn của phim không phải là một suy tôn luân lí, vì ngay sự hiện hữu của tác phẩm này cũng cho thấy có ai đó mạnh dạn cất tiếng ca về môt chuyện tình trái luân lí, mặc dù đó là một bài ca buồn.

Do vậy tác phẩm này theo chủ nghĩa lãng mạn, chứ không phải là bài giảng đạo đức.

Athospk


Posted

in

by

Comments

5 responses to “Lamant: Giao ước bị phá vỡ”

  1. vna168 Avatar
    vna168

    hehehehe,vna cũng coi film này mấy lần òi,lần nào cũng thấy hay hếttrơn.nhưng mà có 1 điều lạ là trong lần đầu coi thì thấy nhiều cảnh trong film hơi bạo,nhưng càng coi thì lại càng cảm nhận về cái lãng mạn của film nhiều hơn là ~ gì “nghĩa đen”.

    coi film này thấy tội nghiệp cho Lương Gia Huy wa chừng luôn ah.Đột nhiên chàng nhận ra là mình đã yêu cô nàng mất tiu òi,còn vna ghét cái bà Jane March đó lắm nha,còn nhỏ xíu mà đã hư hỏng thì hổng nói đi vậy mà lại còn làm khổ Tony Leung của tui nữa…

    nhưng mà nói z thì nói,phải công nhận bà Jane March hết lòng hy sing vi nghệ thuật thiệt,film nào bả cũng đóng “tận tình” như dzầy hết trơn(colors of the nite ah,wá trời wá đất luôn )

  2. xita Avatar
    xita

    oh, nhung ma co nang va anh chang gap nhau khong phai tren chuyen pha THu THiem , ma la pha` di qua song o DBSCL 😛

  3. julie Avatar
    julie

    yang nói đúng thích nhất cảnh trong xe, chàng đụng ngón tay út của nàng, fin này chỉ có cảnh đó là dễ thương thui, cảnh nào còn lại cũng bạo động. ;-p

  4. donnie_yen Avatar
    donnie_yen

    Ùm, theo tôi nhớ còn ngoại cảnh đẹp nữa là lúc nhân vật nam chở nhân vật nữ về nhà ở miền quê của cô ta (hình như là Vĩnh Long thì phải). Chiếc xe Traction đi trên con đường mòn của miền quê, có những ngôi trường làng, có những cánh đồng lúa xanh rì, sông rạch… dễ thương quá!!

    Tuy nhiên, tôi ko ưa nội dung phim này chút nào!!

  5. ltvu Avatar
    ltvu

    Yang ơi,

    Cảnh trong phim là bến phà Vĩnh Long đó bố. Còn Tony Leung (Lương Gia Huy), đóng rất nhiều phim màn ảnh rộng ở Hongkong. Mấy cái hay mà Yang kể ra là cảnh “sờ đùi” thì rẻ tiền quá. Có mấy cảnh hay mà lão gìa này đề nghị chú Yang xem lại thử coi có hay không nha: cảnh chiếc xe Renault chở khách qua chiếc cầu ván “nhảy lưng tưng”, cảnh phiên chợ ở phố Đại La Thiên…

Leave a Reply