Lời nói dối chân thật

Họ là những kẻ nói dối, là trung tâm của bộ phim. Thế nhưng, mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một tính cách và cả việc nói dối của họ cũng mang nhiều mục đích khác nhau…

LỜI NÓI DỐI CHÂN THẬT


Xin mượn tựa phim của James Cameron(1) để làm đầu đề, mặc dù kẻ nói dối trong bộ phim này, Harry Tasker, không hẳn đ㠓có lý“ khi nói dối. Đó là một nhân viên tình báo mật đã lừa dối vợ và con suốt mười mấy năm trời về công việc của mình, mà cuôái cùng đ㠓trả giᔠkhi con thì hư hỏng, vợ thì chán ông chồng suốt ngày biến mất đâu đó và đi theo một gã lừa đảo. Dĩ nhiên khi Harry “chân thật” với vợ, họ đã quay lại đoàn tụ với nhau thật hạnh phúc. Thế nhưng, Harry cũng còn đỡ hơn gã Fletcher Leede trong phim Kẻ Nói Dối(2). Với nghề luật sư khá thành công nhờ cái miệng láo toét, Fletcher bị “trừng phạt” bởi một ước nguyện (không may thành sự thật) của cậu con trai trong đêm sinh nhật của nó: Bố sẽ không nói dối một ngày. Chỉ một ngày thôi cũng đủ làm cho gã Fletcher xấc bấc xang bang, mọi người nhận ra bộ mặt thật của hắn và khi ra toà thì luôn miệng…tố cáo thân chủ của mình! Phim thì vui thật, nhưng nghĩ lại vẫn tức anh ách vì một kẻ nói dối như hắn sao lại…”may mắn” đến thế?

Quay lại với “lời nói dối chân thật” mà tôi muốn nói, là câu chuyện về những lời nói dối đã đem lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cả sự sống cho người khác: lời nói dối của Guido trong phim Cuộc sống tươi đẹp (3) và của Jacob trong Jacob, tên nói dối (4).

Với Guido, đó là lời nói dối với đứa con trai Giosue 10 tuổi khi hai cha con họ bị bắt vào trại giam người Do Thái Nazi. Ông đã biến toàn bộ chuỗi ngày kinh hoàng ấy thành một trò chơi trốn tìm lớn, mà trong mắt Giosue tất cả mọi người đều tham dự. Đứa trẻ hồn nhiên bị đánh lừa, mà nhờ đó trở thành đứa trẻ duy nhất còn sống sót trong trại giam diệt chủng ấy. “Con phải trốn ở đây và không cho ai thấy cả, người chiến thắng sẽ được phần thưởng là một chiếc xe tăng rất lớn…”, lời nói dối ấy như một câu chuyện cổ tích thật đẹp, thật nhân ái. Ngay cả khi bị tên phát xít bắt, Guido vẫn quay lại nhìn con đang núp trong chiếc tủ theo dõi mọi chuyện, nháy mắt tinh nghịch, cũng là cảnh xúc động nhất của bộ phim đoạt ba giải Oscar “Cuộc Sống Tươi Đẹp”…

Không có một kết cục thần thoại như Cuộc Sống Tươi Đẹp, Jacob – tên nói dối (được dựng lại từ bộ phim của Đông Đức và Tiệp Khắc hợp tác năm 1974) mang một gam màu xám xanh buồn tẻ hơn. Cũng ở trại Nazi, anh chàng bán quán nước Jacob ngày ngày vẫn kể chuyện nghe được từ một chiếc radio tưởng tượng cho mọi người nghe về tình hình chiến sự, về quân đội Nga đã đánh thắng phát xít thế nào. Những câu chuyện tưởng tượng ấy đem lại niềm tin vào sự sống cho hàng trăm con người trong cái trại ấy, những người gần như chẳng biết vin vào đâu để sống, để hy vọng. Jacob chỉ một lần nói thật, mà cũng vì thế mà ông đã buộc phải nói dối mãi mãi, vì người bạn ông đã tự vẫn khi biết được sự thật và hoàn toàn tuyệt vọng. Trở thành kẻ nói dối, tự mình giả làm một chiếc radio để đem lại chút hy vọng cỏn con cho một bé gái, Jacob mỗi ngày lại trả lời những người đang khao khát biết “chiến tranh sắp chấm dứt chưa? Quân phát xít thua ở đâu?”…để họ trở nên lạc quan hơn với những niềm tin mong manh. Không may mắn như Guido được chứng kiến ngày tàn của phát xít, không may mắn như bé Giosue khi mọi người trong trại đi đến cái chết, nhưng những gì mà Jacob làm mới thật ấm áp và nhân bản biết bao. Cái giá phải trả cho lời nói dối là cái chết, nhưng là một cái chết thanh thản mà sau đó mọi người vẫn nhớ mãi tên ông. Tôi thổn thức nhận ra không phải Jacob – tên nói dối, mà là Jacob – người đem lại hy vọng và hạnh phúc cho mọi người…

PHAN XI NÊ


Posted

in

by

Comments

Leave a Reply