MGM và biểu tượng con sư tử gầm II

Qua rồi thời vàng son

MGM đã gắn bó hơn 60 năm tại tổ hợp MGM Studios đồ sộ ở TP Culver City với ngôi vị hãng sản xuất phim lớn nhất TG. Nhưng các vấn đề về tài chính vào những năm 1960 đã buộc MGM bán lại cơ ngơi lịch sử của mình cho Sony Entertainment. Sau một loạt các thất bại tài chính khác , cuối cùng MGM đã an cư lạc nghiệp tại Santa Monica nắng ấm, nơi hãng thuê một toà nhà văn phòng khiêm tốn gọi là MGM Plaza rộng 100.000 feet vuông, trông khá nhỏ bé so với cơ ngơi cũ đã mất. MGM không có các xưởng phim đúng nghĩa và không giống studio theo các gọi cổ điển. Nó không có phòng thâu âm và các cơ sở sản xuất phim. Do đó, khi MGM muốn làm một bộ phim mới, hãng phải thuê không gian của một studio khác. Dù vậy, hãng vẫn tiếp tục tài trợ và sản xuất khoảng 10 đến 12 phim mỗi năm (chưa bằng 50% các studio khác). MGM cũng sở hữu các bộ phim thành công về doanh thu như loạt phim James Bond và các thứ ăn theo phim. Du khách có thể đến tham quan MGM Plaza, nhưng tại đây không có gì nhiều để xem trừ một số nơi chụp ảnh được. Ví dụ logo con sư tử gầm bằng vàng, dấu ấn của MGM treo trên lối vào toà nhà ở mỗi góc và một vòi phun nước. Ngoài ra còn có cửa hiệu MGM Studio gần nhà hàng, nơi du khách có thể mua quà biếu, vật lưu niệm và quần áo mang logo con sư tử nổi tiếng.

Trên đường đến Santa Monica, du khách sẽ gặp United Artist Pictures được MGM mua lại đổi tên là MGM/UA. Trong những năm gần đây, MGM do gặp các khó khăn về tài chính nên hoạt động không còn rầm rộ mà tập trung vào việc xây dựng sòng bạc MGM Grand lớn nhất thế giới ở Las Vegas, Neveda nơi có công viên giải trí Wizard Of Oz. Đầu thập niên 90, trong 3 năm liền MGM không có phim nào đoạt doanh thu cao. Đến năm 1994, Stargate mới lấy lại sinh khí cho hãng để rồi năm 1995 MGM cho ra các bộ phim thắng lợi như Get Shorty, Species, Leaving Las Vegas, Goldeneye . Năm 1996, hãng tiếp tục cho ra các bộ phim khác như The Birdcage, Mullholland Falls, Marshal Law để rồi năm 1997 lại chìm xuồng trước khi phục hồi vào năm 1998 với bộ phim Tomorrow Never Dies .

Trông chờ vào James Bond

Từ năm 1988, điện ảnh và TH không hề mang lại lợi nhuận nào cho MGM. Riêng năm 1996, hãng thua lỗ 744 triệu USD. James Bond là bảo đảm duy nhất cho tương lại của MGM vào thời điểm này trong lĩnh vực phim ảnh. Năm 1999, bộ phim The World Is Not Enough với Pierce Brosnan đóng vai chính được đón chào nồng nhiệt. Sau đó là Thomas Crown Affair thành công ít hơn.

Sau nhiều năm mua vào một số công ty và chấn chỉnh về tài chính, MGM đã thoát ra khỏi thời kỳ đen tối và một lần nữa lại chứng tỏ mình là đối thủ tầm cỡ của các hãng phim khác. Năm 1999, MGM tung ra các bộ phim At First Sight, Molly, Stigma, The Mod Squad. Năm 2000, hãng tiếp tục tung ra Autum In New York, Return To Me, Supernova. Hannibal, Legally Blonde, Original Sin, Heartbreaker, Antitrust, What’s The Worst That Could Happen?, Jeepers Creepers, Bandits là các bộ phim chủ lực của MGM trong năm 2001. Năm 2002, MGM tiếp tục tung ra các bộ phim Windtalkers, Hart’s War, Die Another Day, A Guy Thing, Babershop, Igby Goes DownCrocodile Hunter.

Cuối năm 2000, MGM cho biết hãng đang thương lượng để chuyển trụ sở văn phòng đến Century City vào năm 2003, chia tay với Santa Monica sau nhiều năm gắn bó khi thời hạn thuê đã hết. Phức hợp văn phòng mới có tên Constellation Place cao 34 tầng nằm sau Century Plaza Hotel. Khi phức hợp hoàn tất, MGM sẽ thuê hơn 50% diện tích mặt bằng 700.000 feet vuông của nó. Như vậy đến năm 2003, nếu không có gì thay đổi vào phút cuối cùng, con sư tử vàng MGM sẽ cất tiếng gầm trên đỉnh toà nhà mới.

(tổng hợp từ nhiều nguồn)


Posted

in

by

Comments

Leave a Reply