Mùa hè chiều thẳng đứng đến Mỹ

Hôm 6.7 vừa qua, bộ phim Mùa hè chiều thẳng đứng của đạo diễn trẻ Trần Anh Hùng đã được công chiếu ở Los Angeles . Giữa cơn sóng phim giải trí hè, phim của Trần Anh Hùng được giới thiệu với lời khuyến cáo “Đây không phải là phim võ thuật Châu Á, mà là phim cho người yêu nghệ thuật” . Đúng vậy, chất cay đắng trong phim quả thật là không dành cho đám đông, dù bên cạnh nỗi chua xót lạ thường còn có những yếu tố khác như tình yêu, nhục dục thậm chí sự tinh quái . Nói về điều gì thật “Đông phương”, đó chính là những uẩn ức như làn sóng ngầm dưới lớp vỏ dịu dàng của ba chị em Sương, Khanh, Liên .

Hãng tin AP viết về 1 cảnh phim ấn tượng : mấy chị em trong khi nhổ lông con gài đã nói “chuyện gẫu” với nhau và giữa lớp da nhăn nheo của con gà và các mẩu đối thoại, một người đa`n ông có thể mất cảm giác ngon miệng. nét hấp dẫn của bộ phim , ngoài các bí mật của từng người ( hình ảnh tròn trịa của người mẹ sụp đổ khi những đứa con phát hiện ra đã từng có người đa`n ông khác xen vào cuộc hôn nhân khắng khít của cha mẹ mình . Bản thân Sương, Khanh và Liên đều có vấn đề trong đời sống tình cảm : Liên -cô em út – thường ngủ chung với cậu em mỗi đe^m ; Sương cắt đứt mối tình ngoại hôn của mình để tiếp tục sống với chồng khi biết chồng có một gia đình khác ; Khanh phát hiện ra chồng mình trong chuyến bay vào Sài Gòn đã “dây dưa” với một phụ nữ mà số phòng khách sạn viết bằng son môi của cô ta…) cùng với những câu hỏi đặt ra về sự trung thành, đạo lý, chính là hình ảnh của một Hà Nội hoàn toàn khác . Không phải là một thành phố hối hả với xe hơi, xích lô, người bán hàng rong, những quán nước mơ màng nơi công chức giết thời giờ bằng những cốc chè, quà vặt hay chuyện vãn . Hà Nội của Trần Anh Hùng là sự trộn lẫn giữa nhựa sống với nét chậm rãi qua khung hình đôi khi mềm như lụa . Sức nóng mùa hè có thể kể như một thành viên trong gia đình của 3 chị em Sương . Nó bao trùm tất cả : màu sắc nhiệt đới trên tường và quần áo, ánh nắng lung linh trên thảm dây leo xanh mướt trong vườn, ngôi nhà có cửa sổ, cửa lớn rộng mở với những tấm rèm mỏng trong suốt . Không có gì ngăn cản được ánh sáng tràn vào phòng cũng như không có gì ngăn cản sự thật được hé lộ.

Tuy lấy bối cảnh Hà Nội hiện đại, nhưng nhân vật nữ trong phim vẫn thuộc về một thời kỳ cũ : trong khi những người đa`n ông lao ra xã hội với công việc thú vị ( nhà văn, diễn viên, nhà nhiếp ảnh … ) thì những người đa`n bà ở nhà cắt rau cải và…. mơ ngày . Họ chỉ nghĩ về tình yêu hôn nhân, coi như đó là mục tiêu đáng nghĩ nhất trong đời họ .

Và như thế, ý nghĩa hiện đại của bộ phim hẳn đã nằm ở một phần khác . Và phải chăng chính hình ảnh của một Hà Nội đầy thơ mộng, phóng khoáng của Trần Anh Hùng là gạch nối giúp bộ phim nhiều trăn trở của anh đến với khán giả nước ngoài một cách dễ dàng hơn .


Posted

in

by

Comments

2 responses to “Mùa hè chiều thẳng đứng đến Mỹ”

  1. jack_the_ripper Avatar
    jack_the_ripper

    Phim của Trần Việt Hùng mình mới xem Mùi đu đủ xanh và Xích lô,cả 2 phim mình đều ấn tượng, riêng Xích lô khi xem mình thấy sock, sock một cách tuyệt vời, phim có sự tham gia của Lương Triều Vỹ, thế mà ở VN chẳng mấy ai biết phim này, chắc thể loại phim này kén người xem, phim cũng không được phổ biến ở trong nước, có lẽ vì trong phim thấy Sài Gòn “dã man” quá, chẳng khác gì Hồng Kông, sắp tới Trần Việt Hùng làm phim “Tôi đến cùng cơn mưa” có sự tham gia cua Lee byung Hun, cũng là một diễn viên mình thích nên rất mong mỏi xem phim sẽ thế nào.

  2. thantrongtuananh Avatar
    thantrongtuananh

    bài viết hay lắm nhưng mình không đồng tình vì nó hơi bất công . đúng là điện ảnh ngày nay lạm dụng công nghệ, lạm dụng kỹ xảo tràn lan để đáp ứng nhu cầu khán giả theo đúng kiểu cố lùa. Cách làm này sớm muộn gì cũng sẽ lụi tàn khi khán giả đã no mắt sau một time ngốn nghiến. tuy nhiên chỉ dựa vào đó mà chê trách chung những siêu phẩm có sử dụng kỹ xảo thì thật vô lý. bạn xem ma trận mà chỉ chăm chăm vào cú đá của trinity hay cú né đạn của neo thì xem như bạn chả hiểu gì về ma trận, xem Chúa nhẫn mà không hiểu về giá trị, ý nghĩa của những khung hình tràn ngập kỹ xảo thì sao cảm được cái hay của phim?

Leave a Reply