Phim – Movie (chapter 3)

C. Kỷ xảo, hiệu ứng đặc biệt

Ngay từ buổi đầu của ngành điện ảnh, những hiệu ứng đặc biệt đã được đưa vào nhằm tăng sự lôi cuốn cho các bộ phim. Georges Méliès, đạo diễn người Pháp được coi là người tiên phong trong lĩnh vực này, Bộ phim A Trip to the Moon (1902) của ông đã kết hợp những hành động thật với animation, làm cho khán giả tưởng mọi thứ không tồn tại trong thế giới thật.

Công nghệ Three-dimensional (3D) đã được phát triển từ những năm đầu thập kỷ 20 của thế kỷ 20, nhưng mãi đến 3 thập kỷ sau nó mới phổ biến. Người ta làm hai bộ phim tương tự nhau, một giành cho mắt trái, một giành mắt phải và người xem mang kính 3D để xem

Có rất nhiều hiệu ứng đặc biệt được dùng trong những bộ phim trước thế chiến II nay vẫn còn được dùng. Ví dụ trong bộ phim câm The Thief of Bagdad (1924), Douglas Fairbanks (nhà sản xuất, diễn viên người Mỹ) xuất hiện trong trận chiến với những con quái vật khổng lồ bằng kỷ thuật quay 2 cảnh riêng lẻ, sau đó trộn chúng với nhau. Như vậy từ 2 cảnh riêng biệt đã trở thành một. Và một kỹ thuật tương tự đã được sử dụng để diễn viên Kevin Kline vừa đóng vai tổng thống Mỹ và một người đàn ông giống tổng thống trong phim Dave (1993).

Một ví dụ khác, kỹ thuật stop-motion, kỹ thuật này được dùng trong phim King Kong (1933), mô hình nhỏ của King Kong được quay nhiều lần cho từng đoạn rất ngắn, sai lệch vị trí rất ít (khá giống hoạt hình). Kết quả là khi chiếu phim, King Kong xuất hiện trong tư thế đang di chuyển, kỷ thuật tương tự được sử dụng cho những nhân vật trong phim James and Giant Peach (1996).

Sau chiến thế chiến II, việc phát triển và sử dụng các hiệu ứng, kỷ xảo đặc biệt tạm lắng xuống. Các kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế và các máy quay hiện đại giúp quá trình quay phim dễ dàng hơn. Sau này đến năm 1968 bộ phim 2001 : A Space Odyssey có cảnh nhà du hành vũ trụ xuất hiện lơ lửng trong môi trường không trọng lượng đã khơi lại sự thích thú trong việc sử dụng các hiệu ứng đặc biệt. Star War (1977) đã làm một cuộc cách mạng trong việc sử dụng các hiệu ứng kỷ xảo đặc biệt, George Lucas, đạo diễn Star Wars, đã lập ra một studio chuyên về các kỷ xảo : Industrial Light & Magic (ILM), và ILM đã trở thành người đi đầu trong việc tạo ra các hiệu ứng, kỷ xảo mới cho các tác phẩm.

Khi làm Star Wars, Lucas dùng máy tính để điều khiển chuyển động của camera. Kỷ thuật này được gọi là motion-control cinematography. Sự điều khiển chính xác của máy tính cho phép máy quay những hành động thật từ một studio di chuyển cùng tốt độ với một máy quay ở studio thứ hai lo về cảnh nền của các hành động thật. Về sau 2 cảnh quay có thể kết hợp với nhau một cách chính xác trong di chuyển của camera và như thế thì hình ảnh cũng khớp nhau. Ngoài ra, kỷ thuật còn cho phép camera quay lại những cảnh có vật thể tương tự một cách chính xác bằng cách chỉ thay vật thể trong mỗi lần quay.

Rất nhiều phi thuyền hoặc các vật thể khác trong Star Wars là mô hình thu nhỏ, mượn một kỷ thuật được sử dụng từ rất sớm, các nhà làm phim sử dụng các mô hình thu nhỏ để thể hiện các cảnh hầu như không thể thực được như cảnh toà nhà sập, tàu đắm. Sau đó thêm vào âm thanh phù hợp với những sự kiện đó là các nhà làm phim đã đánh lừa được khán giả.

Một kỷ thuật khác rất phổ biến, nếu như cảnh quay cần diễn viên xuất hiện ở một nới khó cho việc quay như trên cao hay không thể được như ở giữa trời xanh thì họ sẽ sử dụng kỷ thuật blue screen (phông màn xanh, BS), người ta sẽ quay diễn viên đang thực hiện các động tác bình thường phía sau một tấm màn xanh, sau này đạo diễn sẽ thay thế BS bằng cảnh quay nền khác và như thế kết quả là diễn viên vẫn diễn xuất như trong kịch bản trước… con mắt khán giả. Ví dụ trong phim Superman (1978), để thể hiện cảnh Christopher Reeve (diễn viên đóng vai siêu nhân) bay, người ta đã cho anh diễn xuất như anh ta đang bay trước tấm màn xanh, sau này tấm màn này được thay bằng hình ảnh thành phố (lấy từ một máy bay bay thấp).

Cuối thế kỷ 20, kỷ xảo trong phim đã đi vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên số (digitization). Hình ảnh và âm thanh được xem và sửa bằng máy tính. Tạo phiển bản “số” cho một bộ phim chiếm rất nhiều giữ liệu, với phim 35 li, máy tính sẽ chia thành hàng triệu pixel (điểm ảnh) cho một frame. Máy tính thay đối giá trị cho mỗi pixel để định lại màu sắc và độ sáng.

Kỷ thuật số giúp tạo ra những hình ảnh mong muốn, ví dụ như trong phim Jurassic Park (1993), Những con khủng long được computer generated (thực hiện bởi máy tính, CG) hay trong Forrest Gump (1994), Diễn viên chính Tom Hanks dường như được gặp các nhận vật lịch sử như tổng thống John F. Kennedy hay ca sĩ Elvis Presley nhưng thực ra đó là kết quả của hình ảnh Tom Hanks được ghép vào phim với những nhân vật này.

Một kỹ thuật CG phổ biến khác là morphing (biến hình) để thực hiện các cảnh biến hoá trong phim. Phim Terminator 2 : Judgment Day (1991) sử dụng kỷ xảo này để làm cho một nhân vật hay vật thể biến sang nhân vật hay vật thể khác.

Những tiến bộ mới cho phép nhà làm phim làm lại tác phẩm của mình tốt hơn, những năm cuối thể kỷ 20, Lucas làm lại Star Wars đã thêm vào những cảnh mới và tăng các hiệu ứng từ phim cũ. Hay như Titanic (1997), so với các Titanic trước kia, các hiệu ứng của nó trông thật hơn rất nhiều.

V.Chiếu phim

Khi mọi công tác đã hoàn thành, phim được đem công chiếu. Phim được chiếu tại các rạp xinê với một máy chiếu nằm phía sau và chiếu lên màn hình nằm phía trước rạp xine.

Khi phim chạy qua máy chiếu, hình ảnh được chiếu riêng trên screen. Shutter (cửa chập) mở ra khi khi ảnh nằm phía trước nguồn sáng và đóng lại khi phim đang tăng khung hình, nó thực hiện việc này 24 lần 1 giây.

Âm thanh được ghi chính xác lên phim, máy chiếu phát ra ánh sáng xuyên qua vùng optical track (nơi ghi âm thanh), với ánh sáng xuyên qua sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu điện, mạnh hay yếu tuỳ vào độ dày trên optical track (độ dày trên optical track phụ thuộc vào độ lớn của âm thanh), tín hiệu này được đưa tới speaker (loa) của rạp xine rồi được chuyển thành sóng âm tới tai khán giả.

Cho đến những năm đầu thập kỷ 50 thế kỷ trước, phim được chiếu theo thỉ lệ 4:3 (tỷ lệ chiều rộng với chiều cao) tỷ lệ chuẩn trong truyền hình. Nhưng những kỷ thuật khác nhau được phát triển làm xuất hiện các tỉ lệ mới sau này.

Cinerama, công nghệ màn ảnh rộng đầu tiên, được giới thiệu năm 1952, 3 camera 35 li với 3 máy chiếu được dùng để quay và chiếu trên một màn hình cong lớn. Và một số công nghệ khác được giới thiệu ngay sau đó, CinemaScope sử dụng một lens đặt biệt gọi là anamorphic lens (co giản hình ảnh), khi quay nén hình ảnh vào phim 35 li rồi máy chiếu giải nén và thu được hình ảnh rộng gấp đôi. VistaVision là sử dụng phim 35 li cho hình ảnh chạy dọc phải sang trái, không cần sử dụng anamorphic lens. Thập kỷ 60, Panavison trở thành công nghệ màn ảnh rộng chuẩn, sử dụng anamorphic lens và chiếu theo tỷ lệ 2.35:1, những phim ở Mỹ thường là 1.85:1 còn châu Âu là 1.66:1, với phim 70 li, tỉ lệ là 2.2:1.

Khi phim màn ảnh rộng được chiếu trên truyền hình hay video gia đình, hình ảnh thường bị cắt do sử dụng tỷ lệ 4:3, để tránh hiện tượng này, người ta cần phải chuyển đổi lại và đó là lý do tại sao lại xuất hiện phần đen ở phía trên và phía dưới màn hình TV khi xem phim.

VI. Phát hành và marketing

Sau quá trình sản xuất, phim được phân bổ tới từng gia đình và rạp xinê, người làm công việc này gọi là distributor, người (công ty) “thuê” phim từ nhà sản xuất, tất nhiên họ phải trả một số tiền. Sau đó họ ra giá cho theater (rạp xinê), quảng cáo, cung cấp phim cho các rạp, sắp xếp chiếu trên truyền hình, rồi chuẩn bị phát hành dưới dạng “băng đĩa”. Vào cuối thời gian hợp đồng, rạp chiếu phim thanh toán với distributor.

Thỉnh thoảng, phim không được cho “thuê”, công việc phát được thực hiện qua một hợp đồng phụ giữa nhà sản xuất với distributor. Nhà sản xuất phải trả cho distributor từ 10 đến 50% doanh thu sau khi đã khấu trừ một vài khoản.

Đối với mỗi phim phát hành ở Mỹ, the Motion Picture Association of America (Hiệp hội điện ảnh Hoa Kỳ, MPAA) đánh giá phim để người xem biết được 1 ít về thể loại. Có 5 mức đánh giá. “G” cho biết phim phù hợp với mọi lứa tuổi. “PG” nghĩa là vài điểm không phù hợp với trẻ em (children), “PG-13” nghĩa là phim không phù hợp với lứa tuổi dưới 13. “R” có nghĩa ai dưới 17 tuổi phải được sự “cho phép” của bố mẹ hay người lớn. “NC-17” cấm tuyệt đối với bất kể ai dưới 17, XXX đó.

Cuối cùng, nhà sản xuất còn sản xuất và bán những thứ gọi là ancillary rights (ăn theo) như poster, games, quần áo, đồ chơi liên quan đến phim và một phần không thể thiếu, những bản soundtrack thu riêng như một album.

VII. Kết

Đây là bài dịch khi micti thử tìm hiểu về phim, vì là newbie nên với những thuật ngữ rất mới chắc là dịch còn không chính xác, mong mọi người bỏ qua, thực ra bài viết còn dài hơn nữa, nhưng micti đã xoá những đoạn micti viết khi không dịch được 😀 hay những đoạn dịch cảm thấy quá tệ :D. Tất nhiên nội dung của bài viết đầy đủ và tổng quát.

Cuối cùng only moviesboom.com 😀

Bài viết của micti

=MoviesBoOm=


Posted

in

by

Comments

3 responses to “Phim – Movie (chapter 3)”

  1. karatedola Avatar
    karatedola

    Yêu cầu cho biết địa chỉ trang web để bọn tui còn biết chỗ mà đối chiếu, dịch tiếp những đoạn mà bạn đã cắt đi, được không?

  2. chotitine123 Avatar
    chotitine123

    chào con mất dạy và khốn nạn , nhìn cái more là bíêt mày dâm loà rùi, bày đặt con gái con nứa không lo ở nhà đi mà bày đặt , ỉ làm admin chó chết gì đó đi xoá thread lung tung ,chê này chê nọ .Thread của mày tao đạoc cũng chả thấy ra hồn gì hết cứ như là con cặc áh , tổ cha mày!!!!

  3. docoi Avatar
    docoi

    Bài viết của bạn hay quá, lại còn đầy đủ nữa. Bằng 3 tháng đi học lịch sử điện ảnh của mình đó, vậy mà chưa chắc mình đã biết nhiều như vậy đâu, hì, mình chủ yếu học về phân tích phim, mấy cài này là nền tảng, trước khi học cái gì cũng phải biết về lịch sử của nó. Bài viết của bạn thiên về những kỹ thuật làm phim, và những bước phát triển của nó. Còn mình thì toàn học về tên tuổi của ngành điện ảnh thế giới thôi à, chán chít, chả nhớ hết đc, hì….

Leave a Reply