Phim Nước Ngoài Tại Mỹ

Một tối tại liên hoan phim tại Toronto, khán giả người Canada không những háo hức đi xem những phim có thể lọt vào giải Oscar mà họ còn hồi hộp chờ đợi 1 phim được xuất phát từ Trung Quốc mang tên The World , một tác phẩm mới của Jie Zhangke . Ông cũng là đạo diễn của 2 phim nổi tiếng PlatformUnknown Pleasures, hai phim điển hình được các nhà phê bình và khán giả đã tặng khá nhiều lời khen .

Nhưng tên tuổi cúa ông lại không được biết đến nhiều tại Mỹ, nơi mà phim của ông chỉ được chiếu chỉ định ở vài rạp . Cũng như tại Trung Quốc, quê hương của ông, nó cũng không được chiếu rộng rãi vì phim của ông làm là phim độc lập . Ông cũng là đạo diễn có phong cách làm phim tuy cốt truyện không nhiều nhưng lại đi sâu vào nội tâm và từng cá nhân nhân vật trong phim . Vì thế, phim ông thường làm về những chàng trai cô gái trẻ luôn có 1 lực thúc đẩy họ , phá vỡ những ước vọng, những đời sống tẻ nhạt . Phim Platform (2000) là 1 ví dụ, nó kể về 1 nhóm ca sĩ tại 1 tỉnh ở Trung Quốc, họ lập nhóm khi cuộc cải cách văn hoá bắt đầu . Phim chủ đích châm biếm cuộc giao thời giữa thời đại mới và cũ . The World là phim xảy ra trong thời đại ngày nay tại Bắc Kinh, kể về 1 hôn nhân không hạnh phúc . Nguyên cái tựa thôi cũng làm cho khán giả hiểu ông muốn lấy 1 gia đình ra để bàn chuyện lớn hơn vấn đề gia đình. Những người trẻ khi đang yêu thì như những món đồ được bao bọc, gói ghém để xuất khẩu tại TQ thời nay, nó góp phần cho nền kinh tế của TQ đang rộng mở, nhưng bằng 1 cách không nói, ông làm cho khán giá hiểu rằng họ đang bị ánh hưởng bới xung quanh . Tiao và bạn trai của cô là Taisheng trong phim mang một hình ảnh tượng trưng cho 1 thế giới . Taisheng là 1 nhân viên bảo vệ trong khi Tiao là 1 vũ công . Đối với khán giả Mỹ, thì đây là 1 phim coi nặng tới vấn đề văn hoá . Tiao luôn mơ ước được đi những nơi cô được biết đến mà chưa từng tới như London, Paris, New York . Thế nên khi cô quen 1 phụ nữ người Nga tên Anna, cô cho biết cô rất muốn được đi đó đây như người phụ nữ Nga đó . Tuy là Anna không hiểu tiếng TQ, nhưng bằng tâm linh, ý thức, biểu cảm, họ hiểu nhau . Đó chính là ưu điểm của đạo diễn Jia, bằng một cách thức ông làm cho nhân vật yêu mến nhau, coi trọng nhau khi mà đến lời nói của nhau cũng không hiểu .

Trong thế giới cúa ông, nó mang nhiều ý nghĩa, được hiểu với mọi hành động khác lạ . Đây cũng là 1 kinh nghiệm nhân loại . Trong thế giới ngày nay, tuy nó còn mờ ảo trong đời thực, nhưng trên phim ảnh, đây là 1 cách lý giải đặc biệt bởi vì máy quay như là 1 con mắt, nó cập nhật, nhận thức ra và hiểu mọi điều, mặc dù có những điều chúng ta chưa bao giờ thấy qua .

Phim ảnh, nói 1 cách khác, chính là ngôn ngữ chung của thế giới . Nhưng cái cụm từ “phim nước ngoài” lại không chung, nó khó lý giải, đôi khi lại mang tới cho ta cái cảm giác nặng nề, khó khăn, không chính thức . Cũng như tác giả Atom Egoyan và Ian Balfour từng nói : “Phim nào cũng là phim nước ngoài đối với khán giả từng nơi . ”

Trong bài này, chúng ta lại chú trọng tới khán giá Mỹ , một khối khán giả đang sống ở 1 nước có nền điện ảnh to lớn, và rất hãnh diện thừa nhận rằng nó vui mừng có được nền điện ảnh có thể làm lu mờ tất cả mọi ngành nghệ thuật khác .

Trong phim The World, nó không chỉ có địa điểm, thời gian, con người và cốt truyện nước ngoài mà nó còn mang 1 cách thức sống khác lạ đối với khán giá Mỹ nói chung và nền điện ảnh Mỹ nói riêng . Những hãng phim tại Hollywood luôn mong muốn bảo vệ những đặc quyền mà nó đang chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như quốc tế . Nhưng các phim Hollywood làm ra lại không có vẻ chấp nhận sự thật, lại bỏ nhiều tiền ra để đầu tư vào những hư ảo . Đa số khán giá Mỹ đi tới rạp chiếu phim chỉ như muốn trốn thoát khỏi những áp lực, khó khăn trong đời sống thật của mình . Đôi khi họ lại muốn tìm hiểu cuộc sống của thế giới khác . Thế nên từ những năm 1940, nhiều phim nước ngoài đã nhập vào Mỹ bới vì những phim nước ngoài đó khi nói về 1 vấn đề nhạy cảm, nhất là tình dục theo cách huỵch toẹt nhưng không kém phần nghệ thuật . Đó là điểm mà trong thời gian đó, điện ảnh Mỹ hiếm thấy . Ngay cả những phim Ý mang tính chất hiện thực (Italian Neorealism) dù có dớ cũng được bán chạy . Thường những quáng cáo đề chúng là : “Gây chấn động, can đảm và không qua kiểm duyệt ! ” để lôi kéo khán giả . Tuy thế, những khán giả đã từng xem The Bicycle Thief hay La Terra Trema lại rất ngạc nhiên với các cánh nghèo đói kể cả nông thôn và thành thị của Châu Âu thời đó . Và cũng yêu thích kiểu dùng diễn viên không thực thụ hay không qua trường lớp nào cả, lại châm biếm những thực trạng xã hội Châu Âu thời đó .

Không những phim Ý mang tính hiện thực lôi cuốn khán giả Mỹ , mà nó còn làm cho khán giả Mỹ phải đặt điện ảnh vào hàng nghệ thuật với những hình ảnh lôi cuốn, mang nhiều ý nghĩa . Thế nên, không lạ gì khi khán giá Mỹ vẫn ưu ái dùng từ “acteur” để chỉ tới bất cứ 1 đạo diễn , diễn viên nào được tôn trọng . Khi những phim được lồng tiếng hay đặt phụ đề được trình chiếu không chỉ vì sự nổi danh của diễn viên, mà còn cả sự ảnh hướng của các tầng lớp đạo diễn . Khi biết đến đạo diễn, họ sẽ biết đến ý thích phim ảnh của từng người . Tùy theo bạn là người hâm mộ đạo diễn Ozu hay Kurosawa , đạo diễn Antonioni hay Fellie , hoặc là Bergman hay Godard . Tại sao những cái tên ấy lại là lý do ? Những đạo diễn này đã đem lại những gì cho khán giả Mỹ mà những xưởng phim ở Hollywood không thể đem lại cho họ ? Nếu muốn tìm hiểu xem “Phim Nước Ngoài” là gì thì cần phải giải thích những câu hỏi đó .

Một khía cạnh nào đó, bạn sẽ thấy phim ảnh thường đi vào đời sống gia cấp nông dân ở nông thôn hoặc tầng lớp công nhân thấp nhất tại thành thị, đó là những phim chuyên đi sâu vào những vấn đề xã hội mang tính cách thực tế . Bên cạnh đó còn có những phim về tầng lớp trung lưu, thượng lưu thì lại đối đầu với những khó khăn trắc trớ về tâm linh, hoặc những điều không thực , những việc về tâm lý chứ không phải về xã hội . Một phim nước ngoài hay thì có chủ đề về tính nhân văn cao, sau đó là nét theo chủ nghĩa đổi mới . Đạo diễn chuyên làm phim có tính nhân văn cao có lẽ trước tiên phải kể tới Jean Renoir, đây là 1 đạo diễn ví dụ điển hình cho thể loại phim thực tế, cũng không thể không nhắc tới đạo diễn Satyajit Ray . Phim có 3 phần của Ray là phim Apu có những chi tiết phụ tỉ mỉ nói về đời sống văn hoá của người Ấn Độ, tuy tĩnh lặng nhưng phẫn nộ về cuộc sống nghèo khó và bất công của đất nước này . Phim của ông buồn nhưng không bi quan . Đây là cách làm phim nói về con người , tính chất thay đổi theo từng mấu chốt lịch sử, thời gian . Đi từ đồng ruộng tới công xưởng, từ tự do tới thuộc địa . Bao gồm cả những đổi mới sau chiến tranh và nổi dậy, nó cuốn theo từng cá nhân tới tập thể như : 1 gia đình, 1 người con, và 1 ngôi làng .

Tại Châu Âu, thời đại phim ảnh mới bắt đầu khi nó mang đặc tính nhân văn, về kinh tế sau các cuộc chiến tranh . Nó giúp cho các nước này đào tạo ra 1 lớp đạo diễn mới, có hướng đi của chính họ mang nhiều sáng tạo . Từ những năm 1950 tới 1960, khán giả Mỹ đã chứng kiến sự đổi mới của lớp đạo diễn này . Họ nổi danh cả thế giới , ví dụ như : Bergman, Kurosawa …Hoặc là những nhà đạo diễn xuất phát từ nghành phê bình phim của thời đại Làn Sóng Mới Kiểu Pháp ( French New Wave) và Ý như : Antonioni, Fillini và Pasolini . Phim của họ thường đi sâu về các khía cạnh tình dục, tâm lý và tính thẩm mỹ của đời sống hiện đại . Mỗi phim của họ mang cả 1 thế giới đầy nhạy cảm, có tiếng nói, luật lệ, ngôn ngữ riêng . Nếu xem L’Awentura , chúng ta sẽ thấy nó ám chỉ tới tình dục nhưng khác lạ, không phải qua kinh nghiệm hay cảm xúc . Nhưng dĩ nhiên không phải tất cả đạo diễn chỉ làm về 1 thể loại phim . Ví dụ như đạo diễn Fellini và Visconti, họ có thể làm các thể loại phim như hành động, kinh dị, tình cảm và ngay cả những phim chỉ đặc biệt vì có sự góp mặt của nhiều diễn viên nổi tiếng thế giới .

Nói chung, tính nhân văn và hiện đại đã tạo ra phim nước ngoài . Chúng làm cho phim trớ lên khác lạ, cần được khám phá .Rồi tới làn sóng phim xem qua đầu máy video . Sau đó khán giả lại được hấp thụ làn sóng xem phim qua DVD, nó đem tới hình ảnh , âm thanh khác lạ mà nhiều người xem những phim như L’Awentura hoặc Persona phải ngạc nhiên. Thế giới điện ảnh đã đổi mới trong 40 năm qua . Nhiều người đã không còn tới rạp, số khán giả xem phim tại rạp chiếu phim đã ít đi vì đổi mới đó . Xong DVD thì lại tới Internet . Liệu khán giả còn hướng thụ được cái đẹp, cái hay của phim chiếu rạp hay không ? Những tiện lợi trong kỹ nghệ máy tính đã đem lại cho họ những gì ?

Vấn đề những hãng phim được nhà nước trợ cấp tại Mỹ cũng giám dần . Tại nước ngoài, như Ấn độ, hãng Pax Americana đã không đứng vững nổi so với làn sóng phim thương mại bắt đầu hình thành ớ các nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc và Mexico . Sẽ không còn lạ nữa khi khán giả tới rạp để tìm xem 1 phim võ thuật cúa Trung Quốc, 1 phim hành động cúa Hàn Quốc, một phim cảnh sát hình sự của Mexico hoặc phim tình cảm hài hước của Pháp . Gần đây nhất, ngoài những phim nước ngoài thành công như Crouching Tiger Hidden Dragon , Amelie hoặc Hero còn có loại phim làm dựa theo nguyên bản hoặc làm phần kế tiếp . Ví dụ như phim The Ring, The Grudge hoặc phim Kill Bill của đạo diễn Quentin Tarantino đều dựa theo phim Nhật . Phim Hollywood như bị lai căng, nhưng điều này không mang lại cho Mỹ những tài năng như thời kỳ phim Châu Âu đã ảnh hưởng tới nền điện ảnh Hollywood trước kia . Nhưng những thể loại phim này đang ngày càng lôi cuốn nhiều khán giả trong khi những phim nghệ thuật về nhân bản thì lại có bước tiến vững chãi từ từ .

Những phim nói về thực tế, nhân văn, đời sống bình thường qua công việc và gia đình đã là 1 tính cách của nền điện ảnh Iran trong 15 năm qua . Nền điện ảnh này đã cho ra đời 2 đạo diễn đáng chú ý là Abbas Kiarostami và Mohsen Makhmalbaf, đã làm cho phương Tây phải chú ý tới những cách quay về xã hội một cách nhạy cảm và sâu lắng . Họ cũng có nét đặc biệt là làm phim đầy sáng kiến, nghiêng theo luân thường đạo lý . Phim Iran bước qua bước ngoặt mới, nói sâu hơn về phụ nữ, người nghèo, dân thiểu số, dân di cư nhưng không quá bài bản, triết lý hoặc mang tính cách giáng đạo . Giống như thế, đạo diễn Jean-Pierre và Luc Dardenne ( 2 đạo diễn của 2 phim RosettaLa Promesse), đạo diễn Pháp Laurent Cante (phimTime Out ) đều là những người làm phim đi sâu vào những đau khổ , độc ác cúa nền kinh tế , cũng như mang tới sự khác lạ, gần như chỉ về tâm linh nói về việc làm, di cư nhập cảnh và những vấn đề xã hội khác .

Chủ nghĩa nhân văn, có gốc là nói về những đau buồn của con người và những ước mơ của họ đã dần bị phai mờ trên màn ảnh . Hiện nay thể loại phim này thay vào đó là sự đi sâu ảnh hướng thái quá vào những vấn đề mang tích cách truyền thống địa phương của Nam Phi, Brazil, Trung Quốc …Phim hiện nay hay mang nét đổi mới hiện tại, điển hình về thể loại này là các đạo diễn Châu Á như : Tsai Ming-liang, Kiyoshi Kurosawa, Hou Hsiao-hsien, Edward Yang, Kim Ki Duk và Hong Sang Soo. Họ khám phá ra những suy tư , niềm cô đơn cúa những nhân vật sống tại thành thị đang bị cuốn theo vật chất hiện đại một cách rắc rối . Những nhà đạo diễn này luôn hoà nhuyễn chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa hiện đại vào chung với nhau . Với họ, ranh giới giữa u sầu của cá nhân và đau khổ của xã hội khó mà phân ra . Những thành phố Seoul, Đài Bắc, Bắc Kinh , Hà Nôi… trong phim của họ đều có nét đông đúc, ồn ào với những dấu ấn lịch sử , thương mại và giá trị xã hội đang đổi mới . Nhưng tất cả lại xảy ra trong sự yên lặng cúa tâm hồn . Chúng ta thấy rõ cách làm phim này trong phim Rebels of the Neon God, The River của đại diễn Tsai . Hoặc phim Yi Yi của đạo diễn Edward Yang . Như phim Lost in Translationn hoặc các phim của Wong Kar-Wai . Con người trong xã hội luôn cảm thấy cô đơn, cách biệt . Mỗi nhân vật như nhốt kín mình trong những suy nghĩ riêng tư của mình .

Ngày nay, khán giả Mỹ có nhiều cơ hội để xem nhiều thể loại phim nước ngoài khác nhau . Không như thời đại 1960, họ biết tới nhiều nhất là Hitchcock, Fritz Lang, Garbo . Hiện tại, xuất hiện thêm Verhoeven , Phil Noyce, Bandaras, Alfonso Cuaron hoặc John Woo . Những viễn cảnh cúa đạo diễn nước ngoài làm việc tại Hollywood luôn là cám dỗ lớn . Nhưng John Woo lại được đánh giá cao nhiều hơn với những phim Hongkong của ông như là A Better Tomorrow hơn là phim Mission: Impossiple 2 , Face / Off

Hiện nay, đạo diễn người nước ngoài làm phim tại Hollywood thường làm phim thương mại, loại phim mà họ không muốn làm tại tổ quốc của họ . Những phim mà họ làm tại quê hương lại khó có thể được trình chiếu rộng rãi tại các rạp lớn của Mỹ . Tuy là phim Mỹ không có số lượng phim hay nhiều, được ca ngợi nhiều nhất đều là những phim xuất phát từ nước ngoài, nổi nhất tại các giải Oscar gần đây là The Pianist, Talk to HerSpirted Away

Nói chung với nền điện ảnh Mỹ, 2 mấu chốt thời gian đem lại điều lợi cho nền điện ảnh Mỹ là chiến tranh thế giới I và II . Thời gian đó không chỉ làm cho nền kinh tế thay đổi mà Hollywood cũng thay đổi theo . Bên cạnh 2 nền điện ảnh lớn thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc , Mỹ luôn đứng đầu qua việc sản xuất phim . Kế đến là phim Đức và Tây Ban Nha chiếm 10-15% , Nhật chiếm 40% . Nếu sống ở Mỹ, bạn sẽ khó mà nhớ rõ được lần cuối bạn xem 1 phim có phụ đề là khi nào . Thập niên 1990, phim nước ngoài chỉ chiếm 1% trong doanh thu tại Mỹ . Phim không nói tiếng Anh thường khó kiếm được thị trường và khán giả tại Mỹ . Từ những năm 1980, phim nước ngoài bị đe doạ với làn sóng phim mới, đó là phim của các hãng phim độc lập . Phim cúa Châu Âu vào thời đó chỉ chiếm được 4-5% số khán giả Mỹ .

Điều đáng mừng là trong vòng 5 năm trớ lại đây, mức phim nước ngoài đã tăng vọt . Crouching Tiger Hidden Dragon cúa Trung Quốc đã thu được $100 triệu riêng tại Bắc Mỹ . Sau đó là phimLife is Beautiful cúa Ý . Sau đó được biết đến nhiều là Amelie, Y tu Mama Tambien, Brotherhood of the WolfMostly Martha . Năm 2002, có 7 phim nói tiếng Tây Ban Nha, 33 phim Ấn Độ , 10 phim của Đức , Ý, Châu Á và Trung Á đã được chiếu rộng rãi và chiếm hơn 150 giái thướng phim tại các liên hoan phim quốc tế .

Năm nay, mùa phim đã có những phim nước ngoài tranh đua cho giái Oscar . Finding Neverland đã chiếm được nhiều phê bìnnh tốt . Kế đến là phim nói tiếng Tây Ban Nha The Motorcycle Diaries và phim Out To Sea của đại diễn Alejandro Amenabar . Bên cạnh đó năm nay còn có phim A Very Long Engagement , một phim với sự hợp tác lần thứ 2 của đạo diễn Jean-Pierre Jeunet và diễn viên Audrey Tautou kể từ sau phim Amelie vào năm 2001 . Đây là phim tình cảm, ngọt ngào, hài hước và mang hơi hướm buồn, đôi khi khó xem . Phim Bad Education của đại diễn Pedro Almodovar đi sâu vào vấn đề quấy rối tình dục trong giới chức đạo Công Giáo .

Thế nên, nền điện ảnh Hollywood đang bắt đầu bị xâm chiếm và lai căng bới làn sóng phim nước ngoài mới . Điều này có lẽ bị ảnh hướng bới sự tranh chấp bên trong và nhiều người cho rằng đạo diễn từ nước ngoài có sáng tạo hơn . “Hollywood thường xem những phim nước ngoài qua con mắt nghi kị, ghen ghét . ” Kevin Haggopian, một giáo sư dạy điện ảnh tại Trường đại học Penn State đã phát biểu ý kiến riêng như thế . Tuy ngưỡng mộ những nhà làm phim nước ngoài, nhưng các hãng phim Hollywood lại không có hứng thú mua phim của họ gì cho lắm . Điều đó xảy ra vì nhiều lý do ngoài lý do ngăn cách giữa ngôn ngữ. Lý do là vì bên cạnh phải kiếm những ý tưởng mới lạ, những hãng phim này còn coi trọng xem phim đó do đạo diễn, diễn viên nào tham gia . Và bởi vì họ còn đang mải tìm kiếm những nhân thủ tài ba mới cho riêng họ .

Theo New York Times, Movies News CityThe Christian Science Monitor .


Posted

in

by

Comments

2 responses to “Phim Nước Ngoài Tại Mỹ”

  1. for_you Avatar
    for_you

    Thua…bài dài quá..ko sao có can đảm mà đọc hết…

  2. younggun1894 Avatar
    younggun1894

    Bài viết của faye rất hay , cảm ơn bạn đã cất công ” lục tìm ” để cho chúng tôi có thêm nhiều thông tin về movie !

Leave a Reply