Phỏng vấn Trương Nghệ Mưu về bộ phim Anh Hùng (phần 1)

1/ Cảnh quay trong Kỳ Viện khá đặc sắc, bản thân tôi cũng rất thich nó, ban nãy có hỏi Lý Liên Kiệt , anh ta cũng trả lời rằng đây là cảnh diễn vừa lòng nhất. Vậy thì cảnh diễn này có thể xem như một trong những tiêu bản của phim võ hiệp hay không?

Trương Nghệ Mưu (TNM) : Bộ phim có khá nhiều khía cạnh tôi đều yêu thích. Đơn giản mà nói, cảnh màu đen tôi rất là vừa ý. Bởi vì trong những câu chuyện màu sắc khác, các cốt truyện không giống nhau cũng như màu sắc không giống nhau, tuy làm rất tinh xảo nhưng không có điểm nào đặc biệt. Nhưng “Tần Thượng Hắc” trong lịch sử vẫn mãi là một màn trắng xoá, các tác phẩm phim ảnh trước đây vẫn chưa đem được những suy nghĩ tối tăm đến cực điểm của sự tinh tế, đây là điểm tôi vừa ý hơn cả. Màu đen là quốc sắc của triều Tần, rất là tinh xảo. Sau này nếu ai muốn làm một bộ phim về triều Tần, muốn phản ánh “Tần Thượng Hắc” chắc là rất khó có thể làm hơn chúng tôi. Tôi cảm thấy màu đen này rất tuyệt, phù hợp với lịch sử thật, một màu đen của một khung trời không bóng người , rất khó biểu đạt tính giai đoạn của nó. Vì vậy tôi cho rằng đây là một điểm hiếm có. Tiếp theo nói đến những cảnh đánh nhau, có 3 cảnh, một cảnh là Kỳ Viện, một cảnh là Hồ Dương Lâm, và một cảnh là Cửu Trại Câu. Tất cả đều mang đậm cách nhìn của bản thân tôi đối với những màn đấu võ. Tình ý, ý thơ, phong cách đấu võ có một không hai đều rất có hồn. Tôi rất thích điều này. Bởi vì đầu tiên tôi sẽ đứng ở góc độ của người Trung Quốc suy nghĩ về chuyện này, người phương Tây chủ yếu là xem thân hình và sự đối kháng trực tiếp, chính là tay đánh chân đá, cường điệu một loại sức mạnh của cơ thể khi cùng nhau tiếp xúc. Mà trong bộ phim của chúng tôi các nhân vật đều cách nhau rất xa. Bản thân tôi cảm thấy có thể đem đến cho người xem môt trái tim để cảm nhận. Đặc biệt là trong ba cảnh đấu thì có đến hai cảnh là dùng suy nghĩ mà đánh. Tôi cảm thấy như vậy sẽ xa hơn và đặc biệt hơn. Khi thêm vào các cảnh đánh nhau một điều tôi vừa ý nhất chính là thêm tiếng hò reo trong kinh kịch. Có thế nói đa phần tiếng phát ra từ những bộ phim võ hiệp trước đây đều là tiếng phát lực, làm tăng thêm quá trình đối kháng kịch liệt. Không có một bộ phim nào làm giống như chúng tôi. Ba cảnh đấu của chúng tôi đều mời các diễn viên kinh kịch đến , quy tụ tiếng của họ lại thành một, sau đó kết hợp với tiếng của diễn viên, tôi cảm thấy như vậy có một chút ý nghĩa. Như thế đã hơn sự đơn điệu của tiếng kêu trong các bộ phim hiện nay. Trong các cảnh đấu võ có hai loại âm thanh bạn nhất định phải đối diện, một là âm thanh của binh khí, một là âm thanh của tiếng kêu, luôn luôn phải làm cho cả hai kết hợp với nhau thật tốt. Cũng giống như khi chúng ta xem một vài bộ phim truyền làm không được kỹ, loại âm thanh đó là cái gì ? i..i…a…a…..Lần này chúng tôi đem cái hồn của kinh kịch vào trong những tiếng la hét, đề cho nó trở thành một thứ “không linh” giữa cái giống nhau và cái không giống nhau. Đối với hai điểm màu đen và tiếng kêu , tôi cảm thấy đó là một sáng kiến độc đáo.

2/ Trong không gian, loại tiếng kêu này rất có lực xuyên thấu?

TNM : Tôi cho rằng phải. Cảnh đấu ở Cửu Trại Câu, tôi nói với mọi người, núi trời không thấy người nhưng nghe được tiếng người. Chính là ở một vùng sơn cốc mênh mông nghe được sự vọng lại của âm thanh, bạn hãy thử nghĩ xem, bạn đứng ở rất xa nhưng lại có thể nghe được tiếng của hai người đang đấu kiếm, giữa trời và đất có hai người đang thi thố tài năng, âm thanh của giọt nước và tiếng gọi đều được truyền đi rất xa. Cái mà chúng tôi cần chính là thứ tình ý này. Tôi cho rằng diễn xuất như vậy vô cùng độc đáo và rất hiếm gặp. Tôi thích cảnh này.

3/ Tôi cảm thấy trong Kỳ Viện có rất nhiều thứ, trong các bộ phim võ hiệp trước đây ít khi thấy loại hình thái như vậy?

TNM : Tuy chung tôi dùng nước để làm rât nhiều ẩn ý, nhưng đó không phải là một sáng kiến độc đáo của chúng tôi. Vì dùng thứ nước này cho Kỳ Viện , chúng tôi đã phải thiết kế một hiệu quả thật lớn và làm công tác hậu trường cũng rất vất vả. Sau đó chúng tôi phát hiện ra dùng ống nước khống chế sẽ tốt hơn, hơn nữa dưới mỗi lớp gạch ngói đều gắn một ống nước. Chúng tôi đã phải tiêu hao hết mấy trăm vạn ống để quay cảnh này, ngoài ra ống nước còn có thể khống chế độ mạnh yếu của dòng nước, nhưng yêu cầu phải là nước rơi từ mái hiên, ở ngoài trời không thể mưa. Bởi vì chỉ cần trời mưa, người của diễn viên bị ướt là không thể nào diễn tốt được, dễ gặp phiền phức và làm sai yêu cầu. Cho nên người xem chỉ thấy nước ở trên các mái hiên chảy xuống, tất cả đều được ống nước khống chế, số mấy số mấy, có thể chia khu vực, muốn ống nào chảy thì cho chảy. Người xem sẽ ý thức được ngoài trời không hề mưa, dưới đất cũng không có nước, như vậy sẽ tạo cho diễn viên một không gian an toàn. Cảnh đấu võ này được chúng tôi thiết kế sau khi trời tạnh mưa, nhưng khi trên mái hiên nước vẫn còn rơi, trong tiếng cầm trong sự mảnh mai của những giọt mưa còn sót lại mang đậm ý thơ, sau đó cảnh đánh võ và cổ cầm cùng phối hợp.


Posted

in

by

Comments

Leave a Reply