Sự so sánh dung tục: Trần Khải Ca vs Trương Nghệ Mưu

Các tác phẩm điện ảnh của Trần Khải Ca và Trương Nghệ Mưu đã đưa nền điện ảnh Trung Quốc lên đến đỉnh cao của vinh quang. Lật lại những trang lịch sử, khi đem so sánh các tác phẩm của họ thì ta dễ dàng phát hiện đề tài mà cả hai hướng đến rất gần nhau nhưng cách nhìn thì hòan tòan tương phản.

Hồi 1: Vùng đất vàng (1984) vs Cao lương đỏ (1987)

Đây là hai tác phẩm đầu tay của Trần Khải Ca và Trương Nghệ Mưu. Khi Trần Khải Ca thực hiện “Vùng đất vàng” thì Trương Nghệ Mưu còn là nhà quay phim nhưng Trần Khải Ca rất coi trọng tài năng của Trương Nghệ Mưu, ông từng viết một tác phẩm mang tên “Người nước Tần” đã dự đóan trước rằng tiền đồ của Trương Nghệ Mưu sau này sẽ vô cùng tốt đẹp. Tác phẩm đầu tay của cả hai vị đạo diễn đều đứng từ góc độ khác nhau mà đạt được đến đỉnh vinh quang. Tuy hai bộ phim đều mang đậm tính dân tộc nhưng thái độ và cách nhìn nhận hòan tòan tương phản. Với “Vùng đất vàng” thái độ của Trần Khải Ca đó là phê phán còn “Cao lương đỏ” của Trương Nghệ Mưu đã khuếch đại một mặt của sự sôi nổi nhiệt tình trong dân tộc Trung Quốc.

Hồi 2: Vừa đi vừa hát (1991) vs Đèn lồng đỏ treo cao (1991)

Hai bộ phim cùng được thực hiện trong cùng một năm, đồng thời cùng trừu tượng hóa ngụ ngôn điện ảnh. “Vừa đi vừa hát” được cải biên từ tác phẩm “Mệnh như dây đàn” của Sử Thiết Sinh, “Đèn lồng đỏ treo cao” thì được cải biên từ tác phẩm “Thê thiếp thành đàn” của Tô Đồng. Câu chuyện trong “Vừa đi vừa hát” nói về hai thầy trò mù tin vào một truyền thuyết, đó là nếu họ có thể đánh đứt một ngàn dây đàn thì mắt sẽ sáng lại.Người thầy cũng vì điều này “khổ hành cầu đạo” được mọi người xem như “thần”. Đến khi người thầy đánh đứt được dây đàn thứ một ngàn, cái mà ông đạt được chỉ là một tờ giấy trắng. Cũng là một bộ phim chú trọng hình thức nhưng “Đèn lồng đỏ treo cao” đã chọn một phương thức khác để miêu thuật. Phim miêu tả rất kỹ càng và rõ nét sự nhu nhược, khép kín, đê tiện, hèn hạ của con người. Từ hình thức và chủ đề của phim có thể nói lồng vào đó là những hình ảnh rất trừu tượng như: sự thay đổi bốn mùa, người chồng không bao giờ lộ diện, nghi thức đốt và tắt đèn…Tất cả những thứ đó được xem như một chứng minh cho sự tàn khốc trong chế độ và văn hóa của lịch sử Trung Quốc.

Hồi 3: Bá vương biệt cơ (1993) vs Phải sống (1994)

Đây được xem là hai tác phẩm có vai trò không nhỏ trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc, và còn được xem là tác phẩm tiêu biểu của Trần Khải Ca và Trương Nghệ Mưu. Cả hai đều đọat được giải thưởng trên diễn đàn quốc tế, cả hai đều cùng dựa vào vận mệnh của các tiểu nhân vật trong tiến trình lịch sử để làm chủ đề chính, cùng với con người bộ phim diễn dịch vận mệnh của tòan bộ lịch sự cận đại của dân tộc Trung Hoa, họ làm sao có thể đối mặt với những đau đớn chua cay của cuộc đời. Thời gian lịch sử trong cả hai phim đều giống nhau, đều bắt đầu từ những năm đầu Dân Quốc đến thời kỳ cuối của Cách mạng văn hóa. Nhưng thủ pháp và giá trị tư tưởng hòan tòan khác nhau. “Bá vương biệt cơ” ca ngợi Trình Điệp Y, một kẻ chủ nghĩa lý tưởng vì một giấc mộng hư ảo mà chung thủy một lòng. Còn “Phải sống” thì từ cuộc sống của Phú Quý muốn gửi gắm đến một điều: Con người vì sống mà phải sống, chứ không phải vì bất kỳ quan niệm hay lý tưởng nào khác, chỉ cần sống, đó là tất cả, tất cả của bất hạnh và bất công, là lẽ tất nhiên của cuộc sống mà không thể nào óan hận. Vì vậy kết thúc của hai phim một kẻ thì tự sát, một kẻ thì “phải sống”.

Hồi 4: Thích Tần (1999) vs Anh hùng (2002)

Có một điều rất trùng hợp đó là Trần Khải Ca được phong danh là chiến binh Yến Triệu thì Trương Nghệ Mưu lại được phong danh là người nước Tần, từ trước đến nay cả hai dường như đã trở thành “kẻ thù không đội trời chung” trong lịch sử, vì vậy hai bộ phim lịch sử trên một lần nữa dẫn dắt hai người họ trong thời kỳ hậu chiến quốc thay tổ tiên giao chiến. Với “Thích Tần” mang đậm khí chất khí khái của nước Yến Triệu đậm chất Trần Khải Ca: cái chết của Kinh Kha, những chiến binh và ngay cả trẻ em của nước Triệu khi thành bị phá thà chết không chịu đầu hàng. Kết cấu của phim và sự khoa trương hóa lời thọai đều thể hiện rõ sự đam mê lọai hình nghệ thuật kinh kịch của Trần Khải Cả. Còn “Anh hùng” lại là sự phản bác đối với “Thích Tần”, đồng thời cũng là sự diễn dịch đối với lịch sử của “Thích Tần”. Dựa vào màu sắc, kết cấu của bộ phim được phân thành năm câu chuyện, sau những lời đối đáp giữa Tần vương và Vô Danh cuối cùng đã đưa ra một chủ đề mang tính “thiên hạ hòa bình”, vì thiên hạ mà từ bỏ việc thích Tần. Phản hồi đối với hai bộ phim này hòan tòan tương phản: “Thích Tần” nhận được nhiều lời khen ngợi của các nhà phê bình phim và các phần tử tri thức, nhưng doanh thu thất bại nặng nề. Còn “Anh hùng” với doanh thu gần 3 trăm triệu nhân dân tệ nhưng nói về chủ đề điện ảnh lại xuất hiện khá nhiều “di chứng”.

Hồi 5: Ở cùng bên tôi (2002) vs Tháng ngày hạnh phúc (2001)

“Tháng ngày hạnh phúc” dựa vào câu chuyện của cô gái mù Ngô Âm với bao khó khăn phải trải qua tại chốn thành thị, tạo nên một đồng thọai đô thị hiện đại. Câu chuyện và nhân vật trong phim dễ dàng khiến người xem nhớ đến “Ánh sáng thành phố” của Trác Biệt Lâm. Ngay từ đầu, “Tháng ngày hạnh phúc” đã mang nặng tính đồng thọai chứ không phải là hiện thực, bộ phim cũng tiếp theo “Cha mẹ của tôi” của Trương Nghệ Mưu một lần nữa khắc họa lên ngọn lửa tình yêu. Nhưng điều khác biệt đó là, “Tháng ngày hạnh phúc” là một cái cây không có rễ, là bộ phim dựa vào một trí tưởng tượng hư vô chứ không phải đ từ cuộc sống đời thường cấu thành. “Ở cùng bên tôi” thì nói về cậu bé Lưu Tiểu Xuân rời khỏi gia đình để “bái sư” học violin cùng với vô vàng các mối quan hệ giữa sự trưởng thành, vui buồn, tình bạn, gia đình, con đường gian lao tìm kiếm nghệ thuật và hiện thực vô vọng của cuộc sống hợp tan. “Ở cùng bên tôi” phần nào cho thấy sự thay đổi trong đề tài làm phim của Trần Khải Ca nhưng những gì mà ông muốn bộc lộ và gửi gắm thật đáng quý và cảm động lòng người, được xem như là một trong những bộ phim đã lấy đi nhiều nước mắt của khán giả trong năm ấy.

Hồi 6: Vô cực (2005) vs Thập diện mai phục (2004)

Trương Nghệ Mưu nói rằng mỗi một vị đạo diễn nam Trung Quốc đều có một mộng võ hiệp, cho nên ông tiếp tục thực hiện “Thập diện mai phục”. Còn Trần Khải Ca nói rằng “Thích Tần” không phải phim võ hiệp, vì vậy “Vô cực” cũng đi theo lối cũ là một bộ sử thi. Dã tâm của “Vô cực” là sẽ xóa đi sự “sỉ nhục” đối với “Thích Tần”, doanh thu quyết tâm đạt được hai trăm triệu nhân dân tệ. “Thập diện mai phục” cũng quyết tâm hòan thành những tư tưởng vẫn chưa làm được của “Anh hùng”, gửi đến các nhà phê bình “Anh hùng” có một cách nhìn khác đối với phim võ hiệp của ông. Và điểm khác đó là “Anh hùng” nói về tư tưởng, ý niệm; còn “Thập diện mai phục” là nói về yêu, hận, tình, thù. Trong khi đó, “Vô cực” là một bộ phim không có thời đại, không có quốc gia và không có bối cảnh, kịch bản phim do chính tay Trần Khải Ca sáng tác.

=MoviesBoOm=

Tổng hợp từ Kandianying


Posted

in

by

Comments

6 responses to “Sự so sánh dung tục: Trần Khải Ca vs Trương Nghệ Mưu

  1. phuthuynho2001 Avatar
    phuthuynho2001

    em thích phim ‘đèn lồng đỏ treo cao và bá vương biệt cơ’ toàn những phim có bi kịch(cả 2 phim này đều hay)

  2. vivu Avatar
    vivu

    mình thấy phim” bá vương biệt cơ” đâu có “ca ngợi” nhân vật Trinh Điệp Y như bạn nói mà chỉ khắc hoạ bi kịch của nhân vật này để thông qua đó nêu bật văn hoá Trung Quốc qua Kinh kịch và sự tàn khốc của Cách mạng văn hoá!

  3. tadinhphong Avatar
    tadinhphong

    bài này quá hay

  4. ara Avatar
    ara

    Thập diện mai phục” là nói về yêu, hận, tình, thù

    Đúng là phim chỉ xoay quanh yêu-hận-tình-thù !!!

    Trên đây 12 phim thì mới xem dc có 3 phim của Trương àh

  5. sunny Avatar
    sunny

    Từng xem qua vài phim của hai đạo diễn này. Điểm mà mình nhìn thấy sự tương đồng của hai đạo diễn này đó là văn hoá Trung Quốc được đưa vào phim một cách chân thực, độc đáo và đầy tự hào. Thế nhưng mình cho rằng họ có những điểm khá khác nhau. Không biết sao chứ khi xem những phim của Trương Nghệ Mưu mình thấy ông ấy thường khai thác truyện phim theo phong cách hiện thực, thường là người phụ nữ, hoặc là những người bình dân nhưng trong bối cảnh xã hội những nhân vật đó chất chứa nhiều khát vọng thầm kín và sâu sắc. Còn phim của Trần Khải Ca thì thiên về những sử thi bi hùng, có khi cũng là những thân phận đời thường thế nhưng tôi vẫn thấy nó có cái gì đó ” sang trọng “. Các bạn nghĩ sao?

  6. shampa Avatar
    shampa

    Hay qúa, tuyệt vời

Leave a Reply