Hôm nọ đọc tờ Time nó có chuyên đề về phim 3D mà trong đó bộ phim Avatar của James Cameron là chủ đề chính, mới chợt nhận ra rằng thời buổi giờ chắc hông có gì đốt tiền ghê bằng làm phim blockbuster. Coi mí phim cướp nhà băng nọ kia thấy chết lên chết xuống lừa thầy phản bạn đâm lưng chiến sĩ thấy mịa luôn mà mỗi lần cướp có vài triệu đô, hay trong The Taking of Pelham 123 kỳ rồi tui mới coi, cướp cũng có 10 triệu đô thôi hà, mới thấy đồng tiền ở Mỹ nó giá trị hơn ở VN rất nhiều đó nha. Nghĩ mấy triệu đô thấy đâu có nhiêu đâu ta, nhớ hồi cách đây 3 năm gì đó cái nhà hàng xóm kế bên nhà tui ngoài chợ Bến Thành bán nguyên căn nhà được 41 tỷ (hồi đó nghe tin cứ tưởng nghe lầm) tính ra cũng mí triệu đô rồi đó Rồi ở Vn tham nhũng thất thoát vài chục tỷ là chiện trong nhà ngoài phố luôn gòi hem còn gì là lạ lẫm nữa nghe riết phát nhàm. Nhưng mờ ở Mỹ chắc sưu cao thuế nặng giống thời còn địa chủ cho nên đồng tiền nó giá trị ghê gứm. Bởi vậy cho nên mới biết, một phim blockbuster tốn cả trăm triệu đô để làm ra nó có giá trị thế nào, rùi ngôi sao điện ảnh cát xê cứ vài chục triệu sòn sòn có quyền lực biết bao nhiêu.
Đọc tờ Time số đó có nói về Avatar, người ta nói đây có lẽ là bộ phim tốn kém nhất trong lịch sử điện ảnh từ đó tới giờ với hy vọng sẽ làm hoàn toàn thay đổi cục diện điện ảnh thế giới Bác James Cameron từ hồi sau khi làm Titanic năm 98 nín luôn quyết không thèm làm phim khác để ấp ủ dự án Avatar như gà ấp trứng để 11 năm sau mới cho ra đời. Mới đầu hãng Fox cho ông này 200 triệu để làm chơi vậy đó, làm riết giờ ngân sách phình lên thành hơn 300 triệu gòi ghê hem. Một số nguồn nói là 270 triệu, một số nguồn khác thì nói đã vượt con số 350 triệu, mà trong đó không có nguồn nào của tui cho nên tui cũng hem chắc lắm Nói chung thì số tiền cũng xà quần quanh 300 triệu đô đó thôi. Đọc cái này làm nhớ hồi xưa phim Water World của chú Kevin COSTner cũng chăm chút ghê lắm, cũng hy vọng thay đổi ghê lắm, làm hết 170 triệu, là phim tốn kém nhất mọi thời đại tính tới thời điểm đó vậy mà rốt cuộc thu về được có nửa tiền, bị bà con chê bai thê thảm, dìm hàng luôn tên tuổi Kevin Costner tới giờ chưa ngoi lên được. Tuy nhiên, không thể so sánh James Cameron với Kevin Costner được cho nên chúng ta lại típ tục tin ở hoa hồng nha các bạn
Chúng ta đang sống trong cái thời đại mà phim kinh phí 150 triệu đô đã là chiện xưa rồi diễm. Nói chung là lạm phát có thể tung hoành ở đâu đó được chứ mà đừng hòng khè được người làm phim. Năm ngoái có The Dark Knight 185 triệu nè, nhưng mà bị Quantum of Solace dở ẹt vượt qua với kinh phí 200 triệu nè (phin dở mà sao hao ghê ta), rùi Narnia 2 cũng 200 triệu nè, Indiana Jones 4 cũng 185 triệu, King Kong làm từ hồi 2005 cũng 207 triệu, Pirate of the Caribbean 3 tốn tới 300 triệu, Terminator Salvation năm nay cũng 200 triệu…. Mà đâu phải chỉ có phim cháy nổ mới hao, phim hoạt hình cũng hao nốt. Wall-E cũng tốn hết 180 triệu, Up năm nay cũng 175 triệu… Ghê, nhìn con số không thôi thấy chóng mặt gòi.
Nhưng mà không phải cứ phim kinh phí lớn là phim thu được lắm tiền, cái này ai cũng biết. Cái người ta ít biết là ở chỗ, không phải phim cứ thu được nhiều tiền hơn số tiền đã bỏ ra để làm phim thì ta có thể nói phim đó thu được lời. Ví dụ: Mission Impossible 3 năm 2006. Phim này thu được gần 400 triệu trên toàn thế giới nhưng vẫn bị người trong giới xem là một thất bại so với một phim thuộc dạng epic như vậy. Paramount bỏ ra 150 triệu để làm phần này nhưng thường thì số tiền được published cho công chúng biết không có bao gồm tiền quảng cáo các loại, tiền lo cho báo chí cùng tất cả các khoản linh tinh nhằm để quảng bá cho phim càng rộng lớn càng tốt. Tiền “hậu trường” kiểu này nhiều khi bằng tiền làm phim vì khi xã hội phát triển, càng có nhiều nước phát triển thì phim càng cần phải được quảng cáo đại trà trên diện rộng hơn. Thường thì hãng phát hành chỉ nhận được khoảng hơn một nửa tiền thu được từ vé bán ra, đó là chưa trừ tiền cát xê cho sao hay tiền quảng cáo blah blah nọ kia chẳng hạn như tới từng nước mời hoa hậu đi chộp hình với đạo diễn… Khi phim chiếu trong những tuần đầu tiên, thường thì hãng phát hành ăn hơn một nửa tiền vé chẳng hạn như 7-3 đi, nhưng càng về sau khi phim càng ở lâu trong rạp thì tỷ lệ này lật ngược lại thành 3-7. Bởi vậy cho nên những phim thuộc dạng ăn khách dễ sợ thì ta nói nó cứ chiếu wài trong rạp vậy đó. Tình hình chung là vậy đó nha, ngoài ra đương nhiên là cũng có những khác biệt trong chiện làm ăn này, tùy quốc gia tuỳ rạp.
Cho nên cho nên MI:3 thua là vậy. Phim này có kinh phí được người ta nói chính thức là 150 triệu + 120 triệu tiền P&A (tức promotion & advertising) = 270 triệu. Phim thu được 400 triệu trên toàn cầu, chia 6-4 đi tức là nhà phát hành ăn 220 triệu. 220 triệu này trừ đi 270 triệu bên trên = lỗ 50 triệu. Giờ chỉ còn chờ tiền bán DVD đặng kiếm chút cháo thôi, mà đó là cũng chưa kể khi DVD ra rùi cũng phải quảng cáo nọ kia cho người ta biết là đã có DVD. Cho nên 1 phim kinh phí lớn làm ra thì cũng phải thu được cỡ gấp 3 tiền bỏ ra thì mới hy vọng có lời. Mà thường thì phim nào làm quá 150 triệu dường như không thể kiếm lại cho đủ lời, chiện này khó như đi tìm ve chó trên tóc của Jennifer Aniston vậy. Thí dụ như Avatar thì phải thu được một nửa của Titanic thì đó mới gọi là thành công về mặt thương mại (tính đến giờ Titanic thu được 1 tỷ 842 triệu rùi nha). Phim này phải coi bằng 3D nha, không có 3D thì hem còn gì ra hồn, mà ở Mỹ nghe nói chỉ có gần 2000 rạp 3D (hem biết đúng hông), ở Sing có mí rạp hà, nước khác thì hem biết, còn vn thì không có cái nào, mà phim thì cuối năm nay chiếu rồi chắc trang bị rạp hem kịp. Trong tình trạng không đủ rạp để chiếu thì khả năng bà con không đi coi cũng cao -> lỗ cũng dễ.
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.