The Hours – Thời khắc trong một đời người

Bài viết của ech_op

Mỗi người chúng ta đều có một hay nhiều thời khắc đáng nhớ trong suốt cuộc đời. Đó là một thời khắc vui, buồn, sung sướng, đau khổ, vinh quang hay nhục nhã; nó đều để lại trong ta những ấn tượng khó phai. Cũng chính vì như thế, ba người bọn họ: Virginia Woofl – một nhà văn nữ sống vào những năm 30, Laura Brown – một người nội trợ sống vào những năm 60 và Clarissa Dalloway – một phụ nữ đương đại luôn bận rộn trong một XH ở New York những năm đầu tiên của thế kỷ 21. Họ – những người phụ nữ khác nhau về thời gian, không gian, tính cách, hoàn cảnh nhưng họ giống nhau ở một điểm – họ đang chờ đợi một thời khắc.

Virginia Woolf (Nicole Kidman): với cô, một nhà văn có tài đang sống ẩn dật tại Richmond để dưỡng bệnh – một căn bệnh tâm thần mà chính cô cũng ngỡ rằng mình đang mắc phải. Cô mệt mỏi, cô bỏ ăn, cô không thích hợp với vùng quê yên tĩnh này. Cô sống với một người chồng hết mực yêu thương cô. Ông bỏ công việc làm ăn, ông canh giữ giam cầm khi Virginia đã 2 lần tự sát không thành, ông mở hẳn một nhà in để cho cô thoải mái viết sách. Virginia Woolf lúc nào cũng xuất hiện với gương mặt buồn không sức sống. Cô như con chim bị giam cầm, cô như bông hoa không được tưới nước, không được tắm táp ánh nắng mặt trời. Cô chỉ thực sự vui vẻ khi cô chị họ đến thăm. Vanessa đã mang đến cho Virginia một làn gió mới. Một làn gió tự do, một làn gió xô bồ kỳ quặc và bận rộn của Luân Đôn. Vanessa đã mang đến cho Virginia một Luân Đôn “busy and ridicculus”. Virginia đã yêu Vanessa. Môt tình yêu đáng ghê tởm trong một xã hội cũ xưa bảo thủ. Đó là tại sao Virginia bảo cô hầu Nelly đi từ Richmond lên London để mua gừng, chuẩn bị món trà Tàu đãi Vanessa. Chồng của cô cũng biết vợ mình có những tình cảm kỳ lạ đối với Vanessa, đó là tại sao anh dời nhà từ London về Richmond. Anh tưởng Virginia điên. Anh thuê bác sĩ đến để chữa bệnh cho Virginia. Những gã lang băm cứ đến rút xỉa tiền và bảo rằng sức khỏe của Virginia khá lên mỗi ngày. Khi Virginia quyết định lên London nhưng tình yêu sâu đậm của chồng đã giữ chân cô lại. Nhưng rồi thời khắc trong đời Virginia đã đến. Cô đã tự sát. Cảnh cô chìm dần chìm dần như chính một XH gay gắt đã giết chết tình yêu của Virginia – một tình yêu đồng giới.

Laura Brown (Julliane Moore): Laura là một người phụ nữ hạnh phúc. Cô có một người chồng hết mực yêu thương mình, một cậu con trai bé nhỏ, một cô con gái sắp chào đời. Nhưng Laura đang thả hồn mình vào quyển sách của Virginia. Cô cũng buồn, buồn bâng khuâng, vui gương gạo. Cô cảm thấy không hạnh phúc. Cô chìm trong cuốn tiểu thuyết là mơ mộng mà buồn. Cô làm bánh mừng sinh nhật chồng. Và rồi Kitty, cô hàng xóm đến nhờ cô cho chó ăn khi Kitty đang chữa bệnh. Và khi Kitty đang đau buồn vì mình không có được một đứa con, Laura đã hôn cô. Laura đã liều mình để thử một cảm giác mới, một cảm giác kỳ lạ mà với chồng cô chưa hề có. Rồi Laura đã dự định tự vẫn với 4 hộp thuốc an thần nhưng cô nghĩ lại đứa con trai nhỏ Richie và đứa con gái chưa chào đời. Nhưng sau đó cô đã bỏ nhà ra đi khi vừa sinh đứa con gái thứ hai. Cô đã không làm tròn trách nhiệm một người mẹ. Cô đã ra đi, cô đã ân hận vì đã không nhìn nhận sự thật sớm hơn. Cô tự thấy xấu hổ, tự thấy hổ thẹn với chồng với con. Cô không muốn con mình xấu hổ khi sống chung với một người mẹ kỳ lạ như thế. Và một lần nữa, Laura đã chọn cho mình một thời khắc để trốn chạy.

Clarissa Dalloway (Meryl Streep): Clarissa là một phụ nữ đương đại biết làm những gì mình thích. Cô chung sống với người bạn gái – Sally và nhận nuôi một cô con gái – Julie. Hơn ai hết Julie hiểu và thương mẹ, cô thông cảm và chấp nhận sự thật. Nhưng Clarissa cũng có một nỗi băn khoăn trắc trở. Cô muốn thoát khỏi cái cuộc sống hằng ngày nhàm chán với những buổi tiệc, những lịch làm việc hằng ngày… Khác với Laura và Virginia, thời khắc của Clarissa vẫn chưa đến. Cô vẫn còn đang chờ đợi một ngày cô có thể vui vẻ thoải mái bước đi…

Thời đại của Laura và Clarissa đã liên kết với nhau bằng Richard – một nhà văn – là con trai của Laura và bạn thân của Clarissa. Ông bị vướng vào AIDS một căn bệnh thế kỷ nhưng ông không chết vì AIDS mà ông đã chết vì sự cô đơn, sự xa lánh của mọi nguời. Ông giận giữ và luôn nghĩ là mình bị thuơng hại. Richard là một nhân vật khó hiểu nhất trong The Hours. Ông có phải là gay hay không? Không một ai biết. Thời khắc của Richard đã đến khi ông tự sát. Nhảy lầu – ông bay xuống, bay xuống, bay xuống…

“Cho một người chết để tất cả những người còn lại biết yêu quí cuộc sống” . Và đúng như thế, Virginia đã chết, Richard đã chết. Hai nhà văn đã chết để tự giải phóng cho chính mình…

Thời khắc của bạn đã qua, đến và sẽ đến. Chúng ta phải đối mặt với những thời khắc ấy do dù nó buồn hay vui, sung sướng hay đau khổ, vinh quang hay nhục nhã. Điều quan trọng là phải luôn dũng cảm đối mặt với cuộc sống. Let’s face to the fact!

ech_op – MoviesBoOm


Posted

in

by

Comments

6 responses to “The Hours – Thời khắc trong một đời người”

  1. 00thay Avatar
    00thay

    From ech op:

    “Ông có phải là gay hay không? Không một ai biết. Thời khắc của Richard đã đến khi ông tự sát. Nhảy lầu – ông bay xuống, bay xuống, bay xuống…”



    “Cho một người chết để tất cả những người còn lại biết yêu quí cuộc sống” . Và đúng như thế, Virginia đã chết, Richard đã chết. Hai nhà văn đã chết để tự giải phóng cho chính mình… ”

    Chời sao kỳ vậy, tự nhiên nói con người ta là gay vậy, tại sao ổng bị Aids thì tui hông biết chứ gay thì chắc chắn là hông rồi. Ổng đắm đuối Meryl Streep vậy mà, ổng tự nhảy lấu ko phải vì thời khắc ổng đến mà vì ổng nhìn thấy ổng hiểu hết. Bà Virginia nói trong tiểu thuyết của bả có 1 người chết và người đó là the visonary, the poet and cái chết của nhân vật đó làm thức tỉnh những người còn lại và làm cho họ quý cuộc sống mình hơn. Ổng hiểu được tâm trạng của cả Meryl Streep lẫn mẹ ông ta (ngay khi ổng là một đứa nhỏ), thậm chí đứa bé còn có linh cảm được chuyện gì sắp xảy ra đối với mẹ nó, cảm động nhất là cảnh cậu bé chạy theo chiếc xe của người mẹ, cứ kêu mommy, tiếng gọi xé lòng có thể làm tan chảy bất cứ trái tim nào. Ổng biết bà Meryl Streep là les, ổng biết nội tâm bà khủng hoảng như thế nào, ổng sợ rồi bà cũng giống như mẹ ông đi vào con đường ko có lối thoát cho nên ổng dùng cái chết của mình đánh thức bà. Bà Virginia và Richard chết là để giải phóng cho bản thân mình, đúng, nhưng cái chết của cả hai còn mang ý nghĩa là chết đi để làm cho những nguời còn lại thấy quý cuộc sống của mình hơn.

  2. 00thay Avatar
    00thay

    mình nghĩ có điểm cần sửa lại trong bài viết của bạn ếch, tên của nhân vật của Meryl Streep trong phim là Clarissa Vaughan ko phải là Clarissa Dalloway. Và đây cũng chính là một điểm hay của bộ phim. Sợi dây nối câu chuyện về cuộc đời của 3 người phụ nữ là cuốn sách Mrs Dalloway. Trong phim có cảnh Virginia viết cuốn sách, Laura đọc cuốn sách nhưng tuyệt nhiên ko có scene nào Meryl Streep đụng tới cuốn sách. Nhà làm phim nối Clarissa và cuốn sách qua cách khác, qua cách xưng hô của Richard đối với Clarissa. Clarissa ko có chồng, vậy mà ông Richard tối ngày cứ kêu là Mrs Dalloway này nọ, với lại thời đại bây giờ hông ai dám kiu phụ nữ bằng Mrs đâu nhất là 2 người đó thân như vậy nữa. Suy ra đó chỉ là nickname của Richard đối với Clarissa. Ắt hẳn Clarissa phải chịu ảnh hưởng từ cuốn sách như thế nào đó mới dẫn đến cách xưng hô nhu vậy.

    Để hôm nào rảnh viết thêm…

  3. vivu Avatar
    vivu

    khó hiểu(nói chung phải chuẩn bị tâm lý là boring film vì phim Oscar phần lớn là vậy!)

  4. vivu Avatar
    vivu

    Trời đất, nghe bình luận thì hay ghê mà sao xem khó hiểu quá chừng, nặng nề quá dù tui là người của phim Oscar và Cannes! Nicole Kidman trong phim này hoá trang rất lạ giống Charlie Theron trong Monster(góp phần không nhỏ để 2 diễn viên này đoạt Oscar) Một phim không dành cho những fan của phim hành động hay hài hước:boring film!

  5. fancinema Avatar
    fancinema

    Một bộ film favourite của tôi, có một lần mở ra xem lại chỉ cần nghe tiếng nhạc đầu film và cảnh 3 nhân vật chính đi qua đi lại là bị cuốn hút rồi

  6. 1st_come_1st_served Avatar
    1st_come_1st_served

    Đây thực sự là một bộ phim ấn tượng. Tôi không dám nói nó hay vì thực sự tôi cũng chưa hiểu được hết những gì đạo diễn phim muốn gửi gắm. Ba cuộc đời của ba người phụ nữ ở ba thế hệ tưởng chừng như chẳng có liên quan gì với nhau nhưng thực sự có một mối dây liên kết họ lại. Cả ba người đều có những dằn vặt của mình trong cuộc sống. tôi cứ băn khoăn mãi, là nếu nhân vật của Julian Moore ko bỏ chồng và con mà ra đi như thế thì liệu cuộc đời của Richard có đỡ bất hạnh hơn hay không, liệu Richard có cô đơn quá đỗi để dẫn đến một kết cục bất hạnh hay không.

    Đây có thể là một bộ phim hơi khô cứng và hơi nặng nề, nhưng cũng đáng để bạn dành một ít thời gian ra xem.

Leave a Reply