Tìm Cách Cứu Oscar

Sau lễ trao giải Oscar vào năm ngoái, đài ABC đã làm 1 cuộc tham khảo ý kiến khán giả . Đài ABC là đài phát hình giải Oscar từ năm 1976, đã hỏi 1 số câu hỏi và khán giả đã trả lời như sau . Đầu tiên là câu hỏi : Bao nhiêu người trong số khán giả được hỏi đã xem đủ 5 phim được đề cử giải best picture ? – Không ai giơ tay cả . Ok, vậy thì 4 trong 5 phim đó ? -cũng khong ai cả . Cứ thế, Bruce Davis, đạo diễn chương trình Oscar, cho biết là đa số khán giả được hỏi chưa xem 1 phim nào trong số phim được đề cử cả .

Đây là 1 điều không thể tưởng vì Oscar xưa nay là giải được mệnh danh là : “vinh danh sự đóng góp của mọi người cho nền điện ảnh “. Nhưng khác với sự tranh đua hồ hởi và mong muốn có mặt trong đêm trao giải của các diễn viên, khán giả lại đi theo con đường khác, họ không hồ hởi gì với giải Oscar ngoài sự chờ đợi muốn coi mặt diễn viên mình yêu thích trong đêm trao giải .

Năm nay, 2004, giải Oscar sẽ diễn ra sớm hơn vài tuần sau với mọi năm, giải diễn ra vào ngày 29 tháng 2 thay vì vào cuối tháng 3 như trươ”c đây . Đó là sự quyết định sau khi tính toán kỹ lưỡng của ban tổ chức . Tránh sự trùng hợp với mùa thi đấu thể thao và những cơn mưa tại California . Số phim xuất bản cũng là 1 trong số lý do đó . Hiện nay, đa số phim đã thay đổi lịch chiếu sớm hơn để khán giả có thể xem trước khi giải diễn ra . Sự thay đổi ngày trao giải sẽ kéo thêm 1 số khán giả chú ý đến giải hơn .

Giải Oscar hình như đã bị ảnh hưởng và mất đi giá trị ban đầu của nó . Hiện nay, khi nhắc đến tên ‘ Oscar ‘ hoặc ‘ Academy Awards’ người ta liên tưởng như 1 cái tên hiệu chứ nó không còn giữ được giá trị như các tên ” Sterling” hay “Nobel”. Tuy nhiên, giống như 1 số tên hiệu sản phẩm hiện nay, Oscar phải tranh đấu để tìm lại số khán giả đã mất .

Giải Oscar được hình thành từ năm 1927, bởi Louis B. Mayer của M.G.M. Tôn chỉ “vinh danh nghệ thuật điện ảnh ” của nó đã bị phai mờ đi ít nhiều . Giải Oscar đầu tiên diễn ra như 1 bữa ăn tối tại 1 khách sạn của Los Angeles . Năm 1945, lần đầu tiên giải Oscar được phát thanh trên radio . Năm 1952, RCA Victor đã trả 100 ngàn đô la để được trình chiếu giải trên đài NBC . Năm 1964, để được quyền phát hình giải Oscar, đài ABC đã phải chi trả 1 triệu đô la . Và hiện nay, con số lên đến 47 triệu cho các đài của Mỹ và các nước khác phải chi trả cho quyền được chiếu đêm trao giải . Để chuẩn bị cho đêm trao giải, ban tổ chức phải trả 22 triệu cho các khoảng chi phí .

Chi phí cho đêm trao giải không là vấn đề đối với các nhà tổ chức mà vấn đề là số lượng khán giả xem đài . 1 trong lý do là sự đoán trước giải vì đa số người thắng giải best picture tại giải Oscar có cơ hội sẽ thắng tại giải Golden Globes là 70% .

Cùng với sự mong muốn câu khán giả trở về, ban tổ chức dời chiếu vào tháng 2 vì muốn dựng lại “mùa Oscar” . Các phim trình chiếu vào các ngày lễ sẽ làm cho không khí vui tươi và hồ hởi hơn . Đa số phim trình chiếu lần đầu tiên vào tháng 11 hoặc tháng 12, do đó, từ thời gian trình chiếu tới tháng 2, đêm trao giải, sẽ là 1 thời gian dành để quảng bá cho đêm trao giải .

Sự dồn chiếu vào tháng 11 và tháng 12 sẽ đem lại khó khăn cho 1 số hãng sản xuất phim nhỏ . Những phim nhỏ sẽ bị đè dẹp bởi những tên tuổi lớn vì nó ít có cơ hội được khán giả biết đến . Những phim tuy nổi tiếng nhưng của các hãng phim độc lập sẽ phải chịu thiệt thòi, ví dụ như năm 1997: “The English Patient ” , “Sling Blade” , “Shine”, “Fargo”, “Breaking the Waves”, “Secrets and Lies” là 1 trong số những phim có doanh thu ít nhất tuy rằng chưa hẳn đó là những phim dở .

Lợi nhuận và sự thành công cũng là nỗi lo của các nhà tổ chức đêm Oscar . Tuy là giải có sô khán giả xem cao nhất so với các giải nghệ thuật khác, nhưng nếu khán giả không chú y’ ai đã đóng góp những gì cho nền điện ảnh chỉ chú ý tới “ai sẽ là người đi với Nicole Kidman trong đêm trao giải Oscar ” thì cũng là 1 nguy hiểm cho ý nghĩa ban đầu của giải Oscar.

Ngày nay, khán giả chú ý tới diễn viên hơn là sự quan trọng của giải Oscar . Họ chú ý tới đời tư, quần áo, bài diễn văn … của diễn viên đêm trao giải chứ không thực sự còn quan tâm đến sự đóng góp không ngừng của 1 số người luôn mong muốn Oscar là 1 giải có giá trị nghệ thuật .

dịch từ New York Times


Posted

in

by

Comments

2 responses to “Tìm Cách Cứu Oscar”

  1. boykid Avatar
    boykid

    tui luôn thích các phim đoạt Oscar

    Những người chỉ quan tâm đến diễn viên có lẽ họ ko phải là fan thực sự của điện ảnh

    nhìn bảng boxoffice là biết được thị hiếu của khán giả là như thế nào rồi

  2. tramhuong Avatar
    tramhuong

    Rõ ràng là thế nhưng vẫn không thể phủ nhận giá trị nhất định của giải Oscar. Có điều Oscar dường như không chạy theo thị hiếu của khán giả mà đơn thuần chỉ là giải do Viện Hàn Lâm quyết định và chấm giải.

Leave a Reply