Tìm Cách Lôi Kéo Khán Giả Tới Rạp Xem Phim

Với những bằng chứng hiện nay cho rằng số lượng khán giả Mỹ đi xem phim tại rạp càng ít đi, các chủ nhân của các rạp phim đang tìm cách để lôi kéo khán giả lại .

Hội Đồng Các Chủ Nhân Rạp Phim Cả Nước, một hội đồng hàng đầu dành riêng cho khán giả, đang đưa ra những vấn đề cần cải thiện để làm vừa lòng khán giả . Các vấn đề đa số là về những phàn nàn của khán giả về các đoạn quảng cáo trước 1 phim, điện thoại di động trong rạp và các việc gây phiền toái khác . Họ cũng đang dự định sẽ làm những công việc quảng bá khuyến mãi để đẩy số người tới xem phim tại rạp nhiều hơn .

“Hội đồng chúng tôi cũng đang suy nghĩ tới những việc như là các rạp chiếu phim nên mướn thêm nhiều người quan sát hoặc đi tuần ở các suất chiếu phim , và việc nên cấm đưa trẻ nít vào rạp chiếu phim vào giờ nào đó để tránh tình trạng các em bé khóc trong rạp . ” John Fithian, chủ tịch hội đồng cho biết . “Chúng ta cần phải khử trừ những hành động bất lịch sự xảy ra trong rạp như : đánh nhau, chửi nhau và ngay cả nói chuyện quá lớn . “

Có những vấn đề được đưa ra mà người ta ít khi để ý tới . Hội đồng đang cố xin phép ủy ban thông tin cho phép cấm đem điện thoại di động vào rạp phim . Điều đó sẽ đòi hỏi sự thay đổi không thể thực hiện ngay lập tức được, cần phải bàn bạc . Nhưng có một số rạp đã thử cho các nhân viên kiểu soát yêu cầu khán giả không nên đem điện thoại di động vào .

Có một số thành viên trong hội đồng phản đối ý kiến này vì như thế khán giả không thể dùng để liên lạc khi có việc khẩn cấp .

Nhưng vấn đề mà khán giả phàn nàn nhiều nhất vẫn là giá vé phim . Có một tìm hiểu trên online cho biết là giá cả của vé phim là vấn đề lớn khiến họ không thể tới rạp chiếu phim , hơn là những hành động bất lịch sự trong rạp .

“Giá vé ngày càng tăng cao và quá mắc ” , một khán giả nữ49 tuổi cho biết . “Bạn cần phải trả tiền cho người trông nom trẻ em chăm sóc con cái của bạn để bạn có 1 buổi tối đi xem phim với vợ / chồng mình . Trong khi giá vé phim là $10 . Tổng cộng cũng phải mất khoảng $50 cho một buổi tối xem phim “

“Khi tôi nghĩ tới một phim phải xem, ví dụ như phim King Kong hoặc phim Good Night, and Good Luck, thì nhất định chúng tôi sẽ đi xem . Còn không thì đối với các phim khác, nếu quá sức chi trả, chúng tôi sẽ chờ chúng ra DVD rồi mướn về xem . ” Cô cho biết thêm .

Tuy thế, ông chủ tịch hội đồng các chủ rạp phim, Fithian, cho rằng đi xem phim không quá mắc mỏ, so sánh với các thú giải trí khác, nó không quá mắc . “Nếu người tiêu dùng suy nghĩ kỹ càng thì sẽ thấy đi tới rạp xem phim rất đáng tiền ” , ông nói thêm .

Các chủ rạp phim cũng đang dự định quảng bá ý nghĩ cúa ông tuy là ông chủ tịch cho rằng chưa chắc ý nghĩ của ông được khán giả đồng ý .

Trong khoảng 12 khán giả tới rạp phim của chùm rạp AMC tại Santa Monica được phỏng vấn thì phần lớn cho rằng giá vé là việc chính quyết định việc họ có tới rạp xem phim hay không . Một số thì cho rằng các mẩu quảng cáo sản phẩm làm họ nản và bực bội . Đa số lại cho rằng vấn đề lớn nhất là phẩm chất của phim .

” Phim ngày càng mất phẩm chất truyện phim ,” Một khán giả 40 tuổi cho biết . Cô trả lời phỏng vấn khi đang đến rạp với chủ đích để xem phim Syriana “Chúng tôi muốn khi bỏ ra số tiền ấy ra để mua vé , thì phim cũng phải đáng giá với nó “

Không có ai cho là tiếng reo của điện thoại di động là vấn đề lớn nhất , và một số cho là cấm đem điện thoại di động vào rạp sẽ làm họ không muốn tới rạp chiếu phim . Một khán giả thẳng thắn nói, “Tôi không muốn giao điện thoại di động của tôi cho một nhân viên khoảng 18 tuổi tại cúa vào rạp vì điện thoại của tôi đáng giá $700 “

Khi được hỏi về các ý kiến được nêu ra, ông Douglas Heller, chủ tịch của hội đồng bảo vệ quyền lợi các người tiêu dùng cho là nó không hợp lý . Tuy là ông cũng đồng ý điện thoại di động đôi khi làm phiền khán giả nhưng ông nghi ngại khán giả sẽ không bằng lòng với cách giải quyết không cho khán giả đem điện thoại di động vào rạp .

Không cần các ý kiến trên được nêu ra thì các chủ nhân rạp phim cũng muốn giải đáp các phàn nàn và muốn khán giả được xem phim một cách thoải mái trong một không gia đen tối rộng lớn trong rạp . Vài năm gần đây họ cũng cố nâng cấp phần âm thanh, ghế ngồi, các nhà hàng trong quảng trường chờ đợi .

“Chúng tôi đang cố gắng xem chừng cẩn mật mọi hoạt động trong rạp để không có những vụ xô xát hay lớn tiếng trong rạp phim . Chúng tôi chỉ cho họ 1 cơ hội sau khi cảnh cáo khán giả nào đó về việc họ đã để điện thoại di động reo, nói chuyện ồn ào, sau 1 lần quảng cáo, nếu tái phạm, chúng tôi sẽ mời khán giả đó rời khỏi rạp . ” Audrey Stone, chủ tịch của rạp phim tại tiểu bang Georgia, ông là chủ nhân của 267 phòng chiếu tại các tiểu bang Georgia, South Carolina và Virginia , cho biết . “Chúng tôi không muốn mời khán giả rời khỏi rạp, nhưng nếu họ làm phiền các khán giả khác, chúng tôi đành phải chấp hành nguyên tắc đó “

Các con số là chuyện mà các chủ nhân rạp phim quan tâm, số lượng phim trụ được tại bảng doanh thu đã giảm 5% và số phần trăm khán giả tới rạp giảm bớt đi còn lớn hơn con số đó . Số lượng giảm sút này đã khiến cho một số hãng phim tại Hollywood đang suy nghĩ việc nên giảm bớt và ngay cả xoá bỏ thời gian khoảng cách giữa việc trình chiếu tại rạp và ra DVD của phim . Theo đánh giá, thì số lượng khán giả muốn xem phim tại nhà lại lớn hơn số lượng khán giả muốn xem phim tại rạp .

Các chủ nhân rạp phim tất nhiên phản đối ý kiến này của các hãng phim , họ cho rằng hiện tại họ cũng đã đang bị lỗ nhiều lắm rồi . Và số vé họ bán ra 3 năm gần đây đã giảm sút .

Ông chủ tịch và các nhân vật khác trong hội đồng các chủ rạp phim đã và đang tìm mọi cách để cứu vãn tình thế bằng việc nghe ý kiến khán giả và các nhân viên tuần tra, bán vé, soát vé của rạp . Họ cho biết rằng, 3 phàn nàn lớn nhất là : các mẩu quảng cáo sản phẩm trước phim, điện thoại di động và giá vé .

Các chủ nhân rạp phim dĩ nhiên sẽ không lược bỏ các mẩu quảng cáo trước phim vì như thế sẽ dẫn tới việc bắt buộc phải nâng cao giá phim . Nhưng họ đang tìm cách để cho việc chiếu các quảng cáo thêm phần hấp dẫn và sẽ pha trộn quảng cáo với một số thông tin nhỏ về phim ảnh .

Screenvision, một trong hai hãng chuyên nhận nhiệm vụ làm các mẩu quảng cáo trong rạp, đã bỏ ra $50 triệu để nâng cấp cho một hệ thống bảo vệ hệ số để làm cho phẩm chất quảng cáo tốt hơn . Hãng khác đó là hãng National CineMedia, đang giới thiệu chương trình quảng cáo chỉ có 20 phút nhưng bên cạnh các mẫu quảng cáo còn các hình ảnh phía sau máy quay của các phim, ví dụ như phim King Kong

“Phàn nàn lớn nhất chúng tôi nhận được từ khán giả là họ đã được xem các hình ảnh phía sau máy quay của phim trên TV ở nhà rồi . ” Kurt Hall, chủ tịch của hãng National CineMedia cho biết , “Chúng tôi đang cố giái quyết vấn đề đó và đưa ra sản phẩm mới vào cuối năm, có nghĩa là mọi việc phải mới mẻ và độc quyền ” .

Nhưng hãng Screenvision, lại cho rằng việc đánh vào quảng cáo quá khó, vì khán giá không thích các mẩu quảng cáo tí nào . Khi được dò hỏi là thích màn hình trắng không và có các mẩu quảng cáo trong thời gian trước khi chiếu phim chính thức thì họ chọn cái nào, đến 8% khán giả được hỏi đã chọn cho màn hình trắng không . Nhưng các hãng phát hành quảng cáo đang cố sức để giái quyết vấn đề vì họ sợ rằng khán giả sẽ giám bớt để đi đến những nơi giải trí khác hoặc xem phim ở nhà, xem TV, chơi games và đi ăn nhà hàng .

Khán giả đa số phàn nàn về các phần quảng cáo sản phẩm quá dài và phẩm chất của chúng không tốt . Ông chủ tịch hội đồng các rạp phim, Fithian, thở dài cho biết . Ông cũng đồng ý là các mẫu quảng cáo chiếm thời gian khá lớn đối với khán giả tới rạp . “Nhưng bao lâu là ‘quá dài ‘ . Không cần biết nó dài ra sao, trong thời gian tới, nó phải ngắn hơn hiện nay . “

Theo The New York Times


Posted

in

by

Comments

Leave a Reply