Trong thế giới người máy của Asimov

Bài viết dự thi và đoạt giải của dO_ob@

Isaac Asimov là một trong nhửng tác giả viết tiểu thuyết khoa học viển tưởng hàng đầu của thế kỷ 20. Loạt truyện về thế giới người máy của Isaac Asimov được đánh giá cao, và ba điều luật mà ông sáng tạo ra đã trở nên nổi tiếng và kinh điển. Dựa trên ba nguyên tắc này, Asimov đã tạo ra những mâu thuẩn và giải quyết trong các truyện ngắn của ông. Bộ phim Cuộc nổi loạn của người máy dựa theo tập truyện ngắn Tôi, người máy của Asimov là một trong nhửng bộ phim ăn khách nhất mùa hè 2004.

Bộ phim Cuộc nổi loạn của người máy chỉ dựa trên nền tảng của cuốn tuyển tập truyện ngắn Tôi, người máy và phần credit của phim ghi rõ “đề xuất ý tưởng bởi sách của Isaac Asimov” (chứ không phải như mấy phóng viên thiếu hiểu biết như tờ báo Mực Tím ghi là “bám sát truyện ngắn I, robot của Asimov”, làm gì có truyện ngắn nào của Asimov tên đó đâu), nghỉa là có khá nhiều chi tiết đã thu nhặt từ nhiều truyện ngắn trong bộ sưu tập của Asimov thời nhửng năm 50. Tựa phim Tôi, người máy (ở Việt Nam, bộ phim được đặt lại thành Cuộc nổi loạn của người máy) là tựa của tập truyện ngắn đầu tiên của Asimov. Nó bao gồm 9 truyện ngắn về những người máy qua lời tự sự của nhân vật Susan Calvin về cuộc đời cô khi làm việc với người máy. Thật ra ngay cả Asimov củng không đặt tựa cho tập truyện này mà chính nhà xuất bản đả lấy tựa của một truyện ngắn của tác giả khác ra đời năm 1939 đặt cho tập truyện.

Toàn bộ nhửng tập truyện này lấy Ba Điều Luật Dành Cho Người Máy để làm tiền đề:

1. Người máy không được hại con người hoặc thờ ơ để con người bị hại.

2. Người máy phải tuân lệnh của con người ngoại trừ nhửng mệnh lệnh mâu thuẩn với điều luật thứ nhất.

3. Người máy phải tự bảo vệ mình miển sao sự bảo vệ này không mâu thuẩn với điều luật thứ nhất và thứ hai.

Ba điều luật này khá nổi tiếng và bộ phim Cuộc nổi loạn của người máy cũng sử dụng ba điều luật này để phát triển đường dây câu chuyện. Asimov đã phát triển ba điều luật trên với sự giúp đở của người bạn thân – biên tập viên John W. Campbell, vì ông cảm thấy quá mệt mỏi với kiểu nhửng tiểu thuyết viễn tưởng thập niên 1920 – 1930 thường mô tả người máy thường phản lại người tạo ra chúng – kiểu như Frankenstein, và trở thành những quái nhân nguy hiểm. Nhửng bộ óc người máy trong truyện của Asimov được thiết kế và lập trình sẳn ba điều luật, và người máy chỉ được đưa vào sử dụng khi có cài bộ óc này. Sự ràng buộc này khiến truyện của Asimov trở nên cuốn hút vì người đọc buộc phải lo lắng cho số phận của người máy và luôn hoang mang không biết liệu người máy phá luật để hại con người. Thế nhưng chỉ duy nhất một truyện trong tập truyện, Cậu bé người máy bị lạc , có xuất hiện một người máy có nhửng hành động gây nguy hiểm cho con người. Chính vì thế, bộ phim Cuộc nổi loạn của người máy hầu như chỉ dựa trên nền tảng các truyện ngắn chứ không mang tinh thần của Asimov, bởi các người máy trong phim này đả quyết tiêu diệt con người đến đáng sợ!

Trong bộ phim này, viên thanh tra Spooner tình nghi hung thủ của một vụ tự sát là một người máy. Nạn nhân là giáo sư Lanning, người đả viết ra ba điều luật cho người máy và đang thiết kế bản người máy NS – 5 với nhiều tính năng ưu việt cho tập đoàn U.S. Robotics. Thế nhưng người ta tìm thấy xác ông ở tiền sảnh toà nhà cao nhất Chicago năm 2035 – toà nhà của U.S.Robotics. Chủ tịch tập đoàn, Lawrence Robertson khẳng định đây là vụ tự sát vì trong phòng của Lanning không có ai ngoài ông ta củng như không có dấu hiệu kháng cự. Trong truyện của Asimov, Lawrence Robertson được nhắc đến trong một dòng ngắn gọn như người chủ tịch đầu tiên của tập đoàn và phía sau ông có khá nhiều thế hệ khác trong suốt chiều dài của tập truyện. Thanh tra Spooner là người ghét người máyvà luôn nghi ngờ ba điều luật dành cho người máy. Trong tập truyện ngắn của Asimov, không có nhân vật này, nhưng dạng thanh tra ghét người máy thì không hiếm. Anh khám phá ra một người máy thế hệ NS – 5 đang trốn trong phòng của Lanning: Sonny, một người máy có cảm xúc giận dử, yêu thương và có cả nhửng giấc mơ! Cuộc điều tra dẩn Spooner đến gặp bác sĩ Susan Calvin, bác sỹ tâm lý học người máy của U.S.Robotics. Cô là nhân vật trung tâm trong tập truyện của Asimov, một người thông minh, nguyên tắc và ý chí mạnh mẻ, nhưng hoàn toàn không phải là một mẩu phụ nữ quyến rủ đầy nử tính. Chính Susan cũng không thể ngờ rằng Sonny có thể nằm mơ và khám phá nhửng giấc mơ của Sonny đã giúp Susan và Spooner khám phá được bí mật về cái chết của Lanning và nhửng người máy.

Cuộc nổi loạn của người máy khá thành công bởi nó dựa trên ba điều luật về người máy và tạo nên những mâu thuẩn vì sự ngờ vực: liệu người máy có thể hại con người bằng cách không cho con người làm gì cả! Người máy sẻ phải hành động thế nào khi chúng phải lựa chọn việc giết một người để cứu sống người khác? Sư mâu thuẩn phức tạp này đã đưa đến một giả thuyết: người máy sẻ tự tiến hoá để có thể phân tích các tình huống, và khi chúng tự tiến hoá, chúng sẻ tự cho rằng chúng hơn con người và không chịu sự trói buộc nào. Một phim viển tưởng thú vị. Không chỉ thế còn là một phim hình sự độc đáo khiến người xem không thể đoán ra hung thủ thật sự là ai. Nhửng pha hành động trong phim được sự hổ trợ của máy tính đã khiến Cuộc nổi loạn của người máy thêm phần gay cấn, đặc biệt cảnh tượng chiến tranh người máy ở cuối phim sẻ khiến khán giả choáng ngợp nếu thưởng thức ở rạp. Trên hết, diển xuất dí dỏm của Will Smith trong vai Spooner và giọng lồng tiếng đặc biệt của Alan Tudyk kết hợp với kỷ thuật tạo hình và diển xuất cho cho người máy Sonny đã khiến bộ phim thêm thuyết phục…

Nhắc đến Will Smith, không thể không nhắc đến bộ ngực quá đẹp của anh trong phim này. Khi anh cởi trần ra và săm soi những vết sẹo trên người mình, người ta thấy đó là một tấm thân quá quyến rủ.

Đặc biệt, phim quảng cáo cho hiệu giày Converse, khi mà Will Smith hết lời khen ngợi thương hiệu giày này với sản phẩm sản xuất năm 2004. Sau đó, mổi khi anh ta rượt đuổi bọn robot thì máy quay luôn đặc tả hiệu giày này: giày xịn chạy không mòn và giúp Will Smith chạy nhanh ngang ngửa người máy! Quá dử!



Phim cũng khiến chúng ta suy ngẩm: liệu những cổ máy có phải là vô hồn? Có lẽ là không… Chúng có nhửng linh hồn riêng mà chúng ta không hề biết được.

DO_ob


Posted

in

by

Comments

3 responses to “Trong thế giới người máy của Asimov”

  1. chapchap Avatar
    chapchap

    trời ơi, cũng bởi nghèo nên ko có xiền coi! muốn coi cái nì lâu lắm rồi mà ko được( do làm biếng)… tui nghèo và làm biếng nên chẳng thể xemhim, từng tưng tưng từng…….

  2. eric_funky1112 Avatar
    eric_funky1112

    Film này coi tuyệt cú mèo. Nhấ là người máy Sony,y như thiệt!!!

  3. thegioituongtuong Avatar
    thegioituongtuong

    phim này tui coi rồi nè, hay lắm đó, kỉ xảo tuyệt vời luôn, võ thuật cũng hết ý, mời các bạn hãy xem thử đi, rất đáng xem đó

Leave a Reply