Truyền thuyết Người đánh đàn

Max cầm cây kèn trumpet để tấu lên khúc nhạc cuối cùng. Anh vừa bán cây kèn quý của mình với giá vài đô lẻ cho ông lão sưu tập nhạc cụ cổ. Bỗng Max nghe tiếng piano ngẫu hứng rè rè phát ra từ chiếc máy hát của ông lão vua mở lên để hoà nhịp cùng tiếng kèn. Anh biết ai chơi bản nhạc tuyệt vời này à? Ai đã sáng tác ra những giai điệu có một không hai này vậy?. Max run rẩy rờ vào chiếc đĩa hát được chắp vá cũ rích, …Làm sao ông có đĩa hát nảy…Nếu tôi nói với ông người chơi đoạn nhạc ấy chưa từng tồn tại, ông có tin tôi không? Ðó là một người chưa từng tồn tai.

* * *

Năm 1900, những ngày đầu tiên của thiên niên kỷ mới, trên con tàu Virginian chở người di dân từ khắp Châu Âu đến nước Mỹ, Danny Boodman, người thợ lò than của tàu tìm thấy một đứa trẻ bị bỏ rơi lại trên cây đàn piano giữa đại sảnh khoang hạng nhất. Danny đem cậu bé xuống hầm tàu nuôi nấng và đặt tên Danny Boodman T.D. Lemon 1900. 1900 từ nay không còn là một con số, mà là một cái tên, Danny giơ 1900 lên cao và tuyên bố với mọi người thợ

1900 giấu mình trong bụng con tàu khổng lồ cho đến năm 8 tuổi, khi người bố nuôi bị một tai nạn thảm khốc cướp đi sinh mạng. Trong đám tang, lần đầu tiên 1900 bước ra khỏi bụng tàu để lên boong. Cậu bé nghe tiếng đàn piano vang lên từ trên phòng đại sảnh khoang hạng nhất và bị hút hồn bởi thứ âm thanh quyến rũ ấy. Cả con tàu thức dậy trong đêm khuya hôm đó để dồn về căn phòng, nơi mà cậu bé 8 tuổi 1900 đang đánh những nốt nhạc ngẫu hứng, những giai điệu réo rắt ngay lần đầu tiên chạm đến cây đàn piano…1900 lớn lên trên con tàu Virginian, nhìn ngắm thế giới, đại dương mênh mông, gặp gỡ 2000 con người trên mỗi chuyến tàu, đánh đàn theo những gì tâm hồn cậu mách bảo và làm những người di dân đắm chìm trong âm nhac…

Năm 1927, Max, một nghệ sỹ nhạc jazz với cây đàn trumpet lên tàu để kiếm sống. Người nghệ sỹ này lập tức bị thu hút bởi tài năng của chàng trai ông gặp trong một đêm giông bão trên con tàu chông chênh. Giữa đại sảnh, chàng trai ngồi bình thản trên cây đàn piano đang chạy quanh bởi đã mở hết chốt khoá bánh xe, đánh những bản nhạc mà Max chưa từng được nghe, đầy sự phẫn nộ của bão, sự dữ dội của biển. Max từng nghe câu chuyện về cậu bé 1900, nhưng anh vẫn không khỏi bất ngờ khi gặp 1900 bằng xương bằng thit…

Làm sao anh có thể nghĩ ra những giai điệu này, những bản nhạc này , có một lần Max hỏi 1900. 1900 trầm ngâm rồi nói…Nó đến thật tự nhiên. Tôi nhìn những con người quanh mình, mà nghĩ bản nhạc ấy cũng như một con người. Anh nhìn người phụ nữa kia, bà ta như một mụ giết chồng để trốn theo tình nhân…Anh chàng bên cạnh, đôi mắt anh ta đầy những kỷ niệm thời xa xưa mà anh ta chẳng bao giờ quên được. Và đó, gã đàn ông đang bước vào ắt hẳn là một tên lậu vé muốn tán tỉnh một cô nàng để đào mỏ Cứ mỗi con người mà 1900 nói đến, điệu nhạc lại thay đổi phản ánh tính cách của người này.

Một đêm, khi chơi xong những tiếng nhạc cuối cùng, 1900 bắt gặp một người đàn ông duy nhất còn lại trong phòng đang nhìn anh…“Âm nhạc của cậu làm tôi thấy vơi được nỗi buồn…Cậu biết không, gia đình tôi đã tan nát, mùa màng thất bát, nhà cửa, ruộng vườn mất hết, tôi chỉ còn mỗi một đứa con gái ut…Thê’ rồi một ngày kia, tôi thấy biển, đó là lần đầu tiên tôi thấy biển trong đời. Tôi đang muốn tự sát để chấm dứt mọi chuyện, thì bỗng nghe tiếng của biển nói với minh`” . “Tiếng gọi của biển ư? 1900 thốt lên “tôi sống trên con tàu này từ nhỏ đến giờ, tôi luôn bên biển, nhưng có bao giờ tôi nghe thấy tiếng gọi của biẻn?”. Người đàn ông cười “Không, tiếng gọi của biển, đó là tiếng thét gào, tiếng mời gọi, nói với ta biết rằng, cuộc sống này rộng lớn lắm. Và vì thế mà tôi đang ở trên con tàu này”

Tiếng tăm đánh piano ngẫu hứng của 1900 lan nhanh đến nỗi, Jerry Roll Morton, người được xem là “sáng tạo ra nhạc jazz” cũng biết đến và thách thức cậu thi tài. Vì 1900 không bao giờ rời con tàu Virginian, Jerry đã lên tàu để xem anh chàng lạ kỳ này có thực tài đến đâu. Khi Jerry bước vào đại sảnh, mọi người đều im lặng và đổ dồn ánh mắt về ông ta, cả 1900, với ánh mắt đầy ngưỡng mộ. Jerry bước đến cây đàn piano, tay cầm điếu thuốc và ra vẻ trịch thượng “Tôi e là cậu ngồi sai chỗ” 1900 đứng dậy nhường cho Jerry, trong khi các nhà báo chạy loanh quanh chụp ảnh thời khắc lịch sử ấy. Jerry bắt đầu tấu lên những khúc jazz sôi động, điêu luyện, và khi ông đứng lên thì điếu thuốc lá vẫn chưa tàn hết. 1900 đến bên cây piano, với vẻ bình thản vã đánh bản Silent night. Mọi người xì xào bàn tán, Max thất vọng tràn trề bởi anh và mọi thuỷ thủ đoàn đều đặt cược vào 1900. “Thế tôi có thể đặt cược vào Jerry không? Ông ấy đánh thật tuyệt vời” 1900, vừa lắng nghe chăm chú, vừa hỏi Max khi Jerry Morton đang đánh bản nhạc thứ hai. Max muốn oà khóc “Cậu điên à? Chúng tôi đã đặt hết tiền của mình vào cậu. Cậu có thể đánh hay hơn ông ta gấp mấy lần” 1900 lại đến bên cây đàn piano sau khi Jerry đứng dậy nhận những tràng pháo tay khen ngợi với vẻ bất cần. Lần này, cậu đánh lại đúng những gì mà Jerry vừa chơi xong, và Max nằm lăn lên ghế, vò đầu bứt trán bởi sự ngông ngênh, ương bướng của 1900. Jerry nhìn 1900 bằng nửa con mắt sau khi ông chơi xong bản thứ ba đầy những giai điệu tinh tuý của jazz…1900 gần như chẳng hề tỏ một thái độ nào cả, anh quay sang xin Max một điếu thuốc la…’ “Nhưng cậu có bao giờ hút đâu? Cậu hoá điên thật rồi, 1900! “, Max gào lên tuyệt vọng, nhưng rồi anh cũng đưa 1900 điếu thuốc. 1900 đặt điếu thuốc chưa mồi lửa lên cây đàn, quay lại và chỉ vào Jerry “Cái này là do ông muốn đấy nhe!” Nói rồi 1900 đặt tay lên những phím đàn, đánh lên những khúc nhạc réo rắt, mãnh liệt mà đôi bàn tay như nâng niu mơn trớn từng phim…’ Bàn tay của 1900 lướt trên những phím đàn nhanh đến mức người ta tưởng chừng như cậu có đến bốn cánh tay để thoả chí tung hê những cảm xúc dồn nén trong trái tim, những giai điệu thét gào như sóng biển nhưng trữ tình như ngọn gió trên đại dương, lúc nhẹ nhàng hôn lên mái tóc của cô gái, lúc phẫn nộ quật ngã những con tau. Khì 1900 đứng dậy, anh cầm lấy điếu thuốc lá đặt nhẹ lên sợi dây đàn, điếu thuốc bốc khói treni^ những sợi dây căng nóng bỏng do những chuyển động quá nhanh. Jerry Roll Morton đánh rớt cả ly nước và suốt thời gian sau đó, ông ta nhốt mình trong phòng vì xấu hổ

Ông thuyền trưởng mời một người ghi âm lên tàu để ghi lại những khúc nhạc mà 1900 sáng tác. Đó cũng là lần đầu tiên trong đời 1900 nhìn thấy một cô gái xinh đẹp đứng bên ngoài căn phòng mà anh đang ghi âm…Trái tim xao xuyến tình yêu làm bản nhạc mà 1900 đang đánh càng thêm ngây ngất. Anh ôm lấy chiếc đĩa duy nhất ấy về cho riêng mình để chờ dịp tặng cho cô gái … Sự rung động đầu đời luôn làm cho những cậu con trai bối rối, và 1900 phải lấy hết mọi can đảm mới dám bước lại gần cô gái mà anh bắt gặp hôm ghi âm…Thế nhưng, quanh cô ấy có bao nhiêu người theo đuổi, và 1900 chỉ dám đứng từ xa để lắng nghe cô nói cùng đám bạn “Tôi yêu biển lắm…Đứng và lắng nghe tiếng gọi của biển…đó là tiếng thét gào, nói với ta rất nhiều điều…”. Thế rồi nước Mỹ lại lần nữa hiện ra trước mắt con tàu Virginian, cô gái cũng cất bước xuống tàu…1900 ôm chiếc đĩa chạy theo và chỉ kịp nói “Có lẽ tôi biết bố của cô…hãy cho tôi gửi lời thăm ông ấy…” …Đoàn người di dân đẩy họ mỗi lúc một xa nhau.

Sau lần đó, 1900 lại giam mình trong bụng con tàu, buồn bã…Anh đập vỡ chiếc đĩa duy nhất của mình. “Tôi muốn xuống đất liền”, 1900 tâm sự cùng Max “Tôi muốn được nghe tiếng gọi của biển” …Max nắm lấy tay anh “Tôi luôn muốn cậu bước xuống đấy, để cho cả thế giới này nghe tiếng đàn piano huyền dịu của cậu mà, cậu bé…Nhưng lý do cậu muốn xuống, chắc chắn là vì cô gái…Tiếng gọi của biển quái gì, cậu đã ở trên biển suốt chừng ấy năm trời…”. 1900 cười buồn b㠓Không, biển đã biết tôi là ai và chẳng bao giờ nói với tôi điều gì cả…Nhưng nếu tôi lên đất liền sống vài năm, khi quay lại, tôi sẽ được nghe biển nói với tôi rằng, cuộc sống này có gì quý giá để mình được sống…”

Đó là một cuộc chia tay đầy nước mắt, cho dù trên con tàu này có biết bao lần chia tay. Mọi người ôm chầm lấy 1900 và khóc, cầu chúc cho cậu lên đường may mắn…1900 bước xuống chiếc cầu thang rời tàu…và đến giữa chừng, cậu dừng lại, lặng người nhìn thành phố New York trước mắt. Trong khoảng khắc im lặng ấy, có một điều làm 1900 day dứt, và cậu quay người bước trở lại lên tàu…

* * *



Câu chuyện Max kể cho ông chủ tiệm đồ cổ làm ông già bị cuốn hút.
“Vậy thì cậu hãy mau đến đến cảng, bởi người ta sắp cho nổ con tàu Virginian…Tôi mua cây đàn piano và chiếc đĩa nhạc này từ con tàu sắp bị phá vỡ đó”…

Max đến cảng, xin được vào con tàu để tìm kiếm 1900. Một lần nữa, anh làm những người quản lý cảng phải chăm chú theo câu chuyện thú vị của mình. “Tôi tin chắc 1900 vẫn ở trên tàu. Anh ấy không bao giờ rời bỏ nó…” Thế nhưng suốt một ngày tìm kiếm, Max chẳng thấy được dấu hiệu nào. Người ta an ủi anh rằng, có lẽ 1900 đã xuống tàu để tìm đến cô gái mà anh ta thầm yêu trên tàu năm xưa…Nhưng linh cảm của một người bạn tri âm khiến Max quyết định đánh cắp chiếc đĩa piano ở tiệm đồ cổ mà ngày xưa, anh đã lén tìm lại những mảnh vỡ để chắp nối, giấu nó trong chiếc đàn piano cũ kỹ. Giữa lòng con tàu trống rỗng và đổ nát, tiếng piano như len lỏi vào từng ngõ ngách tìm kiếm 1900…Từng giây phút dần trôi qua, thời điểm con tàu phải bị nổ tung nhích lại càng gần. Max tuyệt vọng. Anh đứng lên và gào tên người bạn mình lần cuối… Rồi bỗng Max thấy 1900 đang ngồi nhìn anh, cười đáp như cái lần đầu anh gặp cậu “Chào anh bạn! Anh còn bị say sóng ư?” “1900, hãy cùng tôi rời khỏi nơi này đi…”. 1900 nhìn Max khích lệ “Max, cám ơn anh đã nhớ và tìm đến tôi. Tôi sẽ ở lại đây. Anh còn nhớ cái lần tôi xuống tàu không. Vào thời khắc tôi nhìn thấy New York, tôi bỗng hoảng sợ…Cuộc sống ở dưới kia rồi sẽ ra sao? Mọi thứ dường như vô tận không có bờ bến. Anh hiểu không? Tôi, đứa trẻ sinh ra và lớn lên trên con tàu này, đã quen với những gì mình biết được đích đến. Con tàu sẽ đi từ nước Anh, nước Pháp hay một nước Châu Aâu nào đó, và tôi biết đích đến sẽ là nước Mỹ. Cũng như cây đàn piano, có phím đầu tiên và phím cuối cùng. Khi ta làm chủ được điều ấy, ta có thể sáng tạo ra những điều vô tận. Âm nhạc, giai điệu mà tôi tạo ra là vô tận. Nhưng cuộc sống ở dưới kia, chỉ nhìn những con đường thôi đã thấy chằng chịt không biết kết thúc nơi nào, làm tôi thực sự hoảng sợ. Cuộc đời này là bản nhạc vô tận mà Thượng Đế tạo ra với những phím đàn của riêng ông ấy…Tôi không muốn mình như thế. Tôi muốn làm chủ được cuộc đời mình. Tôi đã biết bắt đầu của cuộc đời mình là sinh ra trên con tàu này, và tôi cũng muốn biết nó sẽ kết thúc trên con tàu này. Anh biết không Max, khi tôi chết, cổng thiên đường sẽ mở ra trên biển, và thánh gác cổng sẽ hỏi “Người tên gì?”. “Một ngàn chín trăm”. “Cái gì? Tên anh là gì chứ?” “Có lẽ tôi không có tên trong sổ của ông, bởi tôi chưa từng có mặt trên đời này. Tôi không được ai công nhận. Tôi là đứa trẻ bị bỏ rơi trên con tàu, lớn lên và chết trên con tàu ấy, chưa một lần đặt chân xuống mặt đất…” Max bật khóc, nhưng 1900 vẫn bình thản như vẻ mặt anh từ bấy lâu nay. “Tạm biệt” …Họ chia tay nhau…Khi chỉ còn một mình mình trên con tàu, 1900 ngước nhìn lên bầu trời, những ngón tay khẽ gõ vào những phím đàn tưởng tượng giữa không trung, tai anh lắng nghe tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền…Anh đang nghe tiếng gọi của biển…


Posted

in

by

Comments

3 responses to “Truyền thuyết Người đánh đàn”

  1. bui_trong_gio Avatar
    bui_trong_gio

    phim hay^^dang’ suy nghi~:)

  2. quo_vadis Avatar
    quo_vadis

    Thật là tuyệt!

  3. pi Avatar
    pi

    1 fim hay doí voi nhu+ñg ai iu me^ nha.c Jazz, especially piano va` trumpet. To’ thich piano ho+n. To xem fim nay 2 la^`n, la`n naò cuñg chi’t du+’ng khi anh na`y ne^.n da`n piano. Su+ñg nguo+ì…

Leave a Reply