Vương Gia Vệ vs Đỗ Kỳ Phong: giải mã những dấu hiệu

Kỳ lạ thay hai người họ cùng chọn lựa những dấu hiệu riêng cho tác phẩm của mình lại vô tình có những nét tương đồng: một không gian u ám nhưng bị ngăn cách, một thời gian vô thường nhưng cấp bách, một tình tiết bị cắt đứt nhưng đan xen, một con người hỗn loạn nhưng bơ vơ.

Vương và Đỗ

Hiện nay, hai tên tuổi sáng chói nhất trên ảnh đàn Hong Kong đã không còn ai có thể vượt qua Vương Gia Vệ và Đỗ Kỳ Phong. Con đường gia nhập nghệ thuật khá giống nhau, phong cách đầy cá tính, đạt được vô số giải thưởng cao quý, doanh thu luôn đạt được ở mức độ cao….Cả hai cùng du ngoạn giữa thương mại và nghệ thuật, đã trở thành hai kỳ tích lớn của ảnh đàn Hong Kong. Năm 2004, lại một lần nữa cả hai không hẹn mà gặp, “2046” của Vương Gia Vệ và “Sự kiện lớn” của Đỗ Kỳ Phong cùng đều được ra mắt tại Liên hoan phim Cannes.

Vương Gia Vệ, sinh ngày 17/7/1957 tại Thượng Hải, năm 1963 ông đi theo cha mẹ di cư đến Hong Kong. Năm 1983 ông tốt nghiệp khoa thiết kế mỹ thuật của trường đại học Lý Công Hong Kong. Năm 1981 ông gia nhập vào lớp huấn luyện biên đạo khoá đầu tiên của đài truyền hình TVB, năm 1982 ông đầu viết kịch bản, chủ yếu hợp tác với đạo diễn thuộc làn sóng mới của Hong Kong – Đàm Gia Minh. Từ năm 1982 đến 1987 ông hoàn thành được 13 kịch bản, năm 1988 bắt đầu đảm nhiệm chức vụ đạo diễn.

Đỗ Kỳ Phong, sinh ngày 22/4/1955 tại Hong Kong. Năm 1972 gia nhập hãng truyền hình TVB, làm biên đạo và giám chế cho hai bộ phim kinh điển của hãng là “Anh hùng xạ điêu” và “Tuyết sơn phi hồ”. Năm 1983, ông quay tác phẩm điện ảnh đầu tay có tên “Bích huyết hàn sơn đoạt mệnh kiếm”, năm 1989 với bộ phim “Câu chuyện của A Lãng” đưa tên tuổi của ông chói sáng. Tiếp đó với thành công của “Đông phương tam hiệp”, “Thẩm tử quan” đưa ông trở thành một đạo diễn phim thương mại nổi tiếng của Hong Kong. Năm 1997 cùng với Vĩ Gia Huy thành lập nên hãng phim Ngân Hà.

Hai người họ đều xuất thân từ hãng truyền hình TVB, nhiều năm ẩn dật phía sau màn ảnh nhưng đồng thời đều gây được sự chú ý. Về mặt sáng tác nghệ thuật, cả hai đều là người khởi động cho những trào lưu cũng như trên thị trường có một chỗ đứng vững mạnh và đều cùng biểu hiện cá tính của bản thân trong các tác phẩm của mình. Trên ảnh đàn cả hai đều có những cái tên gọi khác nhau, nếu như Vương Gia Vệ là “thi sĩ bóng đêm” ẩn núp dưới cặp kính râm thì Đỗ Kỳ Phong là “đại pháo” không bao giờ rời khỏi điếu thuốc và tính tình nóng nảy.

Chủ đề

Cả Vương và Đỗ đều có cùng một chủ đề giống nhau đó là sự tìm kiếm. Nhưng điều khác nhau là sự tìm kiếm trong phim của Vương Gia Vệ cuối cùng đều thuộc về trốn tránh và cự tuyệt; trong khi đó cái mà Đỗ Kỳ Phong tìm kiếm sẽ dẫn đến một loại định mệnh vô vọng và gàn dở. Cả hai cùng nhau đối diện với sự bất lực của vận mệnh. Vì vậy, khi mà tiếng chuông của trạm điện thoại ở góc đường vang lên thì cảnh sát A Triều đã ngồi lên thuyền đến Phi Luật Tân; toàn bộ đội trọng án diệt trừ tội phạm đều không còn mạng trên đường đi chúc mừng thắng lợi; kiếm khách mù chết nơi đất khách quê người không biết rằng người mà vợ mình chờ đợi cả một đời chính là bản thân; kết thúc phải trở lại khởi điểm, cũng giống như vị cảnh sát bị mất súng phải trở lại nơi làm mất súng mới tìm lại được chính bản thân; sau lưng của sa mạc cũng là sa mạc, chỉ là mỗi một con người đều từng bỏ lỡ qua.

Thân phận nhân vật

Đối với sự chọn lựa thân phận của các nhân vật trong phim của Vương Gia Vệ xem ra có một mạch lạc nhất định: nhân vật nam thường là A Phi, sát thủ và cảnh sát; nhân vật nữ thì là thủ lĩnh, quản lý sát thủ, bán hàng, tiếp viên hàng không….đến “2046” thì sự tưởng tượng càng to gan hơn đến tận tương lai, nói về câu chuyện tình cảm của người máy trí năng. Những nhân vật của nhà họ Vương thì lại mang một thân phận đặc biệt “vô căn” (không gốc). Từ trước đến nay, Đỗ Kỳ Phong rất xem trọng cuộc sống của những người bình thường, những nhân vật nhỏ nhoi. Ánh mắt của ông đa phần để ý đến không gian của những nhân vật hạ tầng. Ông thích những câu chuyện liên quan giữa cảnh sát và kẻ cướp, có lẽ vì vậy mà phim của ông thường có một ý nghĩa của một loại biên giới nào đó.

Cả hai đều không thích đặt cho nhân vật của mình những cái tên thật cá tính. Vương Gia Vệ thích đặt tên cho các nhân vật trong phim một cách đồng nhất, khiến cho nhân vật trở thành mạch chính của bộ phim, có khi thậm chí còn không đặt họ tên cho nhân vật, khiến họ chỉ là một dấu hiệu không có xuất xứ trên màn ảnh vậy thôi, thậm chí có khi đem cả họ tên của các nhân viên trong đoàn phim đặt thành tên nhân vật. Những fan của Vương Gia Vệ có thể đợi mỗi khi phim kết thúc có đoạn giới thiệu họ tên của các nhân viên đoàn phim, từ trong đấy tìm ra tên nhân vật làm một trò tìm kiếm, thú vui cho mình. Còn Đỗ Kỳ Phong thì lại thích đem thân phận nghề nghiệp, hình tượng vân vân để làm một ký hiệu riêng cho nhân vật, ý nghĩa của lớp vỏ bên ngoài đã thay thế cho sự tồn tại bên trong. Thân phận nơi biên giới khiến cho nhân vật làm tăng thêm ý nghĩa tượng trưng của bộ phim.

Âm nhạc

Cả hai vị đạo diễn này đều có sở trường vận dụng những ca khúc thịnh hành một thời, trong những giai điệu quen thuộc, phong cách cá tính của cả hai được chấp nhận và xác lập. Thông qua đối thoại, hai người họ lại thêm vào cho âm nhạc những loại hình nguyên tố khác nhau. Dưới bối cảnh của điện ảnh, sự thịnh hành được giải thích rõ ràng hơn. Thủ pháp mà cả hai thường dùng đó âm nhạc thịnh hành lồng ghép vào tự chuyện.

Trong “Trùng khánh sâm lâm”, âm nhạc chủ đề của A Phi là ca khúc thịnh hành “California Dreaming”, ca khúc như nói lên ước vọng và giấc mộng của A Phi đối với một vùng đất xa xăm sẽ hoá thành bầu không khí, lúc nào cũng che phủ một cô gái mang đầy hoang tưởng. Đỗ Kỳ Phong thì thường dùng loại âm nhạc khiến người ta mang mỗi nỗi nhớ dành cho quá khứ. “Chân tâm anh hùng” lúc nào cũng vang lên ca khúc quen thuộc “Sukiyaki” hình thành nên một loại vật tổ, một loại nghi thức. Một sự cố ý khắc hoạ về người anh hùng trước đây, một sự ám chỉ ngầm cho một kết cục bi thương sầu thảm.

Ngôn ngữ

Đối với Vương Gia Vệ, ngôn ngữ là một sự sinh tồn đầy khó khăn, cũng là một thứ tự mâu thuẫn lẫn nhau. Kẻ không có lời nói và kẻ miệng mồng luôn liếng thoắng là những nhân vật vĩnh hằng trong phim của Vương Gia Vệ. Thật ra hai loại người này là hợp nhất, đều chỉ là một loại vật hoá có cùng khuynh hướng giống nhau. Hà Chí Vũ, 663, 223, cho đến Châu Mộ Vân, bất luận có phải do vấn đề sinh lý mà thất ngôn (không nói), bọn họ đều vì mất đi đối tượng để thổ lộ mà vô ngôn (không nói), đối diện chỉ là cái bánh xà phòng thơm trong nhà hay chỉ là cái hốc cây. Lẽ chăng đó chính là một phương thức sinh tồn giữa người và người? Cận cề nhưng cách tuyệt, người gần nhưng hồn xa?

Đỗ Kỳ Phong là một người âm thầm lặng lẽ như những dòng nhạc. Sự khó khăn của thời kỳ hậu công nghiệp đã chiếm đoạt thời gian và không gian giao lưu giữa người và người, mục đích và kết quả đạt được là quy tắc duy nhất. Người chi phối luôn luôn đứng sau kẻ được chú ý đầy trầm lặng: Thiên ca, ông Hồng; ngôn ngữ không còn là điều đáng nói nữa.

Kết cấu

Đỗ Kỳ Phong được xem như một vị đại sư kết cấu tuyệt đối của đạo diễn người Hoa. Tuy xuất thân của ông “bình dân” nhưng ông lại có khí chất của trường phái học viện, thậm chí là năng lực tạo nên những kết cấu đầy mới lạ. Thời gian trong phim của ông thường được tập trung vào một điểm như: một đêm của “PTU”, một sự kiện của “Breaking News”, một ngày của “Ám Hoa”; lợi dụng mối quan hệ giữa nhân vật và kết cấu phức tạp nhân quả mà cấu tạo, thuyết 3D 4D gì đó đều không còn đáng nói nữa, mà cuối cùng khẳng định là kết cấu đều hướng về một mạch rễ, cái gọi là kết cục lớn.

Vương Gia Vệ thích làm một kết cấu theo ý riêng của mình trên tình tiết phim, đường dây phức tạp, kết cấu lượn vòng, từ trước đến nay luôn là một sự đam mê nồng nàn của ông. Giống như tên tiếng Anh của phim “Đông tà Tây độc” vậy – Ashes of Time, tro bụi của thời gian, kết cấu trong bộ phim của ông bị đốt cháy. Khi đến “2046” thì ông đem niên đại và năm 2046 chia ra thành hai khoảng không thuộc về quá khứ và tương lai, kể về một câu chuyện liên quan đến “không có bất kỳ thứ gì là không thay đổi, kể cả lời hứa” – Vương Gia Vệ nói.

Mưa

Vương Gia Vệ và Đỗ Kỳ Phong đều thích tiến hành câu chuyện của mình trong một bầu không khí và hiệu quả ánh sáng phi tự nhiên. Hai người họ đều cùng đồng loạt chọn lấy một hiện tượng tự nhiên – Mưa.

Mưa thường là sự tối tăm trong phim của Đỗ Kỳ Phong, một tâm trạng thương cảm. Nó thường phát ngôn cho một loại ý thức tử vong, là một công cụ rửa sạch lòng người hay sự biến đổi đột nhiên của vận mệnh nhân vật. Toàn bộ cảnh phim trong “Vô cùng đột nhiên” đều bị chìm đắm trong cái ẩm ướt, rơi mãi không ngừng của những giọt mưa, bóng tối của cái chết cứ thế mà dần dần hiện hình; một trận mưa lớn bất chợt trong “Ám hoa”, “Thập vạn hoả cấp” không những rửa sạch mọi phiền lòng, mà sự bất an trong lòng cũng đem đi cả những tội ác ngu xuẩn. Trận mưa trước cửa trạm xe điện trong “Hai người chỉ sống một” đã khiến cho sát thủ Kim Thành Vũ và Lý Nhược Đồng cuối cùng đã hiểu ra đôi bên yêu nhau thắm thiết đến dường nào. Nhưng đằng sau những giọt mưa vẫn chỉ có thể mãi ẩn chứa mơ hồ của con người khi đứng trước vận mệnh.

Trong phim của Vương Gia Vệ, cái mà mưa nói đến nhiều hơn đó là sự biểu đạt của tâm trạng và sự tạo nên cái không khí xung quanh. Trong “Trùng khánh sâm lâm” khi vị cảnh sát 663 chờ đợi A Phi trong quán cafe “California”, thứ duy nhất làm bạn với anh chính là từng đường từng đường mưa trắng toát; trong “A Phi chính truyện” khi Tô Lệ Trân bị cự tuyệt, cô đã xông ra trong ngoài trong mưa tầm tã, nỗi đau lòng của cô chỉ có mưa mới hiểu được, khi A Triều đến bên cô giúp Lệ Trân bình tĩnh thì mưa cũng thế mà ngớt dần. Vương Gia Vệ đã mượn cách giải thích của Freud khiến cho nước, một thứ tượng trương cho tình cảm và dục vọng tiếp nối một loại thân phận mang tính ngụ ngôn trong phim của ông.

Đao súng

Trong lòng mỗi người đàn ông đều có một giấc mộng võ hiệp – Lý An

Vương Gia Vệ, Đỗ Kỳ Phong cũng không ngoại lệ, họ đem cái giấc mộng này hoá thành ngoại vật, sự đam mê đối với vũ khí, trong những động tác đầy vần luật, họ thực hiện sự lý giải của bản thân đối với tinh thần dương cang.

Vương Gia Vệ dựa vào những chiêu thức phức tạp đa dạng cho ra một trận quyết đấu song phương chính tà với các hình thức không giống nhau làm trọng điểm cho bộ phim. Ông thích dùng đao, dùng những chiêu thức cũ để hoàn thành động tác nhanh nhất, thông qua công việc cắt ghép khiến nhân vật đạt đến một sự tưởng tượng xuất chúng, làm cho người xem thấy một tốc độ vần luật, có thế thì Hồng Thất mới có thể trong vòng một phút giết chết 40 người.

Còn Đỗ Kỳ Phong thì đơn giản hơn, một phong cách mộc mạc, điều ông muốn nhấn mạnh chính là cái không khí của trận quyết đấu, thường lấy cảnh gần hay cảnh trung gần làm chủ. Dựa vào tĩnh mà tả động, tô vẻ sự căng thẳng, một không khí bị đè nén, ngoài Đỗ Kỳ Phong ra có lẽ không còn người thứ hai nghĩ đến điều này. Cuộc chiến tại cửa hàng Toàn Loan trong “The Mission”; cuộc đọ súng bốn góc giữa cảnh sát và tội phạm trong “PTU”; từ bắt đầu, sợ hãi, hỗn loạn, trốn tránh, bắn súng đan vào nhau chỉ có vài phút. Điều làm lòng người xúc động chính là khúc dạo đầu, là sự chuẩn bị, là sự chào đón khi mọi thứ bộc phát, là sự giáp mặt trong bình tĩnh, và vị trí tác chiến sai lầm.

Sát nhân

Cùng tanh một mùi máu, cùng một thứ bạo lực nhưng lại bị ban cho hình thức và ý chỉ không giống nhau

Trường đoạn giết người đáng chú ý trong phim của Đỗ Kỳ Phong luôn luôn là một điểm tình tiết giản khiết, giết người cũng trở thành một sự tồn tại đơn thuần, trong sạch, lỗi lạc, hình thức không quá sặc sỡ, luôn đột nhiên xảy ra và lại hợp tình hợp lý. A Phì nhìn thấy cái chết của đại tẩu chỉ có đúng hai tiếng súng, tất cả mọi thứ đều được định sẵn. Cái chết chỉ là một nguyên tố để trần thuật câu chuyện, không phải là kết quả, không phải là một quá trình, chỉ là nguyên nhân, là phát triển, quan trọng nhất đó chính là sự tồn tại và xảy ra của sự thật. Nhân vật chết trong “Running Out of Time” “PTU” chính là tất cả nguyên nhân của tồn tại mà không liên quan đến hình thức. Vương Gia Vệ thì lại vô cùng yêu thích tô vẽ hình thức giết người, nghi thức của tử vong. Trong “As Tears Go By” những giọt máu bay tung toé, một màu đỏ tràn ngập trước mắt, A Hoa từ từ té xuống; trong “Đông Tà Tây Độc” cảnh quang loang lổ, vị kiếm khách mù với ánh mắt ảm đạm trước lúc ra đi; trong “A Phi chính truyện” súng đạn chói loá, cô đọng lại hình ảnh vũng máu của A Húc, tất cả dường như trở thành một nghi thức long trọng, một sự giảng giải hào hùng nhất đối với cái chết.

Tính

Đỗ Kỳ Phong được đặt cho cái biệt danh là một vị đạo diễn “vô tính”, ông yêu thích cách biểu đạt tình cảm thầm kín, để lộ ra rất ít. Trong “Thiên nhược hữu tình” những cánh lông màu trắng bay ngập khắp trời, hai người ôm lấy nhau cũng chỉ có một khoảng khắc này, được xem như đã mãn nguyện. Trong “Đông phương tam hiệp”, một Trần Thất lạnh lùng giết người không chớp mắt vì tình cảm dịu dàng của mấy đoá hoa lan mà dứt bỏ bản thân; trong “Running Out of Time” phía sau trò chơi mèo vờn chuột chỉ còn lại sợi dây chuyền lam bảo thạch chói sáng, nỗi đau của tên trộm độc hành ấy để lại cho cô gái phải chăng là hồi ức cả một đời khó quên? Phim của Đỗ Kỳ Phong đại đa số “tính” thường liên quan đến cái chết, bao bọc một màu đen trầm uất.

Vương Gia Vệ cũng phải là một vị đạo diễn chuyên về tả “tính”. Trong “Happy Together” ngay cảnh đầu tiên của phim chính là một cảnh trò chơi đồng tính trên giường khiến người xem không khỏi ngỡ ngàng. Vì vậy, Vương Gia Vệ đã dùng phương pháp “lừa gạt” tuyên thệ với Lương Triều Vỹ rằng đây không phải là một bộ phim đồng tính, còn kết quả? Khi khán giả vì sự to gan hay tán thưởng Vương Gia Vệ thì cũng đồng thời chờ đợi tiến thêm một sự to gan khác ở ông, nhưng sự đồng thời của bắt đầu cũng chính là kết quả. Trong “Tâm trạng khi yêu” toàn bộ những cảnh quay nồng ấm giữa Lương Triều Vỹ và Trương Mạn Ngọc bị cắt không thương tiếc dưới bàn tay vô tình của Vương Gia Vệ. Trong “Thiên sứ truỵ lạc” giữa Lê Minh và Mạc Văn Úy, xem thế nào giống thế nào một lần đùa giỡn không ác ý. Cho đến “2046” bản thân Chương Tử Di đã đại diện cho ký hiệu của một loại “tính”, cô là một kỹ nữ, sau đó điều quan trọng không phải là thân phận của cô mà là sự đặc biệt của thân phận. Cái mà Vương Gia Vệ muốn chính là sự nhất quán thích ở vùng ven của cô, một thân phận không gốc, mà giữa cô và Châu Mộ Vân điều này không còn là trọng điểm.

Đêm

Vương Gia Vệ là “thi nhân màn đêm”, đêm đã trở thành một loại công cụ quen thuộc để ông dùng tạo nên một loại không khí. Lý Diệu Huy, Hà Bảo Vinh trùng phùng trong màn đêm, những ân ái ngày xưa giờ bỗng trở nên mơ hồ trong bóng tối. Tại bến cảng quen thuộc, Châu Mộ Vân và Tô Lệ Trân chạm vai nhau đi qua, trong bóng đêm ấy là một hương vị ấm áp quen thuộc. Một A Triều lặng lẽ chờ đợi ngoài buồng điện thoại công cộng, sự cô quạnh của anh chỉ có màn đêm mới biết được. Được xem là tiếp theo phong cách của “Tâm trạng khi yêu”, mọi thứ trong “2046” cũng không thể tránh khỏi sự tĩnh lặng của màn đêm, một Lương Triều Vỹ đầy u uất, một Chương Tử Di đa tình, ngay đến cả những người máy trí năng cũng mang cả tình cảm của con người: một Vương Phi cảm tính, một Mộc Thôn Thác Tai tự tin, tình cảm nóng bỏng của họ, nước mắt của họ, điều hối tiếc của họ, sự tiêu huỷ của họ, cũng chỉ có thể trong màn đêm theo hướng gió mà bay.

Đối với Đỗ Kỳ Phong, đêm đại diện cho một quy luật, một loại trình bày quyền thế, tác dụng của bối cảnh thời gian. Trong bóng đêm của “PTU” những người cảnh sát đang du ngoạn trên con đường giữa hai bang hội cũng mượn bnóng đêm để che đậy bài trừ sự khác biệt. Mượn bóng đêm để che đậy, nguy hiệm mới thực sự đến gần.

Kỳ hạn

Vương Gia Vệ ham mê đùa giỡn với những con số, trò chơi của thời gian, mỗi một bộ phim của ông để có thể tìm thấy sự lưu luyến đầy cố ý đối với thời gian của Vương Gia Vệ. Cách A Húc đeo đuổi Tô Lệ Trân là một trường hợp đặc biệt, cũng khiến cho con tim đối phương động lòng: “Một phút trước 3 giờ buổi chiều ngày 16 tháng 4 năm 1960 anh và em ở cùng bên nhau. Anh sẽ nhớ mãi một phút này, đó là một sự thật, chúng ta không thể nào thay đổi được, bởi vì nó đã trở thành quá khứ.”. Trong “A Phi chính truyện” chính là một phút này đã khiến cho Tô Lệ Trân nguyện lòng chờ đợi chàng trai ấy. Bên cạnh đó còn có chàng cảnh sát 223 điên cuồng nhưng dễ thương bị bạn gái bỏ rơi trong “Trùng khánh sâm lâm”: “Từ giây phút chia tay ngày ấy, mỗi ngày tôi đều mua một hộp nước dứa hết hạn ngày 1 tháng 5, bởi vì dứa là món ăn yêu thích của May, còn ngày 1 tháng 5 là sinh nhật của tôi. Tôi nói với bản thân, khi tôi mua đủ 30 hộp mà May vẫn không quay lại thì mối tình này sẽ quá hạn”.

Đỗ Kỳ Phong thì giống như một kẻ đứng nhìn lãnh đạm, trong giới hạn được định, ông nhẹ nhàng xem rồi lại xem trò chơi mèo vờn chuột, chỉ là bất luận mèo hay là chuột đều không có năng lực thay đổi cái kết cục ấy. “Chân tâm anh hùng”,”Running Out of Time”,”Hai người chỉ sống một” thậm chí đến ngay cả một “The Mission” kết cục đầy quang minh, bất luận là một đại ca XHĐ dữ dằn ngạo mạn, một sát thủ chuyên nghiệp ngao du nơi biên giới của sự sống và cái chết, bọn họ đều ở trong một kỳ hạn định sẵn bôn ba hỗn loạn mà không thể thay đổi tất cả. Bất luận kết cục như thế nào, là bi kịch hay trò đùa, đều là sự an bài của vận mệnh.

Tam giác vàng

Vương Gia Vệ+Đỗ Khả Phong+Trương Thúc Bình

Đỗ Khả Phong là một nhà quay phim được trọng dụng của Vương Gia Vệ, tính đến ngày hôm nay ông đã hợp tác với Vương Gia Vệ hơn 10 lần. Ông không phải xuất thân từ trường lớp đàng hoàng mà lại từng là một thuỷ thủ lang bạt khắp phương trời. Ông luôn đòi hỏi những những độc tác quay cao độ và thường dùng ống kính góc lớn 9,5mm. Trương Thúc Bình là chỉ đạo nghệ thuật của hầu hết các tác phẩm của Vương Gia Vệ, là một nhà chỉ đạo nghệ thuật của lớp sóng mới tại Hong Kong, là một tác giả mang đậm màu sắc nhất. Ký ức Vượng Giác đỏ và xanh, đèn ngọn thác của mộng tưởng, áo dài của Tô Lệ Trân, váy lưới cá của thiên sứ số 1, rèm cửa đỏ tung bay bên ngoài căn phòng 2046, tất cả đều đến từ tay của vị thiên tài Trương Thúc Bình. Chúng ta gọi ba người họ là “Tam giác vàng ảo mộng”.

Đỗ Kỳ Phong+Vĩ Gia Huy+Du Đạt Chí

Cả ba người đều xuất thân là biên đạo của hãng truyền hình TVB, nỗi đam mê với phong cách điện ảnh mang đậm màu sắc sặc sỡ và sự yêu thích đối với kịch bản đan chéo ngang dọc, khiến cho bộ phim của họ kéo tiếp những phong cách khác có nét tương đồng. Kết cấu phức tạo trong phim của Đỗ Kỳ Phong cũng hiện rất rõ nét đặc sắc của “tam giác vàng”, chúng ta gọi ba người họ là “Tam giác vàng lý tính”.

Ps: Vì có một số từ không biết dịch sao nên để nguyên âm Hán Việt, các bạn đọc sẽ cảm thấy có vẻ không xuôi hoặc hơi kỳ kỳ, mong thông cảm cho người viết bài có khả năng hạn hẹp.

@doc_co_cau_bai

Tổng hợp từ The Movies-show

=MoviesBoOm=


Posted

in

by

Comments

4 responses to “Vương Gia Vệ vs Đỗ Kỳ Phong: giải mã những dấu hiệu”

  1. poco Avatar
    poco

    Thiệt là đáng tiếc khi đến h này Poco mới biết đến Đỗ Kì Phong, trước h HK (coi film của HK hầu hết chỉ là film của Vương Gia Vệ) thì chỉ nghĩ mỗi đến Vương Gia Vệ, bây h được mở mang đầu óc rồi… sẽ lùng film của ĐKP về coi. Có một film mà theo Poco thấy rất hay (phải gọi là kinh điển của Vương Gia Vệ)là Chungking Express nhưng cho đến h này vẫn chưa bị MVBoom sờ gáy. Mong…

  2. harypotter Avatar
    harypotter

    Đúng là doc_co_cau_bai, Bài nào của bạn cũng thật thuyết phục

  3. rubycup Avatar
    rubycup

    tui rất thích mấy bài dịch của docco, nhưng thành thực mà nói đọc hơi khó hiểu một chút, k biết có phải ngôn từ tiếng Việt của mình hơi nghèo nàn k, anyway, bài viết rất hay.

  4. athospk Avatar
    athospk

    chị docco viết bài này quá hay, thông tin thú vị mà dịch cũng tuyệt. Nâng diễn đạt tiếng Việt lên một bậc

    em rất thích Vương Gia Vệ! Cảm ơn chị docco!

Leave a Reply