Tên thật:
Đỗ Thị Hải Yến
Ngày sinh: 1982-12-30 Nơi sinh: Bắc Ninh, Việt Nam Gia đình: Bố mẹ, em gái và chồng – Quang Hải

Đỗ Thị Hải Yến

Cô bé con của quê hương quan họ
:image1:Hải Yến được sinh ra tại Bắc Ninh. Bố cô là thương binh và hát quan họ rất hay, từng đoạt giải nhất nhiều lần tại các cuộc thi hát quan họ được tổ chức vào dịp đầu xuân. Sau Yến là cô em gái 10 tuổi cũng hát quan họ cũng rất hay.

Lạ một điều, từ bé Yến lại chẳng mê hát quan họ lắm như những người thân của mình. Cô nhỏ chỉ thích những điệu múa mềm mại, những bước chân điêu luyện của các vũ công trên sàn múa. Thế nên năm 9 tuổi, Hải Yến lên Hà Nội học ballet tại Trường Múa Việt Nam. Lặng lẽ và miệt mài, cô lớn dần qua mỗi điệu múa, mỗi bước chân trên sàn gỗ. Bảy năm học ở trường múa, cô bé gầy guộc năm nào giờ đã trở thành một nữ diễn viên múa xinh đẹp.

Nét đẹp của Hải Yến không thật sắc sảo và quyến rũ nhưng thật thuần khiết và dịu dàng. Nhất là Yến có một đôi mắt đầy sức hút, một đôi mắt dường như được sinh ra để dành cho điện ảnh.
Một phóng viên ảnh kể lại rằng lần đầu tiên anh gặp Hải Yến đã bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của cô học trò ballet của trường múa Việt Nam. Lúc đó Yến mới 16 tuổi, hãy còn vô danh và rất nhút nhát. Nhưng vẻ đẹp và thần thái trên gương mặt của cô thì khó… cưỡng lại được. ống kính của anh đã ghi lại vẻ đẹp trong sáng và thuần khiết của cô.

Đến với điện ảnh từ vai… cô bé giúp việc không có câu thoại nào
:image2: Ít ai biết được rằng vai diễn đầu tiên của Hải Yến là trong phim Mùa hè chiều thẳng đứng của đạo diễn Trần Anh Hùng. Trước đó, Hải Yến cũng tham gia một bộ phim của đạo diễn Vinh Sơn nhưng phim này không được ra mắt nên có thể xem Mùa hè chiều thẳng đứng là bộ phim đầu tiên của cô. Trong phim, Hải Yến được chọn vào vai… một cô bé giúp việc. Vai diễn hầu như không được thoại câu nào, chỉ mỗi nhiệm vụ bồng em và lẩn khuất sau mỗi khuôn hình. Tuy nhiên, để làm quen với em bé trong quá trình đóng phim, hằng ngày cô phải lên trường quay tập bồng em. Tại đây cô gặp Quang Hải, người bạn trai sau này của cô.

Trong thời gian quay phim, Hải cũng đang có một kịch bản phim ngắn tên gọi Mười ngày. Anh nói với Hải Yến: Tôi muốn mời cô đóng một vai trong bộ phim này, nhưng Yến chưa dám nhận lời vì nhiều người trong đoàn làm phim dọa cô “tay ấy lăng nhăng và đã có vợ trong Sài Gòn rồi”. Khi phim quay xong, Hải vào Sài Gòn. Một thời gian sau, cô lên tàu vào thăm anh mà không báo trước, Hải hoàn toàn bất ngờ và rất xúc động. Và từ lúc đó, hai người biết họ đã thuộc về nhau.
Sau này, qua sự giới thiệu của Quang Hải, Hải Yến tiếp tục được mời vào vai Hoài trong phim Song of the stork (Vũ khúc con cò). Diễn xuất của cô trong phim này còn khá vụng về nhưng có vài đoạn, chẳng hạn như cảnh Hoài gặp lại chồng ở chiến trường, Yến đã diễn xuất thật “có hồn”. Dù sao, nét diễn của một diễn viên không chuyên như Yến cũng được xem là có triển vọng.

Nổi tiếng với Phượng
Khi bộ phim Nguời Mỹ trầm lặng đang rầm rộ tại Việt Nam, cuộc tuyển chọn diễn viên vào vai nữ chính – Phượng – đang trong giai đoạn nước rút. Hàng trăm nữ diễn viên, người mẫu nổi tiếng đến thủ vai nhưng hầu như bà giám đốc casting Christine King không hài lòng với một ai. Đúng lúc đó thì Yến đến, rất tình cờ. Một buổi sáng cô đi theo Quang Hải đến gập nhóm làm phim (anh có một vai nhỏ- tướng Trịnh Minh Thế trong phim), và lọt vào tầm ngắm của nhóm tuyển diễn viên. Buổi gặp gỡ đầu tiên với đạo diễn Phillip Noyce, cô gái mang vẻ đẹp thuần Việt và rất hồn nhiên này khiến ông nghĩ ngay đến Phượng. “Linh hồn của bộ phim đã được tìm thấy, điều đó đã xóa bỏ mọi bế tắc cho tôi” – đạo diễn Phillip Noyce nói như vậy.

Giờ đây bộ phim đã được khởi chiếu rộng rãi và nhận được nhiều hiệu ứng tích cực từ các nhà phê bình của nhiều nước trên thế giới (lọt vào Top 10 phim hay nhất năm 2002 của Viện phim Mỹ- AFI và Hiệp hội của các nhà phê bình phim Mỹ). Michael Caine diễn tuyệt hay vai nhà báo Fowler và được dự báo là gương mặt của Oscar 2003 sắp tới. Brendan Fraser cũng gây bất ngờ bằng vai diễn nhân viên tình báo Pyle. Nhưng có lẽ bất ngờ nhất vẫn là Đỗ Hải Yến, cô diễn giản dị và nhuần nhị như chính bản thân mình. Những khuôn hình của nhà quay phim nổi tiếng Chris Doyle về cô cũng tuyệt đẹp. Mặc dù có nhiều ý kiến khen chê khác nhau về diễn xuất của Hải Yến: có người cho rằng Phượng của Hải Yến vô hồn và không có sức sống, người lại khen Phượng của cô thuần khiết nhưng cũng đầy quyến rũ… Nhưng với những nàh phê bình phim nước ngoài, Phượng – cô gái
nhảy hiện lên trên phim rất sống động, như là biểu tượng, là linh hồn của bộ phim vừa mang mầu sắc chính trị vừa rất lãng mạn và ngọt ngào…

Điều đặc biệt mà ít người biết nữa là Hải Yến từng được đề cử Actress In A Supporting Role – Drama tại GOLDEN SATELLITE AWARD năm 2002 với vai Phượng. Có thể xem đây như một thành công của cô diễn viên xinh đẹp này.

Hải Yến nói về Phượng

Tôi đã đọc rất kỹ tác phẩm của Greene và rất thích văn phong của ông. Với sự thông hiểu về tâm lý và những diễn biến phức tạp của từng nhân vật cũng như bối cảnh xảy ra câu chuyện, ông đã làm cho câu chuyện vừa sâu sắc vừa hấp dẫn. Nhưng tôi vẫn thích Phượng ở trên phim hơn. ở tiểu thuyết Phượng như là một hồi ức, một tưởng tượng và khát vọng của Fowler cũng như Pyle. Nhà văn đã miêu tả Phượng qua hồi ức của Fowler. “Tôi đã thấy những bông hoa y như hoa trên áo nàng nở trên các sông hồ miền bắc, cô là một cây cỏ nhỏ của đất nước cô…”.
Còn ở trên phim, Phượng hiện ra bằng xương bằng thịt, gần gũi và cũng thật hơn – tôi nghĩ đó là lợi thế của điện ảnh…

Cơ hội vào Hollywood

Sau Người Mỹ trầm lặng, nhiều cơ hội đã mở ra cho Hải Yến. Ít nhất có hai lời mời chính thức từ phía phim trường Hollywood dành cho cô. Gần đây nhất, một hãng phim ở Mỹ mời cô thử vai một cô gái châu Á (nhưng không phải Việt Nam) trong bộ phim Stuck on You đóng cặp với Matt Damon nhưng vì không thu xếp được thời gian nên cô đành từ chối. Một dự án khác tương tự với Người Mỹ trầm lặng (đóng vai chính một cô gái Nhật Bản trong những năm thế chiến thứ hai) cũng đã đặt vấn đề chính thức với Yến và cô đang chờ quyết định cuối cùng…

Bài viết về Hải Yến trên tạp chí Time Asia (28/10/2002)
:image3:
The Quiet Vietnamese
Actress Do Thi Hai Yen’s breakthrough role is a modern Cinderella story

She is the woman men want to possess, adore. She is also Vietnam in all its luscious beauty—a precious fruit the West has to get its hands on, to devour and defile. In The Quiet American, Phuong is as much metaphor as flesh. Yet the actress playing her must evoke the humanity and the hurt within a succulent love object. That is the sweet surprise of Do Thi Hai Yen’s performance. With a smile that suggests duress and glances that murmur reproach, Yen speaks for Vietnam. “She suffers much,” Yen says of Phuong, “but she keeps her character.”

It’s a wonder that Yen speaks English at all, let alone as the female lead in what Hollywood calls a major motion picture. Until recently, her only ambition was to be the best ballerina in Ho Chi Minh City. But her boyfriend, Ngo Quang Hai, is an actor. And one day she accompanied him to an audition for The Quiet American. Yen’s simmering stillness caught a casting director’s eye—isn’t this how Cinderella stories go?—and she was introduced to director Phil Noyce.

Noyce was in the midst of what co-producer William Horberg calls “an old-fashioned Hollywood talent search” for the role—by which he means that just about every young woman in the worldwide Vietnamese diaspora was considered. But Noyce wanted a type of hometown girl who could personify traditional Vietnamese womanhood. That wasn’t easy in a globalized culture. “Every other girl we tested,” says Noyce, “seemed polluted by the body language that you inherit from TV commercials, magazines, movies.” Yen’s body language was innocent, pure. It was language that caused problems. “When I asked her if she would like a Coca-Cola,” Noyce recalls, “she answered, ‘I’m 18 years old.’”

Yen hired an English tutor, memorized the entire script in phonetic English, took four screen tests and got the part. (Boyfriend Hai also won a role in the film, as the rebel leader General The.) She was aided by a top acting coach: two-time Oscar-winner Michael Caine. “As they were putting in the clapperboard,” Caine says, “we would still be whispering to each other what we were going to do and how we were going to move … The girl at the end of the movie was like a consummate film actress.”

Today Yen is teaching ballet and is engaged to Hai. She is keen to act again. But if this Vietnamese Cinderella never does another film, she can always remember the day she traded her ballet slipper for a glass one

Tổng hợp bởi CHUOTKHONGDUOI

Comments

Leave a Reply