Tên thật:
Ngô Vũ Sâm
Ngày sinh: 1946-05-01 Nơi sinh: Quảng Châu, Trung Quốc Gia đình: unknown

John Woo

Miếng ăn béo bở của nền công nghiệp điện ảnh là mảng phim hành động . Vào mỗi mùa hè , khán giả lại đổ xô đến rạp trông chờ những màn rượt đuổi trên xe hơi , những màn đấu súng và cháy nổ ngoạn mục , ngược lại , các hãng phim sau đó thu về số tiền không nhỏ . Đa số khán giả và giới phê bình cho rẳng hành động là thể loại phim “ mì ăn liền ” – rẻ tiền , nhạt nhẽo , nhưng có một người đạo diễn đã thật sự đầu tư và bỏ tâm huyết , “ gia vị ” vào những “ tô mì “đó , đìều mà những đạo diễn tài ba khác vẫn làm với các tác phẩm nghệ thuật của họ . Đó là John Woo . Có thể bạn chưa bao giờ nghe đến tên tuổi nhân vật này , nhưng ông được coi là đạo diễn hàng đầu của thể loại phim hành động .

Sinh ra tại Guangzhou , tình Canton , Wu Yu-Sen ( tên thật của John ) trải wa cuộc sống đói nghèo vì cha ông mắc bệnh lao nên không thể làm việc . Khoảng thời gian năm 1953 , hai năm sau khi chuyển đến Hong Kong , gia đình ông trở thành những người vô gia cư sau trận hoả hoạn dữ dội . Nhận trợ cấp định kỳ từ tổ chức từ thiện bảo vệ trẻ em , nhưng cuộc sống của họ vẫn rất khó khăn , chật vật . Dự án xây dựng nhà ở Hong Kong trở thành tâm điểm của tội phạm và tệ nạn xã hội . John vẫn còn nhớ mãi kí ức về người đàn ông chết trước thềm nhà mình . Gia đình ông được sự giúp đỡ của nhà thờ địa phương , và John được phép học tại đó . Nếu như các Cha Xứ đã không nhìn thấy ở John những điều đặc biệt , hẳn là John đã quyết tâm trở thành một ông Cha , Trả lời trong một cuộc phỏng vấn , John thổ lộ : “ Vị Cha mà tôi hết lòng ngưỡng mộ nói rằng tâm hồn tôi quá bay bổng để trở thành một ông Cha . Tôi hoàn toàn sụp đổ , nhưng trong thâm tâm tôi biết rằng Ngài đã đúng . ”.

Cánh cửa nhà thờ không dành cho ông , John chuyển sang điện ảnh – lĩnh vực mà ông tưởng chừng sẽ không bao giờ nghĩ đến . Mẹ con ông đến rạp xem phim khá thường xuyên vì trẻ em được miễn tiền vé , và chính những bộ phim trong buổi đầu làm quen với điện ảnh ấy đã nhen nhóm niềm đam mê môn nghệ thuật thứ bảy trong lòng John .

“ Năm tôi 11 tuổi , dù nhà rất nghèo , nhưng mẹ tôi luôn là fan trung thành của những bộ phim Tây Phương . Lần nào đến rạp hát , bà cũng dẫn tôi theo . Lúc đó , cha mẹ có thể dẫn con cái họ đến rạp mà không cần trả tiền . Tôi say mê những vở nhạc kịch , tôi nghĩ tôi bị ảnh hưởng từ chúng rất nhiếu . Tôi cũng bị ảnh hưởng nhiều từ Fred Astaire … Tôi yêu điện ảnh , và mong ước trở thành nhà làm phim sau này …. ”

:image2:Khi còn là một cậu nhóc , John và đám bạn hay mượn những thiết bị làm phim về nghiên cứu . Trước lúc tròn 22 tuổi , chưa hề qua bất kỳ trường lớp phim ảnh chính quy nào vì không đủ tiền theo học bốn năm tại cao đẳng , John cho ra lò bộ phim đầu tiên . Năm 1969 ( khi ông 23 tuổi ) , John có được công việc đầu tiên trên trường quay trong vai trò trợ lý biên tập ở Cathay Studio . Trả lời phỏng vấn , John kể chi tiết hơn về sự khởi đầu : ” Bắt tay ngay vào làm phim là rất khó nên tôi chuyển qua công việc diễn xuất , tôi muốn trở thành diễn viên vì tôi quá mắc cỡ ! Tôi bị ảnh hưởng rất nhiều từ trào lưu phim mới và phim găng tơ của Pháp . Thế là tôi muốn trở thành đạo diễn . Điều đó hệt như một cuộc cách mạng ! Đoàn làm phim thời ấy nhỏ hơn , chỉ với một máy quay , với ít vốn đầu tư hơn , nhưng cho ra đời những bộ phim chất lượng . Nó thúc đẩy tôi vì tôi nhận ra rằng tôi không nhất thiết cần nhiều tiền và dàn nhân sự đông đảo để làm ra những cuốn phim hay . Và tôi xác định đạo diễn là hướng đi mới của mình . Khi ấy tôi mới 20 “

Năm 1971 , John chuyển đến xưởng phim uy tín Shaw Bros , ông làm việc dưới quyền đạo diễn võ thuật danh tiếng Chang Cheh , người đã truyền dạy cho ông rất nhiều điều bổ ích . Trước năm 1973 , John bắt tay vào thực hiện cuốn phim đầu tiên trong vai trò đạo diễn , The Young Dragons , cuốn phim võ thuật với sự diễn xuất của Jackie Chan ( đồng thời là điều phối viên võ thuật ) . Bộ phim được cho là quá bạo lực ( vấn đề John đã và đang gặp phải trong sự nghiệp ) và bị xếp xó trong hai năm .

Dựa trên sự thành công của The Young Dragons trên khắp các rạp chiếu bóng , John được thuê vào làm cho Golden Harvest – một tên tuổi mới nổi trong làng giải trí , và sau đó tiếp tục trở thành xưởng phim lớn nhất tại Hong Kong thập kỷ 80 . John tiếp tục viết kịch bản và chỉ đạo thêm nhiều bộ phim võ thuật khác , trong đó Hand of Death là một dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp của ông với vai trò vừa viết vừa đạo diễn . Tài năng của ông khi đó khả nổi bật giữa nền công nghiệp giải trí Hong Kong vốn vẫn tồn tại những tư tưởng lỗi thời của hệ thống làm phim Hollywood thập niên 30 – chỉ xem trọng kinh nghiệm kinh nghiệm chứ không phài tài năng thiên bẩm . John tâm sự ” Quả là một vinh dự lớn khi hoàn thành một bộ phim … hầu như các đạo diễn thời ấy đã ngoài 40 , còn tôi vẫn còn trong độ tuồi đôi mươi .” Hand of Death đồng thời còn la cơ hội thể hiện lý tưởng của John về những kẻ độc tài , những cuộc cách mạng ( thể hiện qua nhân vật ông sắm vai ) , lòng trung thành và tình huynh đệ ( thể hiện qua nhân vật Jackie Chan đảm niệm ).

Kế sau tác phẩm Kung Fu đầu tiên , John cho ra đời cuốn phim hài mang tên The Pilferer’s Progress ( 1977 ) với thành công vang dội , khẳng định tên tuổi ông như một đạo diễn tài ba của thể loại phim hài . Liên tục gặt hái thành công ở thể loại này , vào những năm 80 , John cảm thấy mệt mỏi vì cường độ làm việc chóng mặt để cho ra đởi nhiều xuất phẩm trong vòng vỏn vẹn một năm , và chất lượng phim của ông giảm hẳn cũng vì thế ! John làm việc bí mật với nhiều bút danh khác nhau

tại xưởng phim nhỏ Cinema City của Dean Shek tại Đài Loan để làm việc hiệu quả hơn . Mặc cho những thành công tại Đài Loan , John không thể cứu vãn tên tuổi mình tại quê nhà , John tìm quên trong men rượu , gần như biến thành kẻ nghiện rượu nặng. Ông làm việc cả ngày trong chán chường , làm ra những bộ phim mà ngay cà ông cũng không mặn mà với chúng . :image3:

Thế nhưng , Heroes Shed No Tears ( 1983 ) là một ngoại lệ , John thoát hẳn khỏi thể loại Kung Fu và hài kịch , làm nên bộ phim cực kỳ bạo lực kể về những người lính được gửi đến Việt Nam để lùng bắt tên trùm thuốc phiện . John rất hài lòng về tác phẩm này ( cái ông gọi là phim ảnh đúng nghĩa ) nhưng xưởng phim cho rằng nó quá bạo lực và xếp xó nó . John xung đột dữ dội với người điều hành hãng phim , và trở thành kẻ thù của rất nhiếu nhân vật trong nền công nghiệp điện ảnh Hong Kong . Tưởng chừng như sự nghiệp của John bị chôn vùi vĩnh viễn cho đến khi gặp đạo diễn kiêm nhà sản xuất Tsui Hark ( thông qua Dean Shek ) – người từng một thời ” đàm đạo ” cùng John trong những đêm ” mượn rượu giải sầu ” , cùng chia sẻ với John biết bao ý tưởng – đề nghị John đạo diễn A Better Tomorrow . Nhà sản xuất hiện tại của John – Terence Chang nói : ” Khi còn ở Đài Loan , John làm 2 bộ phim hài nhưng không thành công . Ông muốn trở về Hong Kong nhưng còn vướng hợp đồng với City Cinema , họ nghĩ nghiệp đạo diễn của John coi như tiêu . Nhưng Tsui Hark đã giúp ông ấy . Tsu Hark lúc đó đã là nhà sản xuất thành công , đã rời khỏi Golden Harvest và làm việc với Cinema City . Ông ấy đã nài nỉ để A Better Tomorrow được sản xuất . “

Dựa trên cuốn phim 1960 The Colours of a Hero , bộ phim là câu chuyện về Ho , người thuộc về hai thế giới khác nhau . Ho ( do diễn viên kì cựư Ti Lung diễn xuất ) làm việc cho bọn mafia Châu Á ( Triad )làm tiền giả , và tình bằng hữu thắm thiết với Mark Gor ( thể hiện bởi ngôi sao phim hành động Hong Kong Châu Nhuận Phát ) . Trong khi đó người em trai Kit ( ngôi sao nhạc pop kiêm diễn viên Leslie Cheung ) muốn trở thành cảnh sát , vì vậy Ho quyết định giải nghệ sau phi vụ cuối . Nhưng lần này , vì bị phản bội , Ho bị cành sát bắt , Nhằm uy hiếp Ho , bọn Mafia bắt cóc cha anh và do vỡ kế hoạch nên giết luôn ông . Trong lúc đó Kit cũng biết được sự thật về công việc của anh mình . Mark điều tra và trả thù cho Ho , và anh phải chịu thương tật vĩnh viễn ở chân vì bị bắn trúng . Sau khi được phóng thích , Ho tìm gặp lại bạn , khi này là người lau cửa sổ tật nguyền vô tích sự , còn đứa em trai chẳng khác nào người xa lạ . Ho muốn sống một cuộc sống bình dị như những người dân khác nhưng cả bọn Triad lẫn Kit đều kéo anh vế phía mình . Cuối cùng , bộ ba Ho – Mark và Kit bước vào trận quyết tử đẫm màu với bọn Triad . Trong một đoạn trích , John nói đôi điều về suy nghĩ của ông về bộ phim này :

” Phim hài và phim võ thuật chiếm thế thượng phong trong các rạp xi nê Hong Kong giữa những năm 80 . Các thể loại khác khó có thể nhận được sự đồng tình và ủng hộ từ phía nhà phát hành và khán giả . Ngay trước A Better Tomorrow , tôi cho ra lò 2 cuốn phim ở Đài Loan và cả 2 đều thất bại về doanh thu , nên dường như vấn đề trở nên bất khả thi nếu tôi muốn sản xuất những bộ phim theo ý mình . Tsui Hark và tôi nhận ra rằng Hong Kong đang thiếu đi những giá trị nhân văn như tình cảm gia đình , tình bạn , lòng khoan dung …. vô cùng nghiêm trọng . Thế là tôi dựng lại cuốn phim năm 60 ( The Colour of a Hero đạo diễn bởi Lung Kong ) và A Better Tomorrow đã ra đời như thế . “

:image4:John và Tsui vẫn hợp tác làm thêm nhiều cuốn phim cùng thể loại với A Better Tomorrow , kết hợp những đạo lý đậm chất Á Đông như tình bằng hữu , lòng trung thành và chất bạo lực quá khích . Ngoài ra , A Better Tomorrow còn mở ra cánh cửa mới cho Châu Nhuận Phát . Trước đó , Châu Nhuận Phát được biết đến chủ yếu nhờ thể loại tình cảm hài , và từ sau phim này , tên tuổi anh đồng nghĩa với thể loại hành động , không chỉ phim của John Woo mà còn của nhiểu đạo diễn nổi tiếng khác như Ringo Lam và Wong Jing , đơn cử là Full Contact ( 1992 ) .

Tiếp nối thành công của A Better Tomorrow , Golden Harvest cho phát hành lại Heroes Shed No Tears năm 1986 , nhưng lồng thêm nhiều màn gợi cảm , điều vẫn làm cho John cảm thấy bị khinh thường cho đến tận hôm nay . Một năm sau , khán giả đón nhận sự ra đời của Just Heroes ( 1987 ) là sự trả ơn của John dành cho người thầy năm xưa Chang Cheh . Cốt truyện như một phiên bản của tác phẩm kịch nghệ nổi tiếng King Lear của Shakespear lấy bối cảnh trong một gia đình Mafia . Cuốn phim này là sự hợp tác của John và người bạn Vu Ma – khi này đang gặp khó khăn tài chính . Mặc dù có sự tham gia diễn xuất của nhiều ngôi sao điện ảnh Hong Kong như Danny Lee và những pha hành động mang dấu ấn John Woo , nhưng vì thiếu đi cái hồn vốn từng xuất hiện trong A Better Tomorrow , bộ phim là một thất bại của John . Nhưng trong vài khía cạnh , John vẫn cảm thấy hài lòng , và ông cũng trân trọng Akira Kurosawa – tác giả một phiên bản King Lear với tên gọi Ran . John không mấy nhiệt tình với đứa con tinh thần này , nhưng doanh thu của Just Heroes lại rất khả quan trong các rạp khắp Hong Kong – cơ hội đánh bong thêm cho tên tuổi John Woo .

Sau Just Heores , John đấu tranh cật lực để tìm ra những ý tưởng mới . thoát hoàn toàn khỏi cái bóng quá lớn của A Better Tomorrow . Vướng vào những rắc rối chính trị , John phải tiếp tục với con đường năm xưa . A Better Tomorrow ( 1987 ) gặp nhiều vấn đề về kịch bản , Ken – anh em sinh đôi của Mark – ( Châu Nhuận Phát tiếp tục thủ diễn ) đến Hong Kong hỗ trợ Kit và Ho chống lại tên tội phạm lão luyện trên đất Mỹ . Những hạt sạn trong kịch bản không thể ngăn A Better Tomorrow 2 gặt hái thành công rực rỡ , tạo tiếng vang lớn cho John . Bản phim gốc kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ , nhà làm phim yêu cầu cắt bớt . John cảm thấy tuyến nhân vật chưa được phát triển hoành chỉnh . Nhà sản xuất Tsui Hark lại muốn tự biên tập cho bản phim cuối , nên giữa John và ông xảy ra nhiếu tranh cãi .

Tranh chấp giữa họ được hàn gắn không lâu sau , mở đường và hướng sự nghiệp của John đến với khán giả Tây Âu – cuốn phim The Killer ( 1989 ) giúp John đoạt giải thưởng cho đạo diễn xuất sắc nhất . Kể về tay sát thủ Jeff ( Châu Nhuận Phát ) – nhưng do sơ suất trong quá trình dịch thuật tên nhân vật này vô tình trở thành John ! – dấn thay đổi tâm tính sau tai nạn khiến cho Jennie ( Sally Yeh ) – cô ca sĩ phòng trà – trở nên mù lòa . Người bạn thân và cũng là người bạn duy nhất của Jeff xúi giục ( Sydney – Chu Kong ) , Jeff đồng ý hoàn thành phi vụ cuối để kiếm đủ tiền cấy giác mạc cho Jenny . Không may cho Jeff , anh bị một cảnh sát tinh nhuệ Danny ( Danny Lee ) điểm mặt . :image5:Ông chủ của Jeff muốn diệt trừ anh , Jeff hy sinh thân mình cứu sống một bé gái và bị bắt , anh phát hiện ra nhiều điều đáng sợ khác về tổ chức của mình . Cuộc tử chiến giữa hai phe là trận đấu súng kịch tính trong nhà thờ – những hình ảnh sử dụng gây shock cho nhà kiểm duyệt Hoa Kỳ và nó bị cắt bớt đến hơn 3 phút . Dù rằng The Killer không còn được ưa chuộng ở Hong Kong nũa , nó được xếp vào “đố cổ “ tính đến thời điểm hiện nay – John rất tâm đắc vì bộ phim , theo ông , có được sự phát triển hoàn chỉnh của tuyến nhân vật . Nhiều người cho rắng nó không đủ thu hút ( do khâu quảng cáo vụng về , tựa phim được dịch nghe như phim hài ) , quá đủ để John nhận được sự chú ý từ điện ảnh quốc tế ! John được mời tham dự các liên hoan phim quốc tế , các cuộc phỏng vấn để trình bày các cuốn phim của ông . Giai đoạn thành công của ông nở rộ , nhưng những gì tốt đẹp thường không kéo dài lâu .

Tổng hợp bởi jurinata

Comments

Leave a Reply