Tên thật:
Tra Lương Dung
Ngày sinh: 1924-02-06 Nơi sinh: Hàng Châu, Trung Quốc Gia đình: Vợ và các con

Kim Dung

:image1:Lý lịch trích ngang

Tên thật : Tra Lương Dung

Tên tiếng Anh : Louis Cha

Chòm sao : Song Ngư (Pisces)

Tín ngưỡng : Phật giáo

Nhà thơ yêu thích : Tô Đông Ba

Nhà văn yêu thích : Thẩm Tùng Văn

Thể loại phim thích xem : Phim âm nhạc và ca – vũ – nhạc thập niên 60 – 70

Nhân vật nam yêu thích nhất : Lệnh Hồ Xung, Kiều Phong. Quách Tĩnh, Dương Qua, Đoàn Dự, Trương Vô Kỵ, Phong Thanh Dương, Hoàng Dược Sư, Châu Bá Thông.

Nhân vật nữ yêu thích : Hoàng Dung, Tiểu Long Nữ, Trình Linh Tố, Lạc Băng, A Cửu, Hà Thiết Thủ, Lam Phụng Hoàng.

Nhân vật là mẫu người vợ lý tưởng : Nhậm Doanh Doanh, Triệu Minh, A Châu, Tăng Nhu, Chu Chỉ Nhược.

Nhân vật nữ đáng yêu : Quách Tường, Tiểu Siêu, Nghi Lâm, Song Nhi, A Bích, Trình Anh, Cam Bảo Bảo.

Tự cho rằng mình giống nhân vật nào nhất : Trương Vô Kỵ

Nhân vật ghét nhất : Nhac Bất Quần, Diệt Tuyệt sư thái, Quách Phù, Mộ Dung Phục, Tả Lãnh Thiền, Đinh Xuân Thu

Sự khởi đầu

Kim Dung được xem là một nhân vật truyền kỳ của văn học Trung Hoa và một cái tên đầy thuyết phục trong bảnh danh sách Những nhân vật tiêu biểu của thế kỷ 20. Còn với độc giả người ta gọi ông với một cái tên rất võ hiệp “Kim Dung đại hiệp”.

Với 15 bộ tiểu thuyết, ông trở thành người bạn quen thuộc của nhiều thế hệ độc gỉa mê tiểu thuyết võ hiệp. Sức hấp dẫn của tiểu thuyết Kim Dung lan toạ rất rộng, có thể nói rằng : ở đâu có người Trung Hoa thì ở đó có người đọc những tác phẩm của ông. Không chỉ có thế, tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung còn được dịch ra 8 thứ tiếng khác nhau như Anh, Nhật, Hàn, Việt Nam…..Từ “văn học lưu hành”, tiểu thuyết võ hiệp kim Dung được nâng lên thành “văn học điện đường”, được trường Đại học Bắc Kinh đưa vào nghiên cứu như một dòng văn học chính thống, mà người ta quen gọi là “Kim học”.

Kim Dung sinh năm 1924 tại thị trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, tỉnh Triết Giang. Năm 8 tuổi, ông làm quen với tiểu thuyết võ hiệp qua tác phẩm “Hoàng giang nữ hiệp” của nhà văn Cổ Minh Đạo; sau đó là những tác phẩm “Giang hồ kỳ hiệp truyện”, “Cận đại hiệp nghĩa anh hùng truyện”….của Bình Giang Bất Tiêu Sanh. Có thể nói, chính những tác phẩm này đã nuôi dưỡng trong cậu bé Tra Lương Dung một niềm đam mê lớn : sáng tác tiểu thuyết võ hiệp. Thế nhưng phải đợi đến năm 31 tuổi (1955), niềm đam mê ấy mới trở thành hiện thực với tiểu thuyết võ hiệp đầu tiên : “Thư kiếm ân cừu lục”. Bút danh Kim Dung cũng xuất hiện từ đó.

“Thư kiếm ân cừu lục” được đăng nhiều kỳ suốt một năm trên nhật báo Buổi chiều mới – Hong Kong, giúp Kim Dung tôn định “cơ nghiệp văn học võ hiệp”. Năm 1957, tác phẩm “Xạ điêu anh hùng truyện” xuất hiện trên Thương báo Hương cảng. 1959, Kim Dung sáng lập Minh báo và “Thần điêu hiệp lữ” được tung ra đễ “câu” độc giả. Cùng năm ấy, một tác phẩm khác của ông là “Tuyết sơn phi hồ” được giới thiệu trên báo Buổi chiều mới. 1961, độc giả Minh báo được thưởng thức liên tiếp 3 tác phẩm “Ỷ thiên đồ long ký” , “Uyên ương đao” , “Bạch mã khiếu tây phong”. 1963, Minh báo tiếp tục giới thiệu tác phẩm mới “Thiên long bát bộ”, còn độc giả tuần báo Đông Nam Á được đọc tácphẩm “Liên thành quyết”. 1965, Kim Dung ra thêm nguyệt san Minh báo, hút khách bằng tác phẩm “Hiệp khách hành”. 1967, Minh báo phát hành thêm tuần báo và “con cờ” chủ lực để tạo sự chú ý của độc giả là tác phẩm “Tiếu ngạo giang hồ”. 1972, sau khi hoàn thành tác phẩm “Lộc Đỉnh Ký”, Kim Dung tuyên bố phong bút, không viết tiểu thuyết võ hiệp nữa. Chỉ tính riêng tiểu thuyết võ hiệp, Kim Dung đã sáng tác 15 bộ, trong đó có 12 bộ truyện dài và 3 bộ truyện vừa, tổng cộng 36 cuốn.

Vừa qua, để ghi nhận đóng góp của ông cho nền văn học Trung Hoa, Kim Dung đã được nhà nước TQ trao tặng danh hiệu cao quý Danh Nhân Văn Hoá của TQ

Gia đình

Kim Dung đã ba lần kết hôn, người vợ đầu tiên tên là Đỗ Thị Phần, hôn nhân lần đầu tan vỡ vì vợ ông có người thứ 3. Người vợ thứ 2 – Chu Mai – bị Kim Dung bỏ rơi , lần này thì do Kim Dung phản bội. Kim Dung và Chu Mai kết hôn vào nàgy 1/5/1956, lúc đó ông đang làm ký giả cho tờ “Đại công báo”, với bút danh Lâm Hoan. Hai vợ chồng thuê một ngôi nhà tại khu phổ nhỏ và sinh đứa con đầu lòng tên là Tra Huyền Hiệp.

Chu Mai được xem là người bạn đồng hành cùng Kim Dung từ thuở hàn vi , sau khi Minh báo ra đời, bà cùng Kim Dung vượt qua vô vàn khó khăn, đến khi Minh báo hưng thịnh, người chồng tài hoa của bà lại vì chuyện ngoại tình mà bỏ rời bà và hôn nhân tan vỡ. Chu Mai sống trong căn hộ cô quạnh ấy thêm một năm nữa và mất vào ngày 8/11/1998 tại một bệnh viện ở HK , thọ 63 tuổi. Khi bà qua đời, điều làm người ta thương xót là không ai trong gia đình đến lấy giấy chứng tử cho bà, không phải chồng cũ, kh6ong phải con cái mà là một nhân viên bệnh viện. Bà sinh 2 người con trai và 2 người con gái, lúc bà qua đời, Kim Dung chỉ ngậm ngùi nói với các nhà báo một câu : “Tôi thật không xứng đáng với Chu Mai..”

Người sống chung với Kim Dung đến đầu bạc răng long là Lâm LạcDi. Quen với Kim Dung khi bà mới 16 tuổi, Lâm Lạc Di kém Kim Dung hơn 20 tuổi, hai người gặp nahu trong một quán rượu, khi đó bà làm nghề bồi bàn. Sau mỗi lần cãi nhau với Chu Mai, ông đến quán rượu để giải khuây, dáng vẻ ấy đã làm cho cô phục vụ chú ý và muốn mời ông một bát mì, vì thế ông cũng chú ý đến cô. Họ yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên, rồi ông phản bội Chu Mai vì cô gái ấy, ông đưa cô vợ trẻ đi du học tại Châu Âu, sau này người ta thấy Kim Dung luôn có nàng trong các chuyến du lịch và diễn thuyết khắp nơi.

:image2:Đứa con lớn Tra Truyền Hiệp chết năm 19 tuổi, đó là nỗi đau dai dẳng nhất của Kim Dung. Ông có tình cảm rất sâu đậm với đứa con trai này, cậu vốn có quan hệ không tốt với mẹ Chu Mai. Năm 11 tuổi , Tra Truyền Hiệp đã từng viết văn nói về sự khổ ải của cuộc đời , cậu cho rằng cuộc đời là đau khổ là vô vị. Nhiều người khuyên Kim Dung nên ngăn chặn suy nghĩ của con trai nhưng ngược lại ông cho rằng cách nghĩ đó là đúng, vì chính ông cũng cho rằng cuộc đời giống như những gì con ông miêu tả. Nhưng ông cũng không ngờ rằng những suy nghĩ đó khiến con trai ông tự kết liễu đời mình quá sớm. Khi đó Tra Truyền Hiệp đang học ở New York, sau một trận cãi vã với cô bạn ở Los Angeles qua điện thoại, cậu thanh niên 19 tuổi đã chọn cách tự tử để bớt đau khổ.

Sau khi nhận được tin này, nỗi đau cực độ cũng không làm ông dừng bút vì mỗi ngày có hàng chục vạn khán giả đang chờ những câu chuyện tiểu thuyết của ông. Sau này ông cho biết : “Trước kia tôi đã từng miêu tả nỗi đau của Trương Tam Phong khi thấy đồ đệ Trương Thúy Sơn tự tử, hay nỗi đau của Tạ Tốn khi nghe tin về cái chết của Trương Vô Kỵ, nhưng tôi thừa nhận là mình miêu tả nỗi đau ấy quá nhạt nhẽo, thực tế nó không hề như vậy, quả thật, đến tôi cũng không cảm nhận và hình dung được sự mất mát ấy lớn nhường nào.”

Kim Dung đã mất đến 5, 6 năm để lấy lại thăng bằng sau cái chết của con trai. Năm 1991, ông bán Minh báo cho Vu Phẩm Hải. Có lời đồn rằng, ông đồng ý bán vì Vu Phẩm Hải giống đứa con đã chết của ông. Khi được hỏi, ông trả lời : “ Về mặt lý trí thì tôi không nghĩ vậy, nhưng Vu Phẩm Hải đúng là cùng tuổi với con trai tôi, ngoại hình cũng có nhiều điểm tương đồng. về mặt tâm linh mà nói, hình như cũng có một mối liên hệ nào đấy…”

Hiện nay Kim Dung còn 2 cô con gái và 1 con trai, tất cả đều là con của Chu Mai, họ đã trưởng thành nhưng không ai theo nghề viết lách – cái nghề đã đưa cha họ vào huyền thoại.

Comments

Leave a Reply