Tên thật:
Nguyễn Chánh Tín
Ngày sinh: 1952-11-29 Nơi sinh: Việt Nam Gia đình: Vợ và 2 con

Nguyễn Chánh Tí­n

Những ngày đầu trắc trở:

Nguyễn Chánh Tín là người con út trong một gia đình mà người cha ghét cay ghét đắng nghề diễn viên. Cha anh bao giờ cũng muốn anh trở thành một bác sĩ hay kỹ sư. Đến với điện ảnh khá khó khăn vì trở ngại của gia đình nhưng điều đó không ngăn cản ước mơ trở thành diễn viên của chàng trai trẻ.

Yêu điện ảnh, nhưng lại được chú ý trước tiên trên sân khấu nhạc nhẹ. Học cấp 3 ở trường Mạc Đĩnh Chi, tham gia ban văn nghệ nhà trường với tư cách là ca sĩ. Năm 1972, trở thành sinh viên trường Luật nhưng anh vẫn là một ca sĩ phòng trà. Có lẽ là duyên nợ, nên chàng trai trẻ Nguyễn Chánh Tín được chú ý đến khi hát trên TV và được mời vào vai nhỏ trong bộ phim Đời chưa trang điểm . Vai diễn khá thành công và anh bắt đầu giành được ấn tượng của giới điện ảnh Sài Gòn ngày ấy. Sau đó anh liên tiếp được mời vào vai chính trong 4 phim.

:image1:Những ngày đầu giải phóng, Nguyễn Chánh Tín phân vân giữa 2 con đường: tiếp tục theo đuổi nghề diễn viên hay không? Trong khi cuộc sống lúc bấy giờ không tránh khỏi những khó khăn, anh muối mặt đi bán thơm, bán rau muống, có lúc lại đi làm lái buôn vì vợ vì con. Có lúc anh quay trở về với nghệ thuật nhưng không lương, không tiêu chuẩn, không thể sống và nuôi vợ con chỉ bằng lòng nhiệt tình. Anh phải đi hát để chỉ nhận được số lương ít ỏi mỗi đêm. Đã có lần quá mệt nhọc với bon chen đời thường, Nguyễn Chánh Tín đã tự vẫn bằng cách nhảy từ lầu 3 của một khách sạn tỉnh lẻ, nhưng may mắn thay anh vẫn còn sống sót. Và cũng từ đó, anh nhận ra mình phải sống, phải sống vì tình yêu điện ảnh vẫn nung nấu trong lòng.

Nghệ thuật là một thái độ sống

Đoàn kịch nói Bông Hồng chính thức được thành lập, đồng thời mở ra cho anh một con đường mới để đến với nghê thuật với những bạn diễn thân quen, một ê-kíp “hiểu ý” nhau cả về bước đi, cái gật đầu, liếc mắt. Cọ xát với nhiều vai diễn khó khăn đã giúp chàng trai Nguyễn Chánh Tín trưởng thành hơn. Các vai diễn trên sân khấu như Tìm lại cuộc đời, Giữa hai Làn nước, Tình Đất Củ Chi, Con Mèo Nhung, Hạnh phúc ở quanh đây, và những bộ phim Đôi mắt, Hoa Sim gai trắng, Cho tình yêu mai sau đã cho Nguyễn Chánh Tín những cơ hội chứng tỏ tài năng của mình.

:image2:Đến với vai diễn Nguyễn Thành Luân, một vai diễn khó khăn và đây cũng chính là vai diễn đánh dấu một điểm son trong cuộc đời nghệ thuật của diễn viên trẻ Nguyễn Chánh Tín. Hãy nghe anh Tâm sự: Tôi tiếp cận nhân vật của tôi chứ tôi không biến thành nhân vất. Sự tập trung chú ý cao độ giúp cho người diễn viên bám chặt lấy nhân vật, khiến anh ta luôn cảm thấy cảm xúc chân thân theo điều kiện tâm lý của nhân vật. Thế nhưng, anh ta phải giữ lấy tỉnh táo để điểu khiển kiểm soát nhân vật của mình.Chẵng hạn như khi điên, một lúc hình thành trong tôi cảm giác về sự căng thẳng, mệt mỏi ở các cơ bắp và tri giác hướng dẫn tôi đi theo đúng tuyến quy định của không gian và khuôn hình. Tôi thất thàn, rũ rượi, nhưng tôi vẫn nhận biết một cách rõ ràng rằng khi tôi đang gào thét đi tới thì máy đang đóng khung tôi ở một khung cảnh và trượt trên đường ray theo bước tiến của tôi. Tôi phải từ từ dừng lại để động tác ngừng của máy được “ngọt” hơn, nói câu thoại của nhân vật, đi đến băng đá, máy đang lia theo tôi – tôi biết – rồi tôi ngồi xuống ơ vị trí lưng quay về phía máy, lúc ấy đang gom khung hình vào trung cảnh hẹp, rồi cận cảnh và khi cái khung hình khung cảnh vừ đóng lên mặt tôi thì, lập tức tôi quay ngoắt mặt lại diễn thẳng vào máy.

Tất cả những vấn đề kỹ thuật ấy như được tạo hình, xứ lý không gian trường diễn, “đón” những cú máy đã được Nguyễn Chánh Tín nghiên cưú, tích luỹ và thực hiện một cách có hiệu quả. Có thể thấy ở anh sự hoà hợp tinh tế giữa kỹ thuật hình thể và kỹ thuật tâm lý. Kỹ thuật tâm lý giúp cho người diễn viên cái cách để thâm nhập vào thế giới bên trong của nhân vật. Và thế giới bên trong ấy sẽ biểu lộ ra như thế nào để có hiệu quả diễn cảm hơn là nhờ vào kỹ thuật hình thể.

Ở Nguyễn Chánh Tín, việc thâm nhập nhân vật kịch bản còn không phải đơn thuần chỉ là việc nghiên cứu tâm lý, xã hội, lịch sử để thể hiện một cách đúng đắn như chính nó. Những nhân vật anh đã đóng là một quá trình của sự phản tỉnh gay gắt, sự quằn quại của những khát vọng mà một cách có ý thức, người diễn viên đã gắn chính tiếng nói của tâm hồn mình vào tiếng nói của nhân vật.

Ví dụ: Dũng “Giữa hai làn nước” là khát vọng được công nhận, được tham dự vào đời sống để phát huy năng lực của mình mà không bị những rào cản của “chủ nghĩa lý lịch” cứng nhắc. Nam “Hạnh phúc ở quanh đây”, Tùng “Con mèo nhung” là một ước mong của quan hệ tương cảm giữa những con người “mới”, “cũ”. Riêng Nguyễn Thành Luân nhân vật mà anh yêu thích nhất là một con người mà anh ngưỡng mộ và khát khao vươn tới. Càng đi sâu vào tâm cảnh của nhân vật anh càng hiểu rõ động cơ thúc đẩy nhân vật của mình hành động như thế và càng thấm thía hơn về cuộc sống và con người bấy giờ.

Công việc hiện tại

* Đóng phim: anh chỉ tham gia rất hạn chế những phim mình thích, chẳng hạn như Tóc ngắn, Bến sông trăng. NCT tâm sự rằng anh sẵn sàng quay trở lại màn ảnh nếu có vai diễn thích hợp.

* MC: chuyện này thì ai cũng biết, mỗi buổi chiều chủ nhật, NCT đều chơi “bắn súng” trong chương trình Rồng Vàng mà. Hehe…

* Đạo diễn: đây là lĩnh vực mới mà anh rất thích. NCT từng đạo diễn phim ngắn “Vàng” (Ngọc Hiệp và Công Ninh đóng vai chính) đoạt giải (hình như là giải ba) tại Liên hoan phim ngắn toàn quốc năm 2002.

* Đóng kịch: ai muốn coi NCT đóng kịch thì tới Kịch Sài Gòn.

* Kinh doanh: sau khi kinh doanh quán nhậu, hiện giờ NCT đang mở 1 quán bar ca nhạc tài Bình Chánh (gần công viên Phú Lâm). Ai thích thì tới ủng hộ thần tượng đi.

CÁC GIẢI THƯỞNG

-1983: Giải Đặc Biệt – Liên Hoan Phim Việt Nam.

-1985: Giải Bông Sen Bạc – Liên Hoan Phim Việt Nam. Nguyễn Chánh Tín

-1985: Giải Nam Diễn Viên – Liên Hoan Phim Việt Nam.

Tổng hợp bởi TRẦM HƯƠNG

Comments

Leave a Reply