Tên thật:
Roman Liebling
Ngày sinh: 1933-08-18 Nơi sinh: Paris Gia đình: Là con trai trong một gia đình có bố là người Do Thái và mẹ là người Nga nhập cư sang Ba Lan

Roman Polanski

Là con trai trong một gia đình có bố là người Do Thái và mẹ là người Nga nhập cư sang Ba Lan, Polanski sinh ở Paris vào 18/8/1933. Lên 3 tuổi, gia đình ông trở về thị trấn Krakow ở Ba Lan. Đó thực sự là một quyết định sai lầm vì năm 40, Đức tấn công và tàn phá nước láng giềng. Mọi thứ trở nên tồi tệ khi khu trại người Do Thái được hình thành. Gia đình Polanski trở thành mục tiêu hành hạ, ngược đãi ở địa ngục trần gian này. May thay, cha ông đã mạo hiểm đưa con trai trốn thoát khỏi khu trại, và cậu bé Polanski đã phải tự mình lo chỗ ăn ngủ cho bản thân. Cũng chính trong thời gian này, Roman nuôi dưỡng niềm say mê điện ảnh. Cậu tìm đến các rạp hát bất cứ lúc nào có thể, nơi đây, cậu cảm thấy như mình được bảo vệ.

Thờii gian sau, Polanski biết tin mẹ ông đã qua đời ở Auschwitz. Cha ông thoát khỏi khu trại, quay trở lại Krakow với con trai. Tuy nhiên, khi người cha đi bước nữa, cậu bé Roman, giờ đã trở thành một thanh niên đầy hoài bão, đã bỏ nhà ra đi. Phải đối mặt với biết bao khó khăn, Polanski vẫn không để tình yêu phim ảnh của mình bị giảm bớt. Hai bộ phim có ảnh hưởng nhiều nhất đến tâm hồn ông thời bấy giờ là Hamlet của Laurence Olivier và Odd Man Out của Carol Reed.

16 tuổi, Polanski bị ốm thập tử nhất sinh sau trận nhừ đòn với một gã đàn ông từng giết 3 mạng người. Trước tình cảnh đó, bố ông phải nhảy vào can thiệp và xin cho con trai theo học ở một trường kỹ thuật. Năm 1950, Roman vẫn đam mê màn bạc đã đăng ký học trường điện ảnh và ban đầu trở thành một diễn viên của Nhà hát Krakow.

Năm 1954, Polanski nằm trong 6 người được chấp nhận tham gia khoá học đạo diễn trường State Film. 3 năm sau, tác phẩm đầu tay của ông Break up the Dance ra đời. Và đến năm 1968, ông làm quen với Hollywood bằng bộ phim kinh dị Rosemary’s Baby. Tác phẩm thực sự là một đòn đánh mạnh vào tâm lý con người chứ không chỉ là những tình tiết, vụn vặt, gây sốc rẻ tiền. Tác phẩm tiếp theo Mathbeth cũng gây rất nhiều tranh cãi vì nó được xây dựng bởi suy nghĩ của một người có vợ bị ám hại dã man.

:image2:Sau khi mất đi người vợ yêu quý, Polanski dồn hết tâm huyết của mình vào điện ảnh. Chinatown, The Tenant, Frantic, Bitter Moon, đặc biệt là The Pianist đã từng bước đưa ông lên đỉnh vinh quang.

Bài viết của tác giả Thu Trang, đăng trên VNexpress ngày 5/3/2003

Comments

Leave a Reply