Tên thật:
Từ Khắc
Ngày sinh: 1950-02-15 Nơi sinh: Việt Nam Gia đình: unknown

Tsui Hark

Tsui Hark sinh tại Việt Nam vào tháng 2 năm 1950 . Khi còn nhỏ đi học, ông thường biểu diễn ảo thuật cùng các bạn học khi lễ tổng kết năm học được tổ chức . Khi mơ”i 13 tuổi, ông tự thuê 1 máy quay phim 8mm để tự quay các màn trình diễn ảo thuật của ông và bạn bè .

:image1:Năm 1966, ông được gửi tới HongKong để học trường cấp 2 . Ba năm sau, ông tới Mỹ để học ngành làm phim tại Dallas và năm sau thì học tại trường đại học của thành phố Austin .

Năm 1975, ông chuyển tới ở tại New York để làm tổng biên tập cho 1 tờ báo tiếng Hoa tại địa phương .

Năm 1977, ông trớ lại Hongkong để làm đạo diễn cho hãng truyền hình TVB, năm 1979, ông đạo diễn phim đầu tiên, với tựa là “Butterfly murders”

Năm 1983, ông đạo diễn phim “Zu- Warriors from the magic mountain ” . Với phim này, ông đã dùng tới những côn thức ghép hình mới tại Hollywood, đây là điều mới lạ đối với ngành làm phim tại Hongkong .

Năm sau đó, ông lập ra hãng phim riêng với cái tên Filmcompany Film Workshop . Ông tự làm chủ nhiệm và đạo diễn vài chục phim . Phim nổi tiếng nhất trong số đó là phim “Once upon a Time in China ” một loạt phim điện ảnh có sự xuất hiện của Jet Li . Ông cũng hợp tác với đạo diễn John Woo cho ra đời phim “Better Tomorrow” và phim “Killer”

Ông bắt đầu sự nghiệp tại Hollywood bào năm 1997 khi ông đạo diễn phim “Double Team” có sự diễn xuất củ aJean Claude van Damme và Mickey Rourke . Một năm sau, ông cũng hợp tác với Jean Claude van Damme trong “Knock Off”

Năm 1997, ông cho xuất bản nguyên bản phim họat hình cúa phim “The Chinsese Ghost Story”

Kế đó, ông hợp tác với diễn viên hài nổi tiếng của Hongkong là Ma Wing Shen, họ muốn làm phim hài dựa theo cuốn truyện cùng tên ” The Magic Blade”

Vào những năm đầu của thập niên ’90, thị trường phim Hongkong bị phê phán là ngày càng xuống thấp, cũng như cần được đổi mới . Hongkong lúc đó, chịu sức ép từ làn sóng phim của Hollywood khá mạnh, thế nên khán giả ngày càng nhàm chán với phim Hongkong . :image2:

Nhưng thị trường phim Honkong lại là 1 thị trường có cơ hội phát triển văn hoá mạnh . Tới thế kỷ thứ 20, một số Hoa Kiều đã trớ về quê cha đất tổ để làm lại nét mới cho HongKong . Vì bị ảnh hướng tới chính trị, và là 1 miền đất có 2 nền văn hoá Tây Đông quá mạnh, nên đa số Hoa Kiều làm ngành phim, muốn trớ về chỉ để muốn cho Hongkong là miền đất riêng giành cho văn hoá Châu Á, nhất là Trung Quốc không bị lu mờ đi .

Trong số họ, có 1 người làm việc chăm chỉ cật lực nhất để giữ lại nét văn hoá đặc biệt cúa Trung Quốc là Tsui Hark . Được mệnh danh là Steven Spielberg của Châu Á, nhưng lúc này, Steven Spielberg đã nổi tiếng khắp thế giới còn Tsui Hark thì sao ? Với vai trò là nhà sản xuất và đạo diễn, ông đã sản xuất 54 phim, trong số đó là 31 phim do chính ông đạo diễn, cộng thêm việc ông giúp không ít cho các tên tuổi diễn viên, đạo diễn được nhiều người biết tới như : John Woo, Chow Yun Fat, Jet Li, Ching Sui Tung và Brigetter Lin ) . Các thể loại phim được dân Hongkong yêu thích vào thời đại ’80 và ’90 là loại anh hùng dã chiến đẫm máu , phim võ hiệp, phim ma lãng mạn và kiếm hiệp thế nên ông đã làm ra phim “Zu- Warriours From the Magic Mountain” (1983), sau đó là phim “A Chinese Ghost Story” thể loại phim hoàn hình (1997) .

Ai cũng cho rằng với bao nhiêu thành công đó, ông có thể an nhàn hướng thụ , nhưng Tsui Hark lại khác . Ông tin rằng ông hiểu biết nhiều về những huyền bí của văn hoá Trung Quốc cũng như lịch sử, và vì hiểu nhiều nên ông càng có trách nhiệm nặng nề là cứu lấy nó . Ông nhìn vào nét Trung Hoa đó, những ý tưởng phong phú, như dòng sông không bao giờ cạn cứ chảy . Ông cố cứu lấy nó, tuy rằng không không hoàn toàn là người Trung Quốc thực thụ .

Không ai lại trớ thành 1 tiên phong như 1 người nhập cư như ông, sinh tại Việt Nam, chỉ biết về Trung Quốc qua sách báo, phim ảnh . Khi 13 tuổi , ông tới Mỹ . Tám năm sau, trớ về Hongkong . Làm việc tại TVB, nơi khởi sự nền điện ảnh cúa Hongkong .

Hongkong là nước phát triển mạnh khới sự từ thập niên 1960, nhưng lúc đó, các sinh viên học tại nước ngoài lại chịu sự sắp đặt của chủ nhiệm Selina Chow cúa hãng phim truyền hình TVB, trong số đó có Tsui Hark, Dennis Yu, Ringo Lam, Ann Hui, Patrick Tam, Yim Ho, Kirk Wong, Alex Cheung, Allen Fong, Shu Kei . Họ là những người học thức, những nhà làm phim có tâm hyết nhất , muốn tìm lại nền văn hoá Trung Quốc . Thế nhưng, khi Selina Chow rời hãng TVB để lập ra

hãng phim riêng cho bà với cái tên CTV, bà đã đem họ theo . Với hãng mới này, Tsui đã làm phim truyền hình đầu tiên với 52 dưới cái tên “Gold Dagger Romance” (1979) :image3:

Vài năm sau, CTV bị phá sản thì cũng là lúc nhóm người trẻ này nghĩ tới việc làm phim điện ảnh . Tuy bị chỉ trích, họ vẫn dùng những cái mới Tây Phương vào những câu chuyện Trung Quốc để làm ra làn sóng mới, đi theo hiện đại đổi mới . Ông bắt đầu với “Butterfly Murders” (1979) , rồi phim “We ‘re Going to Eat You ” (1980) , sau đó là Dangerous Encounters-First King (1980) .

“Làn Sóng Mới” được làm từ tâm huyết nhưng không có nét riêng . Thế nên, phim Hongkong lại trớ về với dạng phim hài nói tiếng Quảng Đông . Khi họ cho ông có cơ hội đạo diễn 1 phim hài, ông đã cùng với vợ mình là Nansun Shi, làm phim Shanghai Blues (1984), đây là phim hài, nhưng lại có 1 chút bi của thời hậu chiến, với thành công bất ngờ, các phim sau của ông đều thuộc dạng tương tự, với những cái tên Peking Blues và Peking Opera Blues .

Ông luôn muốn đưa văn hoá, lịch sứ Trung Quốc thành trẻ trung đế hoà nhập vào cuộc sống củ giới trẻ . Phim “Story of a Discharged Prisoner” (1967)của đạo diễn Lung Kong, được ông đổi mới thành “A Better Tomorrow ” (1986), phim “One Armed Swordman” (1967) được ông đổi mới trong The Blade (1995) , truyện tranh nổi tiếng của Honkong thời đó là Master Q và Uncle Choi được tạo thành “Master Q 2001 và The Raid (1991) . Các tác phấm nhà viết truyện kiếm hiệp như Kim Dung và Huanzhu Louzhu được Tsui Hark chuyển đưa vào Swordsman (1990) và các tập phim “Zu” một cách đầy trân trọng . Với loạt phim trắng đen “Burnign of the Red Lotus Temple”, được yêu thích tới tập cuối mang tên “Burning Paradise” 1994), sau đó là loạt phim Hoàng Phim Hùng 100 tập trớ thành loạt phim “Once Upon a Time in China” . Truyền thuyết Trung Quốc “Green Snake” (1993) và “The Lovers” (1994) đã được ông làm với tất cả tâm huyết .

Khi cố làm cho nền văn hoá được giữ lại, thì ông lại có cách làm phim thay đổi nó . Phim cúa ông luôn luôn thay đổi cách mới . Với những người du học từ nước ngoài trớ về như ông luôn cảm nhận được cái đau của nỗi xa cách quê hương . Họ biết sự khác biệt biên giới và sự khác biệt quốc tịch là số phận . Phim ” A Better Tomorrow 3″ (11989) lấp bối cảnh tại Việt Nam, rồi tất cả nhân vật trong phim ông luôn thay đổi liên tục . Yêu tinh trớ thành người, đàn ông trớ thành phụ nữ, các tay kiếm hiệp trớ thành các nhà tu, tên cướp trớ thành anh hùng, anh hùng trở thành kẻ gian .

:image4:Không chỉ các nhân vật được thay đổi mà các diễn viên cũng thế . Sam Hui đóng Swordsman phần một thì Jet Li đóng phần kế tiếp . Khi Jet Li đóng Once Upon a Time in China ở 2 phim đầu, thì Triệu Văn Trác đóng 2 phần sau . Rồi Jet Li torng Black Mask 1, giống như Leslie Cheung trong “A Chinsese Ghost Story” trong phần 1 và 2, rồi bất ngờ, Lương Triều Vỹ lại đóng phần 3 . Brigitter Lin đóng vai1 phụ nữ cải nam trang rồi lại vai nam giả gái . Rồi vai cúa cô trong “Zu” phần 1 được thay thế bởi nữ diễn viên Trương Bá Chi trong phần 2 ..v.v … Tất cá diễn viên đều thay đổi hết, ông luôn muốn thế .

Ngay cả quá trình quay phim cũng thay đổi như thời tiết . Phim không bao giờ hoàn thành cho tới khi ngày nó ra mắt . Ông gần như là 1 “khán giả trung thành” của việc sứa đổi từ cắt ráp, quay phim, viết kịch bản,.

Tất cả các bạn hợp tác đều có cảm giác là phim của ông sẽ hay hơn nếu như ông chỉ làm phim theo 1 ý tưởng ngay từ đầu hơn là nhiều ý tưởng . Nhưng dường như ông không có thời gian, ông phải cứu nền văn hoá sắp bị “tuyệt chủng ” cúa Trung Quốc bằng ngàn cách, hàng ngàn ý tưởng mới ông cần ứng dụng vào phim mình .

Nhưng phim ông cũng có cái rõ nét , đó là cốt truyện luôn đặt chính nhân về 1 phía, ác nhân về 1 phía, vai chính thì bị dính ở giữa . Ông thường bó các đối thoại để thêm vào âm nhạc thời xưa cúa TQ vào . Các kết phim cúa ông vui thì lại mang 1 nét bi .

Tác phẩm “Legend of Zu” cúa ông thì lại tạo dựng 1 nét mới trên màn ảnh , dùng kỹ thuật hiện đại còn nhiều hơn phim “Star Wars: The Pantom Menace”, với nhiều nhân viên (nhiều người phải nhập viện vì mệt mỏi ), rồi phải mất 1 năm hoàn chỉnh, ông chỉ muốn “tạo thành 1 thế giới hạnh phúc mới giữa trời và đất ” như lời ông nói . Hết năm này tới năm khác, ông đã cố tạo ra cái thế giới hạnh phúc ấy . Đó là 1 nước Trung Quốc với các người Trung Quốc đến từ Hongkong, Canada, tới Malaysia hay Australia, họ có thể vào thế giới này mà không cần passport, đây là nơi không ranh giới và lính canh .

:image5:Chính ông cũng thừa nhận rằng ông quá tham lam, luôn luôn làm việc cật lực và chú ý tới từng chi tiết nhỏ . Điều đặc biệt là Tsui Hark rất coi trọng hình ảnh màu sắc của phim . Cánh đầu tiên trong các phim của ông luôn là cảnh quan trọng nhất, chứ không như nhiều đạo diễn khác lại hay dùng cách này vào các cảnh ở giữa phim . Cái cảnh đẹp đầu phim ấy, bao giờ cũng là nét đẹp Châu Á mà ông luôn muốn gìn giữ .

Awards

Hong Kong Film Awards

1995 Nominated Hong Kong Film Award Best Director

for: Leung juk (1994)

1993 Nominated Hong Kong Film Award Best Director

for: Wong Fei-hung ji yi: Naam yi dong ji keung (1992)

1992 Won Hong Kong Film Award Best Director

for: Wong Fei-hung (1991)

1990 Nominated Hong Kong Film Award Best Picture

for: Die xue shuang xiong (1989)

1988 Nominated Hong Kong Film Award Best Picture

for: Sinnui yauwan (1987)

Best Supporting Actor

for: Zui hou sheng li (1987)

1987 Won Hong Kong Film Award Best Picture

for: Yinghung boon sik (1986)

Shared with:

John Woo

Nominated Hong Kong Film Award Best Action Choreography

for: Zhi fa xian feng (1986)

Shared with:

Corey Yuen

Biao Yuen

Hoi Mang

1985 Nominated Hong Kong Film Award Best Director

for: Shanghai zhi ye (1984)

Best Picture

for: Shanghai zhi ye (1984)

Venice Film Festival

2000 Won Future Film Festival Digital Award

for: Seunlau ngaklau (2000)

Tổng hợp bởi faye

Comments

Leave a Reply