Tên thật:
Nguyễn Việt Linh
Ngày sinh: 1952-03-15 Nơi sinh: Sài Gòn Gia đình: Chồng và con

Việt Linh

Việt Linh sinh năm 1952, tại Sài Gòn. Chị bắt đầu cộng tác với hãng phim Giải Phóng với vai trò biên kịch trong nhiều bộ phim truyện và phim tài liệu như Bài học đáng nhớ (năm 1978), Đúng như thế (năm 1979), Về Dương Minh Châu (năm 1977), Tổ quốc ghi mãi ơn người (năm 1978). Sau khi tốt nghiệp khoa đạo diễn tại trường Điện ảnh quốc gia Liên Xô cũ (VGIK) vào năm 1985, Việt Linh về nước và bắt đầu vai trò đạo diễn của mình trong bộ phim đầu tay Nơi bình yên chim hót. Năm 1987, Việt Linh bắt đầu được đồng nghiệp trong làng điện ảnh chú ý với bộ phim Phiên toà cần chánh án, đoạt được Giải đặc biệt và Giải quay phim tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1987

:image2:Những bộ phim của Việt Linh mang phong cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về thân phận phụ nữ. Khi tôi bị tiếng sét lúc đọc thấy một cái gì đó… Nó phải có rất nhiều hình ảnh, rất nhiều âm thanh kiểu điện ảnh mà tôi luôn cảm nhận được ngay. Điều đó buộc tôi xúc tiến những bước tiếp theo– Chị tâm sự về cách khởi đầu thực hiện 1 bộ phim của mình

Ai cũng nhận xét Việt Linh là một đạo diễn nghiêm túc. CHị làm phim rất chậm, phải vài năm mới thấy chị có phim mới. Việt Linh giải thích: Số phim tôi làm chưa nhiều nhưng tôi luôn muốn thử thách mình qua những cái mới. Xong một phim là đã được thử thách ở một khía cạnh nào đó của nghề nghiệp, và tôi muốn thử thách mình ở khía cạnh khác trong phim mới. Mỗi phim đều khiến mình rút ra được bài học đồng thời với nỗi ân hận, bởi tôi luôn thấy mình chưa làm được đúng điều mong muốn.

Nhưng với mỗi bộ phim, chị luôn trau chuốt từng khuôn hình, từng cảnh quay và chuẩn bị kĩ càng cho từng đứa con tinh thần của mình. Chính vì thế, mỗi bộ phim của chị đều nhận được sự đánh giá cao của các nhà phê bình trong và ngoài nước cũng như được khán giả đón nhận nồng nhiệt: Gánh xiếc rong (1988), Dấu ấn của quỷ (1992), Chung cư (1998), Mê Thảo thời vang bóng (2002)… Đặc biệt, Mê Thảo thời vang bóng- bộ phim mà Việt Linh dành rất nhiều tâm huyết từ khâu kịch bản (chị viết chung với nhà biên kịch Phạm Thuỳ Nhân), kinh phí (chị đã tự tìm thêm nguồn tài trợ từ Pháp) đến những ý tưởng nghệ thuật. Tuy gặp nhiều trục trặc về khâu phát hành trong nước nhưng Mê Thảo cũng đã được tôn vinh với giải thưởng Bông sen vàng tại LHP Bergamo (Ý) năm 2003.

:image3:Tuy đã kết hôn với một Việt kiều Pháp và có giấy tờ cư trú tại Pháp nhưng không coi giờ chị xem mình là một Việt Kiều. Chị vẫn là Đảng viên, vẫn là nhân viên biên chế của Hãng phim Giải Phóng, vẫn viết bài cộng tác với nhiều báo tại Việt Nam, vẫn giự hộ khẩu tại TP.HCM và trên hết, chị vẫn thường xuyên về nước làm phim.

Có lần, Việt Linh đi dự liên hoan phim ở Nga về, trở lại Pháp thì bị hải quan Nga giữ lại cả nửa giờ hỏi là tại sao lại vẫn giữ hộ chiếu cư trú Việt Nam? Việt Linh phải cãi: “Hộ khẩu cư trú ở đâu kệ tui, miễn giấy tờ hợp pháp thôi chứ” mới được cho qua. Với người nghệ sĩ ấy, chính Việt Nam mới là nơi tạo cho chị nhiều cảm xúc để làm phim.

CHUOTKHONGDUOI

Comments

Leave a Reply