Phim Tàu hay có thói đề cao “quân tử Tàu”. Tư tưởng này được thể hiện đậm đặc nhất trong phim Hero.
“Quân tử Tàu” chung quy lại là GÀN. Lúc nào cũng vì đại nghĩa diệt thân, coi tính mạng của bản thân và của người khác như cỏ rác, sĩ diện là trên hết, tự ái to một cục, tự trói buộc bằng những lễ nghi, truyền thống nhiều khi ngu ngốc. Chỉ có trong sử Tàu mới có chuyện chủ tướng chết thì lính tự sát hàng loạt để không đầu hàng, hoặc nhắm thấy không bảo vệ được gia đình thì … xuống tay giết trước, không cho mỗi cá nhân có được quyền sinh tồn.
Khi quân Tần bắn tên vào trường học, thầy trò không lo bảo bảo vệ tính mạng, ngồi ỳ ra đó cho chúng bắn chết hết, thử hỏi bảo tồn được cái gì? GÀN. Thành Triệu bị vỡ, con nít bị người lớn ép hoặc xúi nhảy xuống thành tự tử, để giữ cái gọi là khí tiết. GÀN.
Trường Thương (Chung Tử Đơn), Phi Tuyết, Tàn Kiếm, anh chị nào cũng … giành chết cả, để hoàn thành “sứ mạng”. Nếu Tàn Kiếm và Phi Tuêýt đã quyết tâm giết Tần Đế, thì chọn dịp thuận tiện nào đó mà hành thích, mắc gì phải đánh trực diện chết cho nhiều? Dường như họ hành động không vì mục đích cuối cùng (giết Tần) mà là để chứng tỏ… chứng tỏ cái gì thiệt tình Chim hổng biết. Mà nếu đã muốn giết Tần Đế, sao rút cuộc Tàn Kiếm laị tha? Có phải là công cốc, phí bao nhiêu mạng vô tội không. GÀN.
Bởi vậy, khán giả phương Tây nhiều khi không hiểu được, vì họ không hiểu cái gàn của quân tử Tàu, có thấy anh hùng gì đâu. Quân tử Tàu không hẳn là dở, nhưng gàn đến mức hy sinh tất cả, bản thân chết thì không nói, tước đoạt luôn quyền sống của người khác thì thật phi lý. Cho dù những người đó vui vẻ chết đi nữa, thì đó cũng là vì họ bị nô lệ cho cái tư tưởng “giữ vững khí tiết” rách việc. Họ không nghĩ đến hậu quả tai hại là cái chết của họ hoàn toàn vô ích.
Nếu người thành Troy cũng tự sát hàng loạt khi thành thất thủ như dân Triệu, thì có đâu thành La Mã rực rỡ sau này? (tương truyền La Mã do những người sống sót của Troy xây dựng nên). Còn sống thì còn làm được việc mà.
2003-2023