Mình xin nêu ra 1 câu chuyện hoàn toàn có thật để dẫn chứng. Số là bạn mình muốn kêu nhỏ em họ của nó về VN chơi, rồi con bé nói 1 câu làm cho mình và bạn mình sửng sốt : ” Việt Nam, sao em thấy toàn là người VN đi chân không, em không về !” rồi bạn mình mới nhỏ nhẹ : ” Mấy cái phim bên đó em coi là phim quay cảnh hồi xưa đâu phải thiệt, VN đẹp và vui lắm….” Các bạn thông cảm cho em nó, nó mới có 12 tuổi và chưa về lần nào chỉ xem qua sách báo, phim ảnh về VN thôi.
Ý câu chuyện mình muốn nói là gì ? Là qua 1 bộ phim có thể hoàn toàn làm ảnh hưởng 1 phần đến bộ mặt 1 nước và quan trọng nhất là những nước bạn hay bất kỳ 1 người nào không am hiểu về đất nước mà mình đặt chân đến thì hoàn toàn có thể hiểu sai nghĩa về văn hóa của 1 nước.Và thể hiện sự sai lệch về hiểu biết chính là sách báo hay 1 bộ phim, điển hình là 1 bộ phim. Khi 1 bộ phim trình chiếu nó mang nội dung và văn hóa ít nhiều của một nước qua đó khán giả đón nhận và tiếp thu nó qua vốn hiểu biết của mình. 1 bộ phim nội dung bao gồm muốn quảng bá văn hóa của mình đến các nước bạn thì mới có lý do có các Liên Hoan phim giữa các nước ra đời. Họ trao dồi và học tập lẫn nhau để có được kinh nghiệm và những tinh hoa văn hóa của nước bạn. Đó là một điều hoàn toàn tốt nhưng mà mâu thuẫn chỗ là phim nghệ thuật hay phim đã được chấp nhận là có tính chất dân tộc của nước nhà thì mới dự Liên Hoan phim thoải mái. Nói chung là phải hay và đầy chất nghệ thuật. Nhưng mặt trái là sao, là những phim không được đánh giá là có tính chất nghệ thuật bao gồm có phim giải trí thì chắc chắn rơi vào tình trạng…bỏ con giữa chợ, vẫn trao chuốt về nội dung có thể là phim hay, được nhiều người xem nhưng mà nó lại rơi vào tình trạng không thể hiện đúng bản chất con người đó, xứ sở đó..nếu nói là lai căng thì chắc chắn không phải. Cái chính ở đây là sự quan tâm cần thiết và xem xét mặt tính cực là 1 bộ phim có thể hiện đúng và phát huy hết tiềm năng bản sắc dân tộc của nó chưa. Nếu phát huy được thì quả thật đáng khen. Ở đây phim Việt Nam đã làm được 1 phần qua các phim chiến tranh hay các phim thời Pháp thuộc, mặt hạn chế duy nhất là các phim cổ trang sử thi, nếu nói thật thì phim chưa ra hồn nên xét lại về bối cảnh niên đại, nhân vật và trang phục. Khi nói về văn hóa Việt Nam trừ những người chưa thật sự biết về Việt Nam thì chúng ta khẳng định rằng Việt Nam có đủ khả năng tạo ra những bộ phim đơn thuần không phải là phim nghệ thuật vẫn mang bản sắc của Người Việt Nam hiện đại nhưng không lai căng. Điểm yếu của chúng ta về mặt kinh tế vẫn là mặt hạn chế để làm những bộ phim hoành tráng hay có công nghệ kỹ xảo cao, xin thưa là chúng ta vẫn tin và lạc quan để làm được chuyện đó trong 1 tương lai không xa. Nói về mặt hạn chế khác mà khả năng kinh tế của điện ảnh Việt Nam chưa thực hiện được ý định của mình là quảng bá những bộ phim hiện đại và đầy bản sắc của dân tộc ta xuất khẩu qua các nước bạn, hiện nay thì có Đất Phương Nam và 1 số ít được phát hành để quảng bá đến các nước bạn.
Còn về mặt không tốt thì sao? Là khi các bộ phim đã đủ tính thuyết phục để quảng bá sang nước bạn vẫn có nhiều trục trặc xảy ra, phần lớn là thị hiếu và sự am hiểu của khán giả lệch lạc như đã nói ở trên. Họ hoàn toàn hiểu sai về ý nghĩa của một dân tộc nào đó qua tình tiết trong phim…chỉ vì nó không hiện đại hay tình tiết lặt vặt nào đó trong phim ( ví dụ như cô bé đã nói ). Chẳng hạn như tôi xem phim Thái lan – ” Nàng Bơ” thì phải ??? cái hay ở văn hoá họ chính là tôn giáo và đạo Phật là số đông, đi đâu họ cũng chấp tay cung kính chào 1 cách lịch sự nhưng mà mặt khác tình tiết và cách xưng hô ai xem qua phim này đều phản cảm với cách xưng hô của họ ” mày ” và ” tao “, ta tự hỏi không biết có phải lỗi do đài truyền hình lúc khâu dịch hay không nữa hay là bản sắc của họ là mày tao??? vả lại khi nhắc đến Thái Lan ta lại liên tưởng ngay đến những ổ mại dâm rồi đến gái nhảy, đủ thứ tệ nạn và ngay cả AIDS nữa ( tui chưa bao giờ đến Thái Lan…không biết có bị gọi là lệch lạc giống nãy giờ không nữa ). Rồi tiếp đến Hàn Quốc như 1 số người nói : ” Sao thanh niên họ lại nghị lực và tốt bụng đến thế ” ( không biết mấy người này qua bển chưa hay là mới xem phim xong ), họ có món ăn Kim Chi…..Rồi kế đến là Nhật thì chắc hẳn mọi người có xem phim Osin hay những phim sau này, văn hóa và tinh thần của họ quả là đáng khâm phục và tự hào chắc mọi người biết. Rồi lại nhắc đến Trung Quốc, điều này khi nghĩ đến thì quả là họ có tài vì đã quảng bá hình ảnh người Trung Hoa của mình trên toàn thế giới chứ không những trên đất nước Việt Nam, họ thật sự là 1 con cáo già khi phim của họ được phần lớn các nước Châu Á mua bản quyền trình chiếu trên truyền hình trong đó có cả Việt Nam, trên sóng hàng ngày của đài truyền hình đều có ngôn ngữ Hoa….chứng tỏ họ đã quảng bá thương hiệu của mình thành công và áp đặt công nghệ tiếng nói của người Trung Quốc vào lỗ tai của khán giả mỗi ngày mà chúng ta không nhận ra mình đã biết tiếng Hoa lơ lớ từ lúc nào, lịch sử của họ các nước cũng đã ghi nhớ và …thuộc mới chết !!!…Chẳng hạn như câu dễ thuộc tôi xin ghi bằng phiên âm tiếng Việt và đã hiểu chút đỉnh nghĩa của nó ( không biết đúng không hông đúng thì bạn nào tốt sửa giùm) : “Nị xúa sờ má” – “anh nói gì” hay “wẩy” – giống như “alo” khi bắt điện thoại. Hay là khi kể về vua Trung Quốc có vua nào, vua nào, ông nào lên ông nào xuống thì bảo đảm với các bạn kể như hát vọng cổ 6 câu, còn mà kể đầy đủ hết vua Việt nam ông nào lên ông nào xuống thì..các bạn và tôi bó… toàn thân…trừ những nhà sử gia ( tôi cũng là một nạn nhân ). Một khi áp đặt văn hoá của mình thành công trên các nước khác thì chiến lược của họ là kinh tế. Anh đã biết tiếng nước tôi thì tôi và anh dễ dàng làm ăn với nhau, ai cũng biết đến tôi thì hiển nhiên tôi nổi tiếng và gây dựng uy tín cho mình.Thương hiệu của họ dần trở nên mạnh ( mạnh theo nhiều nghĩa ) và lý do tại sao tiếng nói Trung Quốc có khắp trên thế giới, không chỉ nói là Trung Quốc có đông dân. Họ đã tạo nên làn sóng văn hoá vô hình ảnh hưởng đến cả thế giới kể cả Việt Nam mà chúng ta không hề phát hiện ra sự có mặt đó. Nó ngấm vào chúng ta mỗi ngày đến khi nó trở thành 1 vật không thể thiếu thì ta mới biết. Cái hay của họ là biết áp đặt văn hóa đúng chỗ không lai tạp với bất cứ 1 văn hoá nào trên thế giới và nó lại phù hợp với nước đang tiếp cận, nên nó chễm chệ là thứ ngôn ngữ nhiều người nhất trên thế giới sử dụng. Đó cũng là 1 phần lớn công sức mà chúng ta gọi là Điện Ảnh – ngành nghệ thuật thứ 7 hỗ trợ.Trên đây là một số ít dẫn chứng, còn nhiều nước nữa khi nhắc đến là thấy toàn chuyện xấu….nên không nêu ra ( vả lại mình có đến mấy nước đó hồi nào đâu….)
Những điều nêu trên cho thấy 1 bộ phim nếu bao hàm nội dung hay và nghệ thuật cũng điều phải mang tính bản sắc của một dân tộc mà nó vốn có nếu không thì nó hẳn là 1 đứa con rơi. Nếu quảng bá một bộ phim mang đầy tính văn hoá dân tộc có phát huy và phát triển nó không quá lố thì nó hiển nhiên thành công nếu được quảng bá sang nước bạn. Mình hy vọng phim Việt Nam cũng vậy, cũng học hỏi kinh nghiệm của các nước bạn, nhất là cái chiêu của ông Longcin Trung Quốc, bắt chước làm phim ( đừng có bắt chước làm xe gắn máy giống ổng )…và sử dụng chiêu áp đặt đúng chỗ, cái nào tốt thì khơi nó dậy nhưng đừng quá trớn giống Hướng Nghiệp…cũng nét hiện đại chứ bộ.., cái nào không tốt thì hạn chế nó bớt…thí dụ như Nợ Đời của TFS hạn chế không cho thấy xe thập niên bây giờ chạy ngoài đường… quả là okie. Nói chung là Việt Nam ta trên đà phát triển…tôi hy vọng nhiều hơn nữa và đừng quên là cái nét văn hóa nữa. Bởi vậy nên tôi mới có kết luận là 1 bộ phim có sức ảnh hưởng rất lớn đến bề mặt văn hóa của 1 nước……
Mong các bạn cho ý kiến của mình…chân thành…xá ..xá..(giống người Thái Lan…lịch sự…)
2003-2023